Nguyên tắc hoạt động

Một phần của tài liệu 0020 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

Để kiểm toán có thể đảm nhận tốt những chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động kiểm toán cần phải được quán triệt theo các nguyên tắc mang tính quyết định sự tồn tại và chất lượng của hoạt động kiểm toán như sau:

1.2.4.1. Nguyên tắc độc lập

Hoạt động của kiểm toán bị chi phối bởi nguyên tắc độc lập. Không có tính chất độc lập thì báo cáo kiểm toán không có giá trị trong xã hội.

Tính độc lập trong kiểm toán có nghĩa là kiểm toán chỉ tuân thủ pháp luật, quy trình và chuẩn mực kiểm toán được pháp luật thừa nhận, không một tổ chức, cá nhân nào có quyền can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán. Kiểm toán có quyền sử dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn để hoàn thành kiểm toán, tạo lập bằng chứng và đưa ra những nhận xét độc lập, khách quan của mình. Tính độc lập được thể hiện ở cả cơ quan kiểm toán và các kiểm toán viên. Nguyên tắc độc lập được thể hiện ở các mặt sau: Độc lập về lợi ích tài chính đối với đơn vị được kiểm toán với tổ chức tiến hành kiểm toán và cá nhân kiểm toán viên; Độc lập về mặt quyền lực;

Hạn chế tối đa việc kiểm soát viên, kiểm toán viên tham gia kiểm toán các hoạt động và các đơn vị (bộ phận) mà kiểm soát viên, kiểm toán viên đó chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý đơn vị (bộ phận) đó trong

vòng 05 năm gần nhất; Đảm bảo kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ không có những xung đột quyền lợi với đơn vị (bộ phận) đuợc kiểm toán; kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ không đuợc thực hiện kiểm toán đối với đơn vị (bộ phận) mà nguời điều hành đơn vị (bộ phận) đó là nguời thân của kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ;

Nhu vậy, điểm cơ bản là kiểm toán viên phải giữ vững mối quan hệ độc lập, vô tu đối với đối tuợng kiểm toán và tất cả các thành phần chịu ảnh huởng của việc thực thi các trách nhiệm của kiểm toán viên. Đó cũng là tiền đề cho nguyên tắc trung thực và khách quan.

1.2.4.2. Nguyên tắc trung thực, khách quan

Tính trung thực và tính khách quan nêu rõ: kiểm toán viên không đuợc chủ tâm phản ánh sai sự thật (tính trung thực), kiểm toán viên không đuợc để sự phán xét của mình bị hạn chế, lệ thuộc vào nguời khác.

Kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ NHNN phải có thái độ công bằng, không định kiến và tránh mọi xung đột về lợi ích. Mỗi kiểm soát viên, kiểm toán viên có quyền và nghĩa vụ báo cáo mọi vấn đề có thể ảnh huởng đến tính độc lập khách quan của mình truớc, trong khi thực hiện kiểm toán nội bộ với Vụ truởng Vụ Kiểm toán nội bộ;

Nguyên tắc trung thực quy định khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên đuợc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tu vấn khi cần thiết.

Nguyên tắc khách quan chỉ ra kiểm toán viên và các cơ quan kiểm toán phải có trình độ và khả năng đáp ứng yêu cầu để đảm bảo thực hiện một cách khách quan, công bằng, có hiệu quả các trách nhiệm đối với các báo cáo kiểm toán, việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán phải đuợc tiến hành một cách thận trọng, theo đúng các yêu cầu, trách nhiệm nghề nghiệp. Kiểm toán viên phải là nguời chính trực, trung thực, và có luơng tâm nghề nghiệp. Có tuân

20

thủ chặt chẽ nguyên tắc này, chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến của kiểm toán mới thực sự có hiệu quả. Thông tin mà kiểm toán viên cung cấp cho người sử dụng mới thực sự trung thực và có ý nghĩa cho quản lý, đặc biệt là quản lý kinh tế.

Thực hiện luân chuyển kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ, không bố trí một kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm toán tại một đơn vị (bộ phận) cụ thể trong 03 lần liên tục.

1.2.4.3. Nguyên tắc chỉ tuân thủ pháp luật

Tuân thủ chính sách pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm toán đã được Thống đốc phê duyệt.

Để đảm bảo tính độc lập, trung thực và khách quan của kiểm toán, vấn đề quan trọng và cần thiết là dù đặt ở đâu cũng phải đảm bảo nguyên tắc chỉ tuân thủ theo pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán. Kiểm toán được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Nếu bất kỳ kiểm toán viên hay công ty kiểm toán nào có sự vi phạm pháp luật cũng bị xét xử theo đúng quy định của pháp luật. Mọi tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những đánh giá và nhận xét của mình. Chính hoạt động kiểm toán có bản chất và chức năng là kiểm tra và tư vấn nên hơn ai hết, mọi hoạt động của kiểm toán đều xuất phát từ nguyên tắc chỉ tuân thủ theo pháp luật mà thôi.

Một phần của tài liệu 0020 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w