Nam Thành
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM Việt Nam mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro mà các hoạt động tín dụng mang lại cho các ngân hàng cũng rất lớn. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP tại Việt Nam là điều rất cần thiết nhằm hiểu rõ quy luật cũng như những tác động và rủi ro tín dụng mang lại.
Ngân hàng TMCP ACB trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành công, tổng tài sản tiếp tục tăng trưởng, nợ xấu được xử lý triệt để và lợi nhuận vượt kế hoạch là nhờ vào chất lượng tín dụng đã được nâng cao. Năm 2018 là năm ACB thực hiện quyết tâm làm sạch bảng tổng kết tài sản, tập trung giải quyết các khoản nợ xấu,cũng như các tài sản xấu không sinh lời bằng cách thu hồi và trích lập dự phòng rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tài sản. Đến cuối năm, tổng số nợ xấu của ACB giảm còn 1.675 tỷ đồng, tương đương 0.73% tổng dư nợ cho vay, thấp hơn rất nhiều so với mức tiêu chuẩn dưới 2% của toàn ngành và thấp nhất trong toàn hệ thống. Tỷ lệ dự phòng/ tổng nợ xấu qua đó cũng liên tục được cải thiện và tiếp tục vượt mức kỷ lục của năm 2017, đạt mức 152%. Để đạt được kết quả này, ban điều hành, ủy ban tín dụng, ủy ban quản lý rủi ro và phòng quản lý nợ của ACB đã liên tục điều chỉnh, cập nhật kịp thời các định hướng chính sách trong việc thẩm định,
phê duyệt cấp tín dụng và theo dõi sát sao toàn bộ quá trình xử lý và tố tụng các hồ sơ nợ xấu nhằm mục tiêu đảm bảo ACB luôn có biện pháp ứng xử đúng đắn, kịp thời với những rủi ro phát sinh trên thị truờng.
Ngân hàng TMCP Phuơng Đông trong thời gian từ 2017 đến 2019 đã định ra các kế hoạch và chính sách một cách linh hoạt , hợp lý nhằm nâng cao chất luợng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vỹ mô và tình hình của ngân hàng. Đó là triển khai truơng trình tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, giải quyết nợ xấu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng các nhu cầu vốn trong nền kinh tế trong khi vẫn đảm bảo và nâng tầm công tác quản trị rủi ro.
Trong thời gian đó, Techcombank- một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam đã lựa chọn Experian, công ty dịch vụ thông tin toàn cầu là đối tác cung cấp dịch vụ quản trị và phân tích rủi ro tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của danh mục khách hàng đang ngày càng phát triển của Techcombank. Techcombank sẽ sử dụng và khai thác hệ thống ứng dụng của Experian nhằm thiết lập nền tảng cơ sở dữ liệu vững chắc và đáng tin cậy, qua đó góp phần giúp Techcombank xây dựng, duy trì và tăng cuờng các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho Techcombank trong việc cung cấp những sản phẩm phù hợp nhất cho từng nhu cầu chuyên biệt và rất đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó việc khai thác công nghệ ứng dụng của Experian cho phép Techcombank nắm bắt thông tin và hiểu rõ khách hàng, hỗ trợ tích cực cho các quyết định kinh doanh, đây là một buớc tiến mới của Techcombank trong tín dụng tiêu dùng.
Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng đã xử lý nợ xấu có hiệu quả , từ đó nâng cao đuợc chất luợng tín dụng của ngân hàng. Điển hình nhu Vietcombank, đây cũng là ngân hàng đầu tiên mua hết nợ xấu từ VAMC. Vietcombank cho rằng muốn xử lý nợ xấu hiệu quả, truớc hết phải xây dựng và hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý và xử lý nợ có vấn đề để có cơ sở pháp lý, cũng nhu cơ sở để các cán bộ nhân viên ngân hàng thực hiện, phối hợp với các cấp các ngành xử lý tốt công tác thu hồi nợ xấu. Ban lãnh đạo ngân hàng đã yêu cầu các chi nhánh có nợ xấu từ
3% trở lên hoặc cụ thể là 50 tỷ đồng trở lên thì phải thành lập ban xử lý nợ xấu. Tại trụ sở chính ngân hàng đã phân công từng ủy viên hội đồng quản trị cũng như thành viên ban điều hành để chỉ đạo trực tiếp từng chi nhánh, thành lập từng tổ đặc biệt để xử lý vụ việc phức tạp trong công tác xử lý nợ xấu. Nhờ có các giải pháp đồng bộ, năm 2019 Vietcombank đã xử lý được 22.800 tỷ đồng nợ xấu, đạt 76% kế hoạch đề án tái cơ cấu của Vietcombank giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt, Vietcombank đã mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC, đến cuối năm 2018, nợ xấu của Vietcombank chỉ còn hơn 7.000 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 0.97%, đây là tỷ lệ thấp nhất đối với các NHTM hiện nay. Hiện nay quỹ dự phòng của Vietcombank đạt trên 160% so với quy mô nợ xấu cho thấy tiềm lực tài chính của Vietcombank đang rất tốt Từ những kinh nghiệm trên đây, bài học cho ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Nam Thành đó là:
Thứ nhất, ngân hàng cần quản lý mục đích cho vay theo từng cơ cấu sản phẩm
hướng đến cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Thứ hai, cần xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên tín dụng nhằm đảm bảo tính nhất quán, phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng
Thứ ba, rà soát lại các tiêu chí phát triển tín dụng nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả bền vững và cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên tín dụng trong việc đánh giá đúng khách hàng tránh hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của khoản vay
Thứ tư, cần chú trọng việc giám sát mục đích sử dụng vốn vay, nắm bắt kịp thời
tình hình hoạt động kinh doanh trong suốt thời gian vay, không nhận biết các dấu hiệu
cảnh báo và rủi ro có tính chu k trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Thứ năm, việc duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng tạo điều kiện thuận lợi trong việc bán chéo các sản phẩm ngân hàng, từ đó đưa ra các chính sách hỗ trợ hoặc biện pháp giải quyết nhanh chóng nhằm giảm thiểu khả năng nợ xấu trong trường hợp hoạt động kinh doanh của khách hàng biến động rủi ro
Thứ sáu, Ngân hàng cần đánh giá chính xác mục đích sử dụng vốn vay, tình hình tài chính của khách hàng để cho vay đúng nhu cầu, đảm bảo đủ khả năng trả
nợ khách hàng phù hợp với chủ trương chính sách tín dụng, hạn chế gây rủi ro xấu cho hoạt động tín dụng
Thứ bảy, việc quyết định phê duyệt khoản vay dựa vào một cán bộ hoặc một nhóm cán bộ tập trung để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay
Thứ tám, các ngân hàng cần xây dựng tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc cuối năm của nhân viên tín dụng dựa theo việc hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh cũng như đảm bảo được tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp
Thứ chín, luôn theo dõi những dấu hiệu khoản vay để xác định nợ xấu sớm và tăng cường các biện pháp thu hồi nợ mạnh mẽ
Thứ mười, đề xuất đúng lối ra cho các khoản nợ xấu quan trọng hơn việc thu hồi nợ
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với chất lượng tín dụng, nên việc nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của các ngân hàng, đảm bảo cho các NHTM hoạt động an toàn, hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định chính sách tiền tệ quốc gia. Với ý nghĩa đó, cần phải đánh giá chất lượng tín dụng, tìm ra nguyên nhân , làm cơ sở để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM trong nền kinh tế nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển an toàn
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG