Về yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu 0020 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28)

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng tới hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động kiểm toán nội bộ ngân hàng nói riêng. Nhiệm vụ quan trọng nhất để thực hiện chức năng quản lý kinh tế của

Nhà nước là hình thành một hành lang pháp lý minh bạch. Qua hơn 20 năm đổi mới, do đòi hỏi của thực tiễn khách quan và sức ép khi gia nhập WTO, môi trường pháp lý của nước ta đã có những tiến bộ đáng kể. Đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bàn về tác động của môi trường pháp lý tới hoạt động kiểm toán nội bộ ngân hàng, có thể khẳng định rằng, hiện nay môi trường pháp lý của nước ta chưa tạo ra động lực cho bộ phận này để nâng cao năng lực, hướng tới những chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng, có hiệu lực, hiệu quả và có tính thống nhất cao làm nền tảng pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ ngân hàng khi ban hành. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta rất đồ sộ nhưng thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, rất dễ bị vô hiệu bằng những công văn - một trong những văn bản dưới luật. Như vậy, việc xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kiểm toán nội bộ ngân hàng là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay.

1.3.2. về yếu tố thuộc Ngân hàng Trung ương

• Quy chế, quy trình nghiệp vụ Kiểm toán nội bộ:

Quy chế, quy trình nghiệp vụ nếu được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn thì sẽ giúp cho công tác Kiểm toán nội bộ được thuận lợi, có hiệu quả tốt. Ngược lại, sẽ gây khó khăn, làm cho công tác kiểm toán nội bộ không thực hiện đúng nguyên tắc, yêu cầu và có chất lượng, hiệu quả thấp.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành khá đầy đủ các quy trình nghiệp vụ về kiểm toán nội bộ. Song, các quy trình này mới chỉ dừng lại ở việc chi tiết nội dung kiểm toán. Về phương pháp kiểm toán chưa được hệ thống hóa và hướng dẫn chi tiết nội dung việc vận dụng vào các nghiệp vụ.

Các quy chế về kiểm toán, kiểm soát nội bộ hiện nay vẫn áp dụng theo văn bản từ năm 2000. Như vậy, chính sách về chế độ đãi ngộ chưa khuyến

22

khích được nhân viên nỗ lực làm việc, chưa đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới. Đặc biệt, quy chế kiểm soát viên còn chưa phát huy hết được khả năng, hiệu quả của đội ngũ làm công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ.

• Nguồn nhân lực

Cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ là một nhân tố quan trọng đón g góp vào sự thành công của kiểm toán nội bộ NHTW. Nếu cán bộ kiểm toán không đáp ứng được trình độ, phẩm chất kém, sẽ làm sai lệch kết quả kiểm toán.

Thời gian gần đây, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ được tuyển mới chủ yếu từ chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán. Đội ngũ cán trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, song cũng phải mất thời gian từ 1 đến 2 năm để tích lũy kinh nghiệm làm việc. Trước đây, khi thành lập phòng kiểm toán nội bộ thì nguồn nhân lực từ các phòng ban khác chuyển đến, rất giàu kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính kế toán. Tuy nhiên do đòi hỏi của công việc về kiểm toán nội bộ như xây dựng, tin học.. .thì chưa thực sự đáp ứng được.

• Phương tiện làm việc

Ngày nay chúng ta được hưởng thành tựu rất lớn từ công nghệ thông tin, máy móc giúp cho làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngân hàng Trung ương cũng đã rất quan tâm trong việc trang bị phương tiện làm việc cho từng chi nhánh. Song, do tình trạng máy tính bị hư hỏng, không đáp ứng được công việc đã được thanh lý nhưng hiện nay chưa được trang bị bổ sung. vẫn còn tình trạng cán bộ phải sử dụng chung máy tính để làm việc, ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Hơn nữa, các phần mềm nghiệp vụ chưa cấp quyền cho cán bộ kiểm toán nội bộ để kiểm tra, giám sát.

• Mô hình tổ chức Kiểm toán nội bộ và sự phối hợp giữa các bộ phận

Kiểm toán nội bộ được ban lãnh đạo rất quan tâm, tạo điều kiện thành lập một phòng ban riêng để đảm bảo tính độc lập tương đối. Tùy từng nghiệp

vụ mà cán bộ phòng kiểm toán sẽ phối hợp thực hiện thường xuyên với các phòng ban khác, hoặc là theo định kỳ.

• Nhận thức về công tác Kiểm toán nội bộ NHTW

Nếu công tác kiểm toán nội bộ được các nhà quản lý coi trọng - đảm bảo mọi cán bộ công chức trong cơ quan quán triệt được tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán nội bộ; vai trò của từng cá nhân trong quá trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bản thân CBCC và phải tham gia thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả các quy định, quy trình kiểm toán nội bộ liên quan thì các thủ tục kiểm soát mà nhà quản lý thiết lập ra sẽ dễ có xu hướng được tuân thủ đầy đủ, hoạt động liên tục và hiệu lực do kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện tốt chức năng của mình. Ngược lại nếu nhà quản lý không đánh giá đúng, coi nhẹ vai trò của kiểm toán nội bộ thì thủ tục kiểm soát thường được thiết kế nghèo nàn, hoạt động của thủ tục kiểm soát không liên tục và kém hiệu lực.

Nhà quản trị các cấp và nhân viên chưa quan tâm đúng mức đến kiểm toán nội bộ. Do kiểm toán nội bộ chủ yếu thực hiện kiểm tra lại nên các phòng ban nghiệp vụ chỉ miễn cưỡng chấp nhận sự hiện diện của bộ phận kiểm toán nội bộ và bản thân các kiểm toán viên nội bộ cũng không thích công việc này nên đã cản trở chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ cũng có thể bị hạn chế khi lãnh đạo không theo dõi về các vấn đề do kiểm toán phát hiện. Có thể phát sinh chậm trễ do thiếu sự chấp nhận của lãnh đạo về vai trò và tầm quan trọng của KTNB. Ngoài ra, KTNB cũng có thể bị hạn chế nếu Ban giám đốc không nhận được các báo cáo theo dõi định kỳ và kịp thời nhằm chỉ ra những vấn đề quan trọng và những hành động khắc phục sau đó của Ban giám đốc. Công cụ theo dõi định kỳ này có thể giúp lãnh đạo đối phó với những vấn đề quan trọng một cách kịp thời.

2 4

1.4. KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINHNGHIỆM CHO VIỆT NAM NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.4.1. Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Trung ương một số quốc gia trênthế giới thế giới

❖Ngân hàng Trung ương Đức (Deutsche Bundesbank)

Bundesbank hoạt động theo Luật Ngân hàng. Cũng nhu các NHTW khác, mục tiêu của Bundesbank là bảo vệ tính thống nhất, ổn định của đồng tiền bằng cách bình ổn giá cả. Đồng thời với vai trò là Ngân hàng của các Ngân hàng, Bundesbank là cơ quan duy nhất phát hành tiền, giữ và quản lý dự trữ chính thức của quốc gia gồm cả vàng.

Khác với Việt Nam, Bundesbank độc lập với Chính phủ trong việc quy định luợng tiền trong luu thông, tính toán và cân đối cấp tín dụng cho nền kinh tế, sử dụng các quyền lực tiền tệ của mình để bảo vệ đồng tiền. Tuy nhiên, Bundesbank cũng hỗ trợ nhiều chính sách kinh tế của Chính phủ, thiết lập và duy trì hệ thống thanh toán an toàn, hiệu quả. Bundesbank trực thuộc Quốc hội, vì thế cũng có những hạn chế trong việc điều hành và xử lý công việc hàng ngày, vì Quốc hội là cơ quan lập pháp, nhung không phải là cơ quan hành pháp.

Tòa kiểm toán liên bang tối cao là cơ quan kiểm toán tối cao thực hiện kiểm toán NHTW theo hai cấp độ: Kiểm tra tài chính các tài khoản, các BCTC và Kiểm toán riêng biệt đối với quản lý tài chính. Tòa kiểm toán liên bang dựa vào kết quả công việc của Công ty kiểm toán độc lập và Vụ KTNB của NHTW để lên kế hoạch quy mô, phạm vi và thời gian kiểm toán.

Một công ty kiểm toán độc lập đuợc NHTW chọn với sự nhất trí của Tòa kiểm toán liên bang sẽ chịu trách nhiệm kiểm toán hệ thống kế toán và xác nhận các BCTC của NHTW.

Chức năng kiểm toán nội bộ ở NHTW độc lập với ban điều hành Ngân hàng. Theo cơ cấu phi tập trung hóa, việc kiểm toán ở hội sở Trung ương sẽ có trách nhiệm phối hợp các hoạt động kiểm toán trong toàn NHTW.

Vụ Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán mọi lĩnh vực hoạt động của NHTW. Tất cả các hệ thống, hoạt động đều được đánh giá rủi ro trong kế hoạch kiểm toán dài hạn kéo dài 8 năm. Trong đó các hoạt động có rủi ro cao nhất sẽ được kiểm toán hàng năm; hoạt động có rủi ro trung bình hoặc thấp được kiểm toán 2-3 năm/1 lần. Kiểm toán nội bộ có thể kiểm toán trước và kiểm toán trong quá trình hoạt động diễn ra đối với một số lĩnh vực có rủi ro cao như các dự án xây dựng, dự án về công nghệ thông tin...

Cán bộ kiểm toán nội bộ NHTW Đức là những người có kỹ năng đa dạng được tuyển dụng từ các bộ phận khác của Ngân hàng hoặc tuyển dụng từ bên ngoài. Thực hiện kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro, dựa trên các bảng biểu, câu hỏi kiểm soát nội bộ và các phần mềm kiểm toán tại chỗ.

❖Ngân hàng Trung Ương Thụy Điển (Riksbank)

Là một cơ quan độc lập, trực thuộc Quốc hội. NHTW Thụy Điển xác định rõ mục tiêu và chức năng hoạt động là tập trung điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, kiểm soát lạm phát, bảo đảm sự ổn định tài chính, ổn định giá cả, quản lý và vận hành, giám sát hệ thống thanh toán trong nền kinh tế một cách an toàn, hiệu quả và tiếp tục thực hiện cải cách hoạt động của NHTW. NHTW tập trung nhiều hơn vào việc phân tích thực trạng nền kinh tế, giảm bớt sự quan tâm, can thiệp đến hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Viện kiểm toán tối cao có vai trò rất lớn, có quyền tiếp cận đầy đủ các thông tin cần thiết, song nó không có trách nhiệm kiểm toán NHTW.

Kiểm toán Quốc hội chịu trách nhiệm kiểm toán NHTW dựa trên báo cáo kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán tư nhân. Có hai loại kiểm toán được kiểm toán Quốc hội thực hiện: Kiểm toán tài chính, đặt trọng tâm vào độ

26

tin cậy của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ; Kiểm toán hoạt động, tập trung vào khía cạnh hiệu quả và năng suất. Mục tiêu của Kiểm toán Quốc hội với NHTW là xem xét Ban quản trị của NHTW, công tác quản lý, hành chính và kiểm soát nội bộ; đua ra ý kiến bãi nhiệm Ban Quản trị, đánh giá báo cáo thuờng niên, báo cáo thu nhập và bảng tổng kết tài sản.

Vụ kiểm toán nội bộ có trách nhiệm kiểm toán tất cả các lĩnh vực hoạt động của NHTW, đặc biệt là kiểm tra, xem xét các tài khoản có trung thực, hợp lý theo đúng các chuẩn mực kế toán và các hệ thống giao dịch ngoại hối; kiểm tra, đánh giá và kiến nghị các biện pháp đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả các hoạt động trong việc thực hiện các mục tiêu của NHTW.

❖Ngân hàng Trung ương Singapore (Monetary Authority of Singapore)

Là cơ quan của Chính phủ, có ủy ban kiểm toán trực thuộc Ban điều hành, độc lập với Thống đốc trong hoạt động tác nghiệp. Ủy ban kiểm toán đề ra các quy định huớng dẫn công tác kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của các đơn vị trong NHTW. Ủy ban kiểm toán thuờng xuyên xem xét, sử dụng kết quả kiểm toán của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập để báo cáo Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động của NHTW.

Vụ kiểm toán nội bộ trực thuộc Ủy ban kiểm toán, có vị trí độc lập với các Vụ, Cục khác tại NHTW trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Vụ kiểm toán nội bộ thực hiện báo cáo kết quả hoạt động kiểm toán cho ủy ban kiểm toán và đồng thời gửi 01 bản cho Thống đốc để phối hợp.

Các kiểm toán viên của Vụ đều là các chuyên gia trong các lĩnh vực kiểm toán. Nhiều kiểm toán viên đuợc tuyển dụng từ các công ty kiểm toán độc lập. Hàng năm, kiểm toán viên đều đuợc bố trí một khoảng thời gian và kinh phí dành cho việc đào tạo, bồi duỡng, nâng cao nghiệp vụ.

Phạm vi kiểm toán, Vụ kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán tất cả các hoạt động nghiệp vụ tại NHTW. Hiện nay, Vụ kiểm toán nội bộ không thực

hiện kiểm toán BCTC của NHTW, mà chỉ kiểm toán những lĩnh vực liên quan đến tài chính, BCTC hàng năm của NHTW do kiểm toán độc lập thực hiện.

❖Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (People’s bank of China-PBC)

Được thành lập trên cơ sở hợp nhất các Ngân hàng Hoa Bắc, Bắc Hải, nông dân Tây Bắc. Năm 2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã phê chuẩn đạo luật nhằm tăng cường vai trò của PBC trong việc đề ra và thực hiện chính sách tiền tệ với mục đích bảo vệ sự ổn định tài chính quốc gia và thiết lập các dịch vụ tài chính.

Vụ Kiểm toán nội bộ tại hội sở chính PBC có nhiệm vụ: Kiểm toán đối với tất cả các vụ, cục theo quy định, các đơn vị trực thuộc PBC, toàn bộ các chi nhánh, đơn vị thuộc cấp dưới; Kiểm toán quản lý, đánh giá cán bộ chuyển công tác; Kiểm toán giám sát các hoạt động nghiệp vụ mới; Kiểm toán đơn vị sự nghiệp quản lý ngoại hối các cấp. Ngoài ra, vụ KTNB còn thực hiện x ây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua nghiên cứu mô hình KTNB NHTW một số nước, chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho NHNN Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam (bao gồm cả Vụ Kiểm toán nội bộ và KTNB tại các NHNN chi nhánh) là:

Kiểm toán nội bộ là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu của NHTW các nước. Ban lãnh đạo NHTW các nước được nghiên cứu đều rất chú trọng đến công tác kiểm toán nội bộ. Dù mô hình tổ chức khác nhau, có NHTW trực thuộc Quốc hội, có NHTW trực thuộc Chính phủ, bộ phận KTNB các nước đều được tổ chức theo cơ cấu một Vụ độc lập, chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Thống đốc hoặc Hội đồng Quản trị. Vì vậy, tính độc lập trong hoạt động kiểm toán của Vụ KTNB rất cao.

28

Kiểm toán viên nội bộ của các NHTW đều được đào tạo cơ bản và bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ thuật kiểm toán. Đồng thời, các kiểm toán viên thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng từ các cán bộ của NHTW có trình độ, phẩm chất, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực được kiểm toán. Trình độ của các kiểm toán viên nội bộ NHNN phải tương đương hoặc cao hơn trình độ cuả các kiểm toán viên độc lập bên ngoài.

Hơn nữa, Vụ KTNB đều có mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức kiểm toán bên ngoài nên có điều kiện tham khảo, học hỏi thêm kinh nghiệm kiểm toán, kỹ năng thực hành kiểm toán được bồi dưỡng từ nhiều nguồn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về kiểm toán, trên cơ sở đó làm rõ hơn lý luận về Kiểm toán nội bộ NHNN. Qua khảo sát KTNB NHTW một số nước, đề tài rút ra một số kinh nghiệm cho KTNB NHNN Việt Nam. Đây là chương có tính chất lý luận làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Cách đây hơn 60 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp bước sang giai đoạn Quyết định, sau đại hội lần thứ II của Đảng, ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập

Một phần của tài liệu 0020 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28)