Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu 0020 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 41)

Qua nghiên cứu mô hình KTNB NHTW một số nước, chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho NHNN Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam (bao gồm cả Vụ Kiểm toán nội bộ và KTNB tại các NHNN chi nhánh) là:

Kiểm toán nội bộ là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu của NHTW các nước. Ban lãnh đạo NHTW các nước được nghiên cứu đều rất chú trọng đến công tác kiểm toán nội bộ. Dù mô hình tổ chức khác nhau, có NHTW trực thuộc Quốc hội, có NHTW trực thuộc Chính phủ, bộ phận KTNB các nước đều được tổ chức theo cơ cấu một Vụ độc lập, chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Thống đốc hoặc Hội đồng Quản trị. Vì vậy, tính độc lập trong hoạt động kiểm toán của Vụ KTNB rất cao.

28

Kiểm toán viên nội bộ của các NHTW đều được đào tạo cơ bản và bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ thuật kiểm toán. Đồng thời, các kiểm toán viên thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng từ các cán bộ của NHTW có trình độ, phẩm chất, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực được kiểm toán. Trình độ của các kiểm toán viên nội bộ NHNN phải tương đương hoặc cao hơn trình độ cuả các kiểm toán viên độc lập bên ngoài.

Hơn nữa, Vụ KTNB đều có mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức kiểm toán bên ngoài nên có điều kiện tham khảo, học hỏi thêm kinh nghiệm kiểm toán, kỹ năng thực hành kiểm toán được bồi dưỡng từ nhiều nguồn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về kiểm toán, trên cơ sở đó làm rõ hơn lý luận về Kiểm toán nội bộ NHNN. Qua khảo sát KTNB NHTW một số nước, đề tài rút ra một số kinh nghiệm cho KTNB NHNN Việt Nam. Đây là chương có tính chất lý luận làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Cách đây hơn 60 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp bước sang giai đoạn Quyết định, sau đại hội lần thứ II của Đảng, ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), đánh dấu bước khởi đầu quá trình hình thành và phát triển vẻ vang của ngành Ngân hàng Việt Nam.

Ngay trong vòng 2 tháng sau, thực hiện chỉ thị của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Thành ủy, Ủy ban kháng chiến Hành chính Hà Nội. Ngày 2/7/1951 chi nhánh Ngân hàng Quốc gia (NHQG) Hà Nội chính thức khai trương hoạt động. Ông Trần Quang Nghĩa làm Giám đốc NHQG Hà Nội

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng. Thực hiện nghị định số 53-HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 27/6/1988 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 51/NH/QĐ v/v Ngân hàng Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; giải thể Ngân hàng Công- Nông- Thương và các chi nhánh cơ sở. Các Ngân hàng Công thương, ngân hàng Nông nghiệp thành phố Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa 12 kỳ họp thứ 3 v/v điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, ngày 28/7/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 1662/QĐ-NHNN v/v Hợp nhất Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tây và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội thành Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hà Nội, kể từ ngày 1/8/2008

Phòng Quản PhòngQuản lý Phòn g Kế lý các toán ngoại TCTD Than h

hối - và hoạt toán

Vàng động

NH

30

Trải qua chặng đường hơn 60 năm hình thành, xây dựng và phát triển trong thành tích chung của Ngân hàng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội và với tinh thần phấn đấu không mệt mỏi, các thể hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Ngân hàng Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; đóng góp to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đã đạt được nhiều huân chương và bằng khen của Chủ tịch nước, Thống đốc. [13]

Vị trí, chức năng

Theo quyết định 2686/QĐ-NHNN ngày 19/12/2014 của Thống đốc NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội.

Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là chi nhánh) là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.

Chi nhánh có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện Quản lý Nhà nước về tiền tệ, ngoại hối, thực hiện một số nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

Giám đốc Các Phó Giám đốc 31 Phòng Hành chính — Nhân sự Phòng Tổng hợp

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNN - Chi nhánh Thành phố Hà Nội

Nhiệm vụ, quyền hạn

Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quản lý trên địa bàn theo quy định của NHNN Việt Nam và của pháp luật với các nội dung sau:

1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nuớc, văn bản chỉ đạo điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các TCTD, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài, các tổ chức khác và nguời dân trên địa bàn.

2. Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ

trên địa bàn để tham muu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; làm đầu mối tham muu cho cấp ủy, chính quyền địa phuơng về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngoại hối...

3. Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung uơng khác cho các TCTD, chi nhánh NH nuớc ngoài và Kho bạc Nhà nuớc 4. Quản lý nhà nuớc về ngoại hối, hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng (trừ công tác thanh tra đối với lĩnh vực này)

5. Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các TCTD, chi nhánh NH nuớc ngoài khi đuợc Thống đốc ủy quyền

6. Quản lý nhà nuớc về tiền tệ, kho quỹ, đảm bảo an toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại chi nhánh và khi giao nhận theo quy định

32

7. Thực hiện quản lý cấp phép đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô theo ủy quyền của Thống đốc

8. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Thanh tra giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nuớc về hoạt động ngân hàng và bảo hiểm tiền gửi theo thẩm quyền và quy chế phối hợp theo quy định của NHNN

9. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Công tác tiếp dân, công tác giải quyết xử lý đơn thu, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong phạm vi, lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh.

10. Đầu mối thực hiện nhiệm vụ báo cáo, quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phuơng. Đầu mối phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phuơng và Đoàn đại biểu Quốc hội.

11. Đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài trên địa bàn

12. Yêu cầu các TCTD, ngân hàng nuớc ngoài trên địa bàn cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh.

13. Đề nghị Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Hà Nội cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh. 14. Quản lý việc công bố thông tin về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn; tiếp nhận, xử lý các thông tin do báo chí phản ánh liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn. Những vấn đề vuợt thẩm quyền báo cáo Thống đốc để xử lý.

16. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định

17. Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tài sản tại trụ sở chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền của chi nhánh. 18. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định

19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

Một phần của tài liệu 0020 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w