ĐỊNH HƯỚNG CHUNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂMTOÁN

Một phần của tài liệu 0020 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 85)

NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về nghiệp vụ kiểm toán nội bộ của NHNN ở chương 1 và thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ tại NHNN Chi nhánh TP Hà Nội ở chương 2, tác giả nêu lên một số quan điểm định hướng để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh.

Để Chi nhánh đạt được mục tiêu kiểm soát, kiểm toán nội bộ được sử dụng như một công cụ hữu hiệu với chức năng đảm bảo và tư vấn cho nhà lãnh đạo. Vai trò của KTNB dần dần chuyển từ hoạt động đánh giá công tác quản lý sang hoạt động mang tính tư vấn và đưa ra đảm bảo khách quan cho các cấp quản lý. Kiểm toán nội bộ đã tham gia trực tiếp vào quy trình quản trị hoạt động Chi nhánh. Công tác Kiểm toán nội bộ phải hướng theo quan điểm của liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC, 2013): “Kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá được lập ra trong một đơn vị kinh tế như là một dịch vụ cho đơn vị đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”. Như vậy về mặt bản chất, kiểm toán nội bộ là một loại hình kiểm soát có tổ chức mà chức năng là đo lường, đánh giá hiệu quả của những loại kiểm soát khác và mang tính nội kiểm.

Kiểm toán nội bộ tạo ra Giá trị gia tăng và cải thiện hoạt động của tổ chức. Đây chính là đóng góp nổi bật của kiểm toán nội bộ, bởi nó cung cấp sự

đảm bảo khách quan và có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, quản trị rủi ro, trong quy trình kiểm soát

Đối tuợng của kiểm toán rất rộng, đó là toàn bộ các hoạt động và bộ phận trong Chi nhánh.[17]

Để xây dựng NHNN Việt Nam nói chung và NHNN chi nhánh Hà Nội nói riêng thực sự trở thành một Ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thì việc xây dựng và hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ trở thành công cụ quan trọng trong bộ máy quản trị, điều hành hoạt động của Ngân hàng là điều rất quan trọng. Kiểm soát phải đi liền với việc điều hành hệ thống, phải là một quá trình diễn ra thuờng xuyên liên tục cùng với hoạt động quản lý, giúp nhà quản trị của đơn vị đạt đuợc mục tiêu bảo vệ tài sản, mục tiêu tuân thủ pháp luật, mục tiêu hoạt động và mục tiêu thông tin...

Để đạt đuợc những mục tiêu KSNB nhu trên, nhà quản trị phải sử dụng rất nhiều các công cụ hỗ trợ, trong đó có kiểm toán nội bộ. Truớc đây, kiểm toán nội bộ chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ kiểm soát để phục vụ cho nhà quản lý, tức là lẫn lộn vai trò với kiểm soát. Chất luợng kiểm toán nội bộ chua cao, điều này thể hiện ở việc kiểm toán nội bộ chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ của nhân viên với các quy định của Nhà nuớc và Ngân hàng, điều tra gian lận, sai sót đã phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng. Vai trò quan trọng của kiểm toán nội bộ là đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và đua ra đề xuất cải tiến chua thực hiện tốt. Việc đánh giá rủi ro làm cơ sở cho thực hiện kiểm toán chua đuợc thực hiện một cách hệ thống. Kiểm toán nội bộ với tu cách là một phần của việc giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ mới chỉ dừng lại ở công tác hậu kiểm duới hình thức tổ chức các cuộc kiểm tra, chủ yếu kiểm tra xem việc thực hiện có đúng quy trình không, kiểm tra chứng từ sổ sách có đầy đủ không.nên mất thời gian, chi phí và những vấn đề phát hiện thuờng là những vấn đề phát sinh trong quá khứ, không cho những kết

76

luận tổng thể về những điểm yếu trong hoạt động ngân hàng, không định huớng đuợc rủi ro trong tuơng lai. Ngày nay, nhiệm vụ của KTNB hiện đại là rà soát, đánh giá lại chính hệ thống KSNB một cách độc lập, khách quan cũng nhu đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã đuợc thiết lập; từ đó đua ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. Kiểm toán không phải là hoạt động “tự thân” và “vị thân”. Kiểm toán sinh ra từ yêu cầu của quản lí và phục vụ cho yêu cầu của quản lí. Giúp lãnh đạo các đơn vị xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng, tổ chức thi hành các cơ chế, chính sách, đảm bảo các cơ chế, chính sách, chế độ nghiệp vụ đuợc chấp hành đúng đắn, giữ vững kỷ cuơng, pháp luật của Nhà nuớc. Trong thời gian tới, hệ thống Kiểm toán nội bộ cần đuợc xây dựng và hoàn thiện theo huớng sau:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ của NHNN để tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai công tác kiểm toán nội bộ một cách có hiệu quả. Đồng thời gắn công tác kiểm toán nội bộ với các hoạt động quản lý điều hành, coi đó là một mắt xích không thể thiếu trong chỉ đạo điều hành hoạt động của NHNN.

- Áp dụng các phuơng pháp kiểm toán theo định huớng rủi ro

Phát hiện và phòng ngừa rủi ro, bảo vệ Ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả là nhiệm vụ của hoạt động kiểm toán nội bộ.

- Công tác cán bộ và đào tạo

Chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi duỡng tại chỗ, tập trung cho cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ; tạo điều kiện cho kiểm toán viên NHNN đuợc tham gia học hỏi kinh nghiệm hoạt động kiểm toán nội bộ trong và ngoài nuớc nhằm nâng cao kỹ năng thực hành kiểm toán. Cần phải hình thành một mô hình đào tạo thuờng xuyên và kiểm tra chất luợng đội ngũ

kiểm toán viên nội bộ. Vụ KTNB phải là đơn vị đầu mối để tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ với những kế hoạch, chương trình phù hợp từng thời kỳ.

- Tăng cường quan hệ hợp tác với Kiểm toán Nhà nước và Vụ KTNB NHNN

Xây dựng mối quan hệ tốt với Kiểm toán Nhà nước, Vụ Kiểm toán nội bộ. Kiