Hoàn thiện nội dung báo cáo kiểmtoán nội bộ

Một phần của tài liệu 0020 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 99)

Báo cáo kiểm toán là văn bản được kiểm toán viên phát hành để trình bày ý kiến của mình về những thông tin được kiểm toán. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của công việc kiểm toán và vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý, là căn cứ để đánh giá và cải tiến hoạt động của đơn vị.

90

Tuy nhiên, các báo cáo của kiểm toán nội bộ chi nhánh hiện nay mới dừng lại ở việc nêu ra kết quả kiểm tra theo đúng các mục được hướng dẫn tại các quy trình kiểm toán, đưa ra các sai sót, đề nghị chỉnh sửa. Báo cáo còn sơ sài, thông thường nội dung báo cáo là xác định tính đúng đắn theo quy trình, chưa phát huy được vai trò tư vấn hiệu quả cho hoạt động được kiểm toán.

Trong thời gian tới, trong báo cáo kiểm toán Kiểm toán viên cần bổ sung những đánh giá những mặt mạnh, yếu kém và hiệu quả hoạt động, độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ tại chính phòng/ban. Các cách thức tiếp cận gồm: Nhận biết những hình thức kiểm soát đang tồn tại; Những hoạt động kiểm soát chính còn thiếu hụt; Hậu quả có thể gây ra do thiếu hoạt động kiểm soát quan trọng; mức độ nghiêm trọng của yếu kém; Các biện pháp bổ sung để khắc phục yếu kém.

Phòng Kiểm soát nội bộ nên xây dựng hệ thống chuẩn mực báo cáo để đảm bảo các báo cáo kiểm toán được trình bày đầy đủ, ngắn gọn và chú trọng vào các vấn đề ghi nhận có rủi ro cao. Xây dựng những tiêu chí đánh giá về mức độ thực hiện, kết quả hoạt động của KTNB: Các chỉ tiêu truyền thống để đánh giá kết quả hoạt động này như số biên bản, kết luận được công bố, số sai phạm được phát hiện, hay số lượng kiến nghị trong từng cuộc kiểm tra...còn mang tính định tính. Do đó, những kết quả đem lại còn hạn chế trong việc đo lường trực tiếp cho quản lý rủi ro, hay tăng cường tính tuân thủ...

Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: ♦ Nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán;

♦ Những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này;

♦ Các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, các ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán;

♦ Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ;

♦ Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của các phòng, ban tại chi nhánh.

Ngoài ra, các vấn đề ghi nhận trong quá trình kiểm toán cần đuợc ghi lại ngay lập tức và cần đuợc trao đổi với các bên liên quan trong quá trình kiểm toán tại phòng nghiệp vụ.

Nội dung báo cáo kiểm toán căn cứ vào thực tế những tồn tại thiếu sót nêu trong từng nội dung đã kiểm tra để đua ra kiến nghị. Phân ra kiến nghị với phòng/ban đuợc kiểm tra, kiến nghị với NHTW (Thống đốc NHNN). Nên ấn định thời gian sửa chữa cho các kiến nghị đó hay từng kiến nghị để phòng/ban có trách nhiệm tổ chức sửa chữa.

Do đó, các kiểm toán viên chi nhánh cần quan tâm hơn nữa trong việc xác định các phuơng pháp kiểm toán, để có những bằng chứng kiểm toán xác đáng nhất để đua ra đuợc những tu vấn tốt nhất.

3.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tácKiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu 0020 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w