Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh nam thành,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84)

Tình hình kinh tế các năm qua còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại trong khi lạm phát lại tăng cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng. Nhưng với quyết tâm cao của đội ngũ lãnh đạo, sự đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên hoạt động tín dụng ngắn hạn đã đạt được một số kết quả:

Thứ nhất, công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Phong cách phục vụ, giao tiếp văn minh, lịch sự tạo được ấn

tượng tốt đối với khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng.

Thứ hai, công tác đầu tư tín dụng đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. VPBAnk chi nhánh Nam Thành đã tập trung đầu tư vốn cho các chương trình kinh tế của tỉnh, đặc biệt là các chương trình kinh tế phục vụ phát triển nông lâm-ngư nghiệp, phát triển ngành thương mại dịch vụ và cho vay tiêu dùng.

Thứ ba, công tác kiểm, tra giám sát nợ; thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi đã được quan tâm, chú trọng đúng mức. Việc phân loại nợ xấu, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên. Nhờ đó tỷ lệ nợ xấu đã giảm dần qua các năm.

Thứ tư, tỷ lệ sinh lời của các khoản tín dụng liên tục tăng qua các năm. Để có được những kết quả đó, nguyên nhân là do

Thứ nhất, ngân hàng đã xây dựng đề án kinh doanh năm và đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu đề ra. Tổ chức bảo vệ kế hoạch năm với từng phòng giao dịch nhằm phát huy cao độ tính dân chủ, chủ động sáng tạo trong kinh doanh. Công tác điều hành kế hoạch đảm bảo nghiêm túc, linh hoạt phù hợp với từng thời k theo sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.

Thứ hai, có sự điều hành kỷ cương của Ban Đảng uỷ, Ban Giám đốc chỉ đạo theo đúng định hướng của ngân hàng cấp trên, bám sát nhiệm vụ kinh tế xã hội địa phương đồng thời không ngừng nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong điều hành kinh doanh.

Thứ ba, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ công nhân viên được duy trì thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời những lệch lạc trong tư tưởng và hành động trong hoạt động ngân hàng. Mỗi cán bộ công nhân viên đều tích cực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ tư, chi nhánh ngân hàng đã phát động và triển khai kịp thời các phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ công nhân viên nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, Thực hiện tốt công tác maketing, quảng bá tốt hình ảnh của chi nhánh và thái độ phục vụ khách hàng rất chuyên nghiệp.

2.4.2 những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 những hạn chế

Thứ nhất, việc thẩm định trước khi cho vay, quản lý theo dõi khách hàng sử dụng vốn vay còn lỏng lẻo. Ket quả thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng. Kết quả thẩm định yếu kém dẫn đến việc cấp tín dụng sai đối tượng, sai thời hạn. Việc cấp tín dụng chưa đúng số lượng và thời hạn có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn tới khách hàng không có khả năng trả nợ.

Thứ hai, việc chấp hành quy trình tín dụng chưa tốt. Những năm gần đây, sự cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng gay gắt, chi nhánh ngân hàng đã thực hiện khoán chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, cán bộ tín dụng khi xét duyệt đã bỏ qua các nguyên tắc, quy trình tín dụng. Điều này dẫn đến việc cấp tín dụng sai đối tượng, sai mục đích. Khi khách hàng có dấu hiệu khó khăn trong việc hoàn trả nợ thì cán bộ tín dụng lại chưa có ngay các biện pháp kịp thời để xử lý, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, nhiều trường hợp đã xử lý bằng cách gia hạn nợ sai chế độ. Ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

Thứ ba, chi nhánh có đội ngũ CBTD ít, với chỉ có 15 CBTD trong tổng số 25 cán bộ nhân viên. Nhưng phải quản lý số dư nợ lớn,bình quân 1 CBTD quản lý khoảng từ 55 đến 66 tỷ đồng dư nợ. Do đó, đã tạo sự quá tải đối với CBTD nên công tác kiểm tra sử dụng vốn, quản lý khách hàng vay có đôi lúc còn thiếu chặt chẽ, vì thế dễ tạo nguy cơ nợ xấu phát sinh ngoài tầm kiểm soát của CBTD.

Thứ tư, lãi suất cho vay chưa linh hoạt: mức lãi suất cho vay cá nhân vẫn còn tương đối cao so với một số ngân hàng TMCP trên cùng địa bàn ( từ 11% đến 13%/năm) khiến người dân có nhu cầu nhưng khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Ngân hàng có quy định về việc thả nổi lãi suất nhưng ngân hàng thường chỉ thông báo thay đổi lãi suất khi lãi suất có sự biến động tăng. Vì vậy với những khoản vay trung- dài hạn của khách hàng thì lãi suất có khi được điều chỉnh nhiều lần và bị đẩy lên cao nhiều so với lãi suất quy định trong hợp đồng

chưa tạo ra được sự khác biệt hoàn toàn, nổi trội sơn so với các ngân hàng khác Thứ sáu, chính sách tín dụng còn nhiều điểm chưa phù hợp. Tuy chính sách tín dụng của ngân hàng đã có những mềm dẻo và thay đổi phù hợp với cơ chế thị trường ,tuy nhiên tính chủ động và phán quyết của chi nhánh còn bị hạn chế. Đôi lúc cơ chế tín dụng giữa trụ sở và chi nhánh quá chặt chẽ, ít linh hoạt làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng

2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế • Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất, trình độ và năng lực của một số ít cán bộ tín dụng chưa cao, trong quá trình tác nghiệp vẫn còn lúng túng và xảy ra những sai sót.

Thứ hai, chi nhánh ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách trong việc nghiên cứu cập nhật thông tin, phân tích thị trường. Nguồn thông tin của khách hàng chưa được hệ thống một cách có khoa học. Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin của khách hàng do cán bộ tín dụng trực tiếp đảm nhận sẽ gây nhiều khó khăn trong việc thẩm định tính chính xác của nguồn thông tin này khi những thông tin này bị che dấu bởi khách hàng hoặc do trình độ thu thập thông tin của các cán bộ tín dụng tại chi nhánh còn hạn chế.

Thứ ba, thiếu thông tin trong hoạt động tín dụng. Đa phần các thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập được là tự thu thập được, hoặc do chính khách hàng tự cung cấp. Do tình trạng tình trạng thiếu thông tin về tình hình giá cả, tình hình biến động của thị trường, cung cầu các hàng hóa dịch vụ, không lường trước được các rủi ro có thể xảy ra dẫn đến xét duyệt tín dụng chưa chính xác. Và cũng do thiếu thông tin về thị trường nên việc định giá trị các tài sản bảo đảm tiền vay không đúng, không điều chỉnh kịp theo giá trị thị trường.

Thứ tư, quy định về bảo đảm tiền vay vẫn còn khá khắt khe. Tài sản thế chấp là một điều kiện hàng đầu trong việc xét duyệt, cấp tín dụng tại chi nhánh. Hầu hết các khách hàng đến vay vốn của ngân hàng đều phải có tài sản thế chấp với mức thế chấp là 100% giá trị khoản vay. Chỉ một số ít khách hàng có uy tín là được vay tín chấp hoặc thế chấp với giá trị tài sản nhỏ hơn giá trị khoản vay. Việc duy trì các

biện pháp bảo đảm tiền vay là một việc cần thiết, giúp an toàn cho việc thu hồi nợ từ các khoản vay, nhưng đây cũng là một rào cản lớn trong việc mở rộng tín dụng.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Thứ nhất, do trình độ quản lý và kinh doanh của các cá nhân, các hộ sản xuất kinh doanh còn hạn chế nên thường thua thiệt trong kinh doanh, làm thất thoát vốn và những chi phí không cần thiết dẫn đến không đủ sức đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường.

Thứ hai, việc cung cấp thông tin của khách hàng về tình hình sản xuất kinh doanh, không đầy đủ, không kịp thời và có những sai lệch so với thực tế. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

• Thứ ba, Khách hang sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ: hầu hết các Khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng đều có phương án, dự án khả thi. Số Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố tình lừa đảo ngân hàng không nhiều nhưng những việc xảy ra lại hết sức nặng nề vì nó lien quan đến uy tín của ngân hàng, đồng thời làm ảnh hưởng không tốt đến các Khách hàng khácNguyên nhân khác

Thứ nhất, do sự không ổn định của môi trường kinh tế trong nước và trên thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế tại địa phương. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng.

Thứ hai, hệ thống văn bản pháp lụât chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý. Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng chưa được hoàn thiện nên không đảm bảo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động của kinh tế. Mặt khác, do sự thay đổi trong việc điều hành nền kinh tế của nhà nước đã khiến cho hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua phân tích thực trạng công tác đầu tu tín dụng khách hàng cá nhân và các chỉ tiêu đánh giá chất luợng công tác đầu tu tín dụng khách hàng cá nhân cho ta thấy tình hình hoạt động tín dụng tại NH VPBank chi nhánh Nam Thành khá ổn định và tăng truởng đều qua các năm. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục nhu: việc thẩm định truớc khi cho vay chua đuợc tốt, thiếu thông tin trong hoạt động tín dụng hay vấn đề đảm bảo tiền vay.

