Mặc dù đạt được những kết quả đáng kể, song hoạt động kiểm toán tại chi nhánh còn bộc lộ một số hạn chế, cần những giải pháp để xây dựng và phát triển trong thời gian tới.
70
a. Những hạn chế
- Lập kế hoạch kiểm toán hàng năm
Thông thường, công tác lập kế hoạch kiểm tra, kiểm toán được lập theo kế hoạch dài hạn và ngắn hạn dựa trên mức độ rủi ro, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc quy trình nghiệp vụ của các đối tượng được kiểm toán. Song đối với kiểm toán nội bộ chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, chủ yếu dựa trên tần suất kiểm toán các phòng, ban; chưa thực hiện lập kế hoạch dài hạn và căn cứ trên mức độ rủi ro.
- Chất lượng kiểm soát, kiểm toán nội bộ
Công tác kiểm toán nội bộ của chi nhánh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tài chính, kế toán, an toàn kho quỹ mà chưa chú trọng vào các lĩnh vực hoạt động đặc trưng của NHNN.
Việc theo dõi, thu thập, tích lũy số liệu phân tích thông tin và đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định những rủi ro có tính trọng yếu còn hạn chế. Đề cương kiểm toán của chi nhánh chưa dựa trên kết quả phân tích đánh giá mức độ rủi ro mà chủ yếu dựa vào sự hướng dẫn nội dung kiểm toán trong các quy trình kiểm toán của Vụ KTNB. Điều này làm cho nội dung kiểm toán của chi nhánh dàn trải, thiếu trọng tâm, những nghiệp vụ có tính chất trọng yếu không được kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng, cụ thể do đó báo cáo kiểm toán có chất lượng chưa cao, chưa đưa ra được những đánh giá xác đáng.
Một số kiến nghị qua kiểm toán được đưa ra, xong do các phòng, ban chậm chỉnh sửa và công tác đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị chưa thường xuyên sát sao và thiếu tính hệ thống nên làm giảm vai trò, hiệu lực của kiểm toán nội bộ.
Tần suất kiểm toán nội bộ tại chi nhánh chưa cao, trừ những phòng như Tiền tệ - Kho quỹ là kiểm soát hàng ngày, phòng Kế toán - Thanh toán là
phối hợp thường xuyên thì các phòng, ban còn lại chưa được kiểm toán thường xuyên. Việc chấp hành về thông tin báo cáo nội bộ chưa nghiệm, chưa kịp thời, nội dung báo cáo còn mang tính hình thức, sơ sài, hạn chế hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra: Cơ cấu độ tuổi quá cao, tuy các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, tài chính xong việc tiếp cận, cập nhật văn bản hiện hành, nhiều lĩnh vực chuyên môn như xây dựng, tin học...còn hạn chế. Một số cán bộ mới tuyển dụng cũng là đều là chuyên ngành kinh tế do đó mức độ am hiểu về kỹ thuật chưa cao.
Điều 13, thông tư 44/2011/TT-NHNN chỉ rõ Kiểm toán viên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn sau: a) Có phẩm chất trung thực, chấp hành pháp luật;
b) Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng; Có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ;
c) Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ
d) Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin;
e) Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc làm công tác kiểm toán tối thiểu là 03 năm. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp
g) Các tiêu chuẩn khác do tổ chức tín dụng quy định.
Riêng đối với kiểm toán viên công nghệ thông tin, ngoài các tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều này phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin tối thiểu là 03 năm.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kiểm toán
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc còn hạn chế. Từ năm 2002, NHNN đã triển khai thực hiện giám sát qua mạng một số hoạt động như xuất nhập tài sản kho quỹ, kế toán giao dịch, chương trình thông tin
72
báo cáo. Tuy nhiên, từ năm 2013 - 2015, không thấy kiểm toán của chi nhánh thực hiện phần hành này bởi vì phòng tin học không cài đặt cho chương trình này hoạt động mặc dù phòng kiểm toán đã nhắc nhở nhiều lần.
Đối với phần mềm văn bản điện tử, mới chi cấp quyền truy cập cho lãnh đạo phòng, do đó nhiều khi cán bộ không được cập nhật kịp thời các văn bản mới. Hơn nữa, khi lãnh đạo phòng nghỉ hưu theo chế độ thì tài khoản của lãnh đạo phòng không được chuyển tiếp cho lãnh đạo mới, do đó toàn bộ văn bản điều hành trước đó được gửi vào tài khoản của lãnh đạo cũ không khai thác được.
Phần mềm quản trị kiểm toán TeamMate, ở chi nhánh chỉ mới được áp dụng cấu phần theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán (TeamCental), tuy nhiên việc thực hiện nghiệp vụ này không nhiều do đó mỗi lần thực hiện kiểm soát viên còn lúng túng.
b. Nguyên nhân
♦ Nguyên nhân khách quan
- Căn cứ để tiến hành kiểm toán là các văn bản pháp quy của Nhà nước, của NHNN, các Bộ, Ngành có liên quan (Xây dựng, Đầu tư...). Song do hệ thống văn bản của chúng ta luôn luôn thay đổi để hoàn thiện hơn nữa, do đó nhiều khi có những văn bản thiếu đồng, bất cập, gây khó khăn cho hoạt động kiểm toán tại chi nhánh. Ví dụ như Quốc hội đã ban hành Luật, nhưng các Bộ, Ngành liên quan chậm trễ việc ban hành các Thông tư hướng dẫn.
- Hiện tại việc vận dụng các phương pháp kiểm toán vào trong hoạt động kiểm toán tại chi nhánh chưa đầy đủ, khoa học nên kết quả kiểm toán trên từng lĩnh vực còn có những mặt hạn chế nhất định
♦ Nguyên nhân chủ quan
- Sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc NHNN trong việc thực hiện những kiến nghị của KTNB chưa chặt chẽ, thường xuyên. Khả năng khai thác báo
cáo kiểm toán nội bộ chưa cao, bởi trong những báo cáo của Vụ KTNB đã nêu ra những sai sót của các đơn vị NHNN sau cuộc kiểm toán, song sau đó các đơn vị khác lại lặp lại chính sai lầm này.
- Trình độ của cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ chưa cao. Thói quen làm việc theo kinh nghiệm làm cho đội ngũ kiểm toán viên ngại tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng các phương pháp kiểm toán tiên tiến, hiện đại theo thông lệ quốc tế. Tần suất kiểm toán nội bộ chưa cao do thời gian nghiên cứu văn bản đối với từng phòng, ban chuyên môn nhiều. Việc bố trí cho các cán bộ đi tham gia các khóa nghiệp vụ dài ngày còn hạn chế. Tại công văn số 4496/NHNN -KTNB ngày 25/6/2014 của Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, v/v tăng cường công tác kiểm soát nội bộ tại các đơn vị, có nêu trong thời gian tới, NHNN sẽ trưng tập cán bộ kiểm soát nội bộ tại chi nhánh tham gia các thành viên của các đoàn kiểm toán do Thống đốc thành lập để vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa nâng cao kỹ năng, song việc thực hiện thì cho đến nay chưa có cuộc kiểm toán nào cán bộ chi nhánh được tham gia.
- Hiện nay các kiểm soát chi nhánh chưa được trang bị phương tiện làm việc đầy đủ, vẫn thường xuyên phải dùng chung máy tính để làm việc.
Như vậy, trong thời gian qua, hoạt động kiểm toán nội bộ đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo an toàn hoạt động của Chi nhánh. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế cần có giải pháp để hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Sau khi khát quát sơ lược chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh, Kiểm toán nội bộ chi nhánh, đề tài có những phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại trong hoạt động kiểm toán nội bộ chi nhánh thời gian qua. Từ những đánh giá này, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động KTNB tại chi nhánh ở chương tiếp theo.
7 4
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI