Quy định về tín dụng và chất lượng tín dụng đối với khách hàngcá nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh nam thành,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 54)

về cơ sở lý luận, quy trình cấp tín dụng đối với KHCN tại Vpbank Nam Thành vẫn được xây dựng các bước cơ bản theo chuẩn mực của một quy trình tín dụng như phần lớn các NHTM khác hiện nay. về mặt thực tiễn, quy trình cho vay KHCN được thể hiện như sau:

- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng:

Nhân viên tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn để tìm hiểu các thông tin cơ bản về khách hàng như: thân nhân khách hàng, mục đích vay vốn, nhu cầu cần tài trợ, tài sản bảo đảm tiền vay. và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn:

+ Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.

+ Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được CBTD báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay). CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý.

- Thẩm định

+ Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc các kênh thông tin khác cũng như mục đích vay vốn.

+ Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại gia đình hay nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về gia đình, mục đích vay vốn của khách hàng,

những nguồn thu nhập thuờng xuyên của khách hàng hoặc của những thành viên trong gia đình, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay.

+ Kiểm tra, xác minh thông tin thực hiện qua các nguồn sau: hồ sơ vay vốn truớc đây của khách hàng, thông qua Trung tâm thông tin tín dụng, các bạn hàng/ đối tác làm ăn (nhà cung cấp, khách hàng tiêu thụ sản phẩm), các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (cơ quan nơi khách hàng làm việc.)

+ Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: Bao gồm việc tìm hiểu và phân tích về tu cách khách hàng (năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động); phân tích đánh giá khả năng tài chính và tình hình quan hệ với ngân hàng bao gồm tình hình quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi.

+ Dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay đuợc phê duyệt: Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính). Cũng cần luu ý là phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng (chẳng hạn lợi nhuận khoản vay có thể không cao nhu mong muốn nhung bù lại khách hàng duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao.)

+ Các biện pháp bảo đảm tiền vay: kiểm tra tình trạng thực tế và phân tích, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.

+ Lập báo cáo thẩm định cho vay: chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, tổng hợp nội dung của quá trình thẩm định, đánh giá phuơng án đầu tu xin vay vốn của khách hàng cũng nhu các ý kiến đề xuất với khách hàng.

+ Tái thẩm định khoản vay: Cán bộ tái thẩm định tiến hành kiểm tra thực tế tại hộ sản xuất, đối chiếu với thông tin trong hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩm định của cán bộ kinh doanh.

- Phê duyệt

CBTD ghi ý kiến vào tờ trình cho vay kèm theo hồ sơ cho vay vốn mà CBTD lập và trình lên ban lãnh đạo chi nhánh phê duyệt. Nếu khoản vay vuợt quyền phán quyết, trình ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp trên phê duyệt.

- Thủ tục hồ sơ

+ CBTD nộp hồ sơ lên trung tâm hỗ trợ tín dụng để nhập liệu trên hệ thống LOS + Chuyên gia phê duyệt tín dụng tập trung phê duyệt khoản vay thông qua hệ thống LOS chuyển sang bộ phận hỗ trợ tín dụng soạn thảo hồ sơ hợp đồng tín dụng, họp đồng bảo đảm tiền vay

+ Lãnh đạo ký duyệt

+ Giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay

+ Các giấy tờ cần kiểm tra sau khi ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

+ Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm

+ Lưu giữ hồ sơ tín dụng bao gồm: sổ hộ khẩu, chứng minh thư/hộ chiếu; xác nhận của chính quyền địa phương về chữ ký và thường trú/tạm trú của khách hàng; giấy đề nghị vay vốn; tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay; hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan, giấy nhận nợ, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

- Giải ngân

CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân và hoàn chỉnh nội dung chứng từ: hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu KH chưa hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay), bảng kí rút vốn vay, ủy nhiệm chi. Khi chứng từ giải ngân đủ điều kiện, CBTD trình trưởng phòng tín dụng để ký trình lãnh đạo rồi nhận lại chứng từ đó đã được duyệt cho vay, nạp dữ liệu vào hệ thống máy tính của ngân hàng. Chứng từ gốc chuyển đến phòng kế toán để làm căn cứ hạch toán và theo dõi nợ vay.

- Quản lý tín dụng

Kiểm tra, giám sát khoản vay: CBTD theo dõi khoản vay qua sổ sách và phần mềm điện toán, thường xuyên kiểm tra tài sản đảm bảo trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường hoặc kiểm tra, theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh thứ ba nếu đảm bảo là bảo lãnh.

- Thanh toán

+ Thu nợ lãi và gốc và xử lý phát sinh đối với khoản vay và tài sản đảm bảo tiền vay

+ Thanh lý hợp đồng tín dụng

+ Giải tỏa tài sản bảo đảm: kiểm tra tình trạng, giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố; thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh nam thành,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w