Kiến nghị với Ngân hàngNhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0020 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 108)

Để đảm bảo tính độc lập, hiệu quả cao hơn của kiểm toán nội bộ chi nhánh, thì mô hình bố trí cán bộ kiểm toán ngồi làm việc tại chi nhánh, nhưng biên chế thuộc về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kiểm toán nội bộ). Mô hình này sẽ có một số hiệu quả nhất định khi kiểm toán nội bộ vẫn độc lập với chi nhánh, vẫn đảm bảo theo dõi được công việc tại chi nhánh.

Đổi tên: Phòng Kiểm soát thành Phòng Kiểm toán nội bộ để phù hợp với bản chất KTNB. Trước đây khi NHNN thành lập một tổ chức riêng thực hiện chức năng KTNB trong hệ thống NHNN lấy tên là Vụ Tổng kiểm soát. Tuy nhiên sau đó năm 2008, Vụ Tổng kiểm soát chính thức đổi tên thành Vụ Kiểm toán nội bộ để phù hợp với bản chất KTNB theo thông lệ quốc tế.

Quyết định quy chế kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước về nhiệm vụ, tiêu chuẩn của kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước hiện nay vẫn đang áp dụng theo Quyết định 15/2000/QĐ-NHNN4 ngày 11/01/2000. Như vậy, chế độ của kiểm soát viên 15 năm năm qua vẫn không thay đổi, do đó NHNN nên nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung quy chế cho phù hợp với hiện nay.

Cục Công nghệ tin học: nghiên cứu, bổ sung quyền truy cập phần mềm kho quỹ tập trung, kế toán giao dịch cho cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách để thực hiện công tác giám sát qua mạng theo đúng quy định tạo quyết định 2455/QĐ-NHNN ngày 19/11/2014 của Thống đốc ban hành quy định về việc cung cấp, khai thác và sử dụng tài liệu, thông tin, báo cáo phục vụ công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN.

Vụ Tổ chức Cán bộ: Mở lớp tập huấn tin học cho cán bộ kiểm soát có liên quan đến công tác tin học nhằm nâng cao kiến thức tin học do lĩnh vực tin học còn nhiều nội dung, chương trình phần mềm liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát. Từ đó cán bộ kiểm soát nắm vững và thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn bảo mật hệ thống CNTT. Và mở lớp tập huấn về nghiệp vụ quy trình kiểm soát qua mạng máy tính để phục vụ cho công tác kiểm soát tốt hơn, công tác đấu thầu.

Vụ Kiểm toán nội bộ: Hệ thống hóa và hướng dẫn chi tiết nội dung của việc vận dụng các phương pháp kiểm toán. Vụ Kiểm toán nội bộ đã ban hành các quy trình kiểm toán nội bộ giúp cho kiểm toán viên Chi nhánh bớt lúng túng trong việc thực hiện hoạt động kiểm toán. Nó chỉ ra rằng các cuộc kiểm toán được bắt nguồn từ đâu và kết thúc ở đâu, như thế nào. Trong các quy trình kiểm toán do Vụ KTNB ban hành chưa có hướng dẫn chi tiết về từng nội dung, cách thức từng phương pháp kiểm toán và chưa hướng dẫn cho kiểm toán viên phải sử dụng phương pháp kiểm toán nào cho phù hợp với từng nội dung, chương trình kiểm toán của cuộc kiểm toán. Vì vậy trong quá trình thực hiện kiểm toán việc thu thập bằng chứng của các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên thường khó khăn trong việc vận dụng các phương pháp kiểm toán cụ thể nên còn nhiều hạn chế trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách hiệu quả nhất (thu thập bằng chứng đầy đủ, xác thực, có độ tin cậy cao), từ đó ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo kiểm toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những đánh giá về thực trạng công tác KTNB tại Chi nhánh, trong chương này đề tài đã đưa ra một số định hướng và giải pháp để khắc phục những hạn chế trong hoạt động KTNB tại Chi nhánh hiện nay. Đồng thời cũng đề xuất một số kiến nghị đến các cơ quan hữu quan để góp phần hoàn thiện hoạt động KTNB tại Chi nhánh trong thời gian tới.

98

KẾT LUẬN

Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thành phố Hà Nội có vai trò hết sức quan trọng trong quản lý Nhà nước về mặt tiền tệ, ngoại hối, thực hiện một số nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

Trong những năm gần đây, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP Hà Nội đã có những bước chuyển biến tích cực, quản lý tốt hoạt động ngân hàng trên địa bàn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán nội bộ đã và đang dần khẳng định được vị trí quan trọng trong hoạt động tại Chi nhánh, bởi đây là hoạt động kiểm tra, đánh giá một cách độc lập, khách quan về tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống từ đó đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, góp phần đảm bảo cho đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề về lý luận, thực tiễn quá trình tổ chức và hoạt động Kiểm toán Nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thành phố Hà Nội. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn đã đạt được những kết quả như sau:

1. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán Nội bộ Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời có nghiên cứu mô hình tổ chức của KTNB một số quốc gia tiên tiến trên thế giới để từ đó tổng hợp, chọn lọc, rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình tổ chức, hoạt động KTNB.

2. Luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động Kiểm toán Nội bộ tại Chi nhánh trong một vài năm qua, khẳng định những mặt đã làm được, đồng thời chỉ rõ những mặt còn hạn chế và nguyên nhân cơ bản trong hoạt động của Kiểm toán Nội bộ Chi nhánh cần khắc phục trong cơ chế chính sách, phương

thức tổ chức và hoạt động Kiểm toán Nội bộ, từ đó thấy được cần phải hoàn thiện, đổi mới hoạt động KTNB cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NHNN theo luật NHNN. Tiến hành hoạt động phân tích kinh tế, đánh giá rủi ro, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn tham gia sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh các thể lệ chế độ. Đồng thời để hoạt động KTNB có hiệu quả, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động KTNB, đối với các cơ quan thanh tra, kiểm toán bên ngoài...

3. Trên cở sở thực trạng đã phân tích ở chương 2, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Kiểm toán Nội bộ tại Chi nhánh.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả hy vọng sẽ có thể góp phần nhỏ để hoàn thiện hơn nữa công tác Kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh.

Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Văn Hưng đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Những gì Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện đề tài.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công chức tại NHNN Chi nhánh TP Hà Nội đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin cho luận văn.

Rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý Thầy/Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính, (06/12/2012), Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 214 2012 TT-BTC)

2. Chính phủ, (11/11/2013), Nghị định 156/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam.

3. Kiểm toán Nhà nước, (2013, 2014), Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước năm 2013, 2014.

4. Nguyễn Đình Hựu (1999), Kiểm toán căn bản, Trung tâm khoa học và bồi dưỡng cán bộ Kiểm toán Nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (19/12/2014), Quyết định số 2686/QĐ- NHNN Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh TP Hà Nội.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (17/8/2011), Thông tư 16/2011/TT-NHNN Quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Sổ tay Kiểm toán nội bộ, Cục xuất bản - Bộ Văn hóa Thông tin.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2011), Thông tư 44/2011/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Các quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước: Quy trình kiểm toán hoạt động kho quỹ (7749/NHNN-KTNB), Quy trình kiểm toán hoạt động và tuân thủ (8660/HD-NHNN); Quy trình kiểm toán BCTC (1342/NHNN-KTNB); Quy trình kiểm toán tin học (4918/QyĐ- NHNN); quy trình kiểm toán dự án đầu tư (2725/QyĐ - NHNN); Quy định về kiểm tra công tác đấu thầu (7998/QyĐ-NHNN); Hướng dẫn tự kiểm tra tài chính, kế toán (3830/NHNN-KTNB).

101

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (07/7/2014), Kết luận Thanh tra về việc Thanh tra hành chính tại NHNN Chi nhánh Thành phố Hà Nội của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng số 4778/KL-NHNN

11. Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh TP Hà Nội, (8/10/2012), Quyết định 321/QĐ.HAN-KS Quy định Kiểm soát nội bộ.

12. Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh TP Hà Nội, (14/02/2015), Quyết định số 78/QĐ.HAN-HCNS Quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh TP Hà Nội.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, (2011), 60 năm Xây dựng và phát triển Ngân hàng Hà Nội

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, (2012, 2013, 2014, 2015), Hệ thống các loại báo cáo chuyên đề do phòng Kiểm soát chi nhánh ban hành các năm 2012, 2013, 2014, 2015

15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12

16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

17. TS Nguyễn Thị Thanh Hương, NCS Nguyễn Minh Phương (2014), Tài liệu khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ Kiểm soát, kiểm toán nội bộ nâng cao, Trường bồi dưỡng cán bộ Ngân hàng.

18. ThS Lê Quốc Nghị, Định hướng kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro tại NHNN Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN, Tạp chí Ngân hàng, số 16, tháng 8/2015.

Một phần của tài liệu 0020 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w