Trên đây là những phân tích và đánh giá về thực trạng chất luợng hoạt động tín dụng cá nhân, những kết quả đã đạt đuợc và những hạn chế cần đuợc khắc phục. Đó sẽ là những tiền đề quan trọng để đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất luợng hoạt động tín dụng Khách hàng cá nhân tại VPBank chi nhánh Nam Thành sẽ đuợc đề cập đến ở chuơng 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

CHI NHÁNH NAM THÀNH

3.1 định hướng nâng cao chất lượng tín dụng Khách hàng cá nhân tại Ngânhàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Nam Thành hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Nam Thành

3.1.1 Định hướng, mục tiêu hoạt động tín dụng Khách hang cá nhân tại ngânhàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Nam Thành hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Nam Thành

Năm 2020 được dự báo là một năm tiềm ẩn nhiều rủi ro khó khăn cho nền kinh tế nói chung và cho ngành ngân hàng nói riêng. Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn về thanh khoản và nợ xấu trong những tháng đầu năm và có thể khả quan hơn trong những tháng cuối năm. Để đối phó với tình hình đó, chi nhánh chủ trương duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo cân đối giữa an toàn và khả năng sinh lời đồng thời bám sát sự chỉ đạo của cấp trên. Mục tiêu kinh doanh cụ thể là:

- Nguồn vốn huy động nội tệ tại tỉnh: Đạt 330 tỷ đồng so với năm 2019 tăng 59 tỷ, tỷ lệ tăng 22%. Trong đó tiền gửi dân cư đạt 272 tỷ so năm 2019 tăng 52 tỷ, tỷ lệ tăng 24%.

- Nguồn vốn huy động ngoại tệ tại tỉnh: Đạt 1.660.000 USD , giữ bằng mức huy động của năm 2019.

- Tổng dư nợ đạt: 163.874 tỷ so với năm 2019 tăng 25 tỷ, tỷ lệ tăng 11.8% - Nợ xấu : < 2%.

- Tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng tăng 20% so với năm 2019. Để được mục tiêu đó giải pháp cụ thể mà chi nhánh ngân hàng đặt ra:

- Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ CNV không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý cho cán bộ dần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời k mới.

- Tuyên truyền rộng rãi các hình thức gửi tiền tới các tầng lớp dân cư, thực hiện văn hoá doanh nghiệp nhằm huy động triệt để nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư

(cả nội tệ và ngoại tệ), đặc biệt là nguồn tiền có lãi suất thấp, ổn định.

- Bám sát chuơng trình phát triển kinh tế của địa phuơng theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, để mở rộng đầu tu tín dụng đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, hạn chế nợ xấu mới phát sinh, thu hồi nợ đã xử lý để nâng cao chất luợng tín dụng và đảm bảo tỷ nợ xấu theo kế hoạch .

- Công tác kế toán ngân quĩ tiếp tục triển khai thực hiện tốt các dịch vụ ngân hàng, nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng doanh thu, đảm bảo an toàn trong thu, chi tiền mặt.

- Đổi mới, cải tiến cơ chế khoán chỉ tiêu, khoán tài chính đến từng nhóm ( tức phó giám đốc) và đến từng nguời lao động. Kiên quyết phân phối thu nhập theo kết quả làm ra, chống chủ nghĩa bình quân, cào bằng.

- Nâng cao năng lực điều hành của cán bộ lãnh đạo, phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo trong điều hành kinh doanh, giữ vững kỷ cuơng, nề nếp điều hành. Thực hiện Nam Thành

- Tăng cuờng công tác kiểm tra kiểm soát phát hiện và chỉnh sửa kịp thời các sai sót trong quá trình tác nghiệp. Xử lý nghiêm túc những tồn tại do nguyên nhân chủ quan, chống tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu đặc biệt trong công tác tín dụng.

- Xây dựng và củng cố đoàn kết nội bộ, kết hợp chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan.

- Phát động và triển khai kịp thời các phong trào thi đua, động viên cán bộ công nhân viên nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Với tầm nhìn chiến luợc trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2022, trong hoạt động của mình, VPBank luôn chú trọng phát triển và nâng cao chất luợng phục vụ khách hàng; tuyển dụng nguồn nhân lực chất luợng cao; nâng cấp toàn diện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro, vận hành hệ thống.

Là một ngân hàng bán lẻ, VPBank xác định chất luợng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh của mình. Vì vậy, VPBank luôn tập trung nghiên cứu, xây dựng và giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp,

khác biệt, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, từ dịch vụ thẻ, tiền gửi tiết kiệm, vay vốn đến các dịch vụ cá nhân khác nhu chuyển tiền trong nuớc, quốc tế, đổi tiền, giữ hộ vàng...

Các điểm giao dịch đã đuợc thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn đuợc cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng.

Bên cạnh đó tập trung mở rộng phát triển phân khúc khách hàng cá nhân đặc biệt là khách hàng có thu nhập trung bình khá và khá. Xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh nam thành,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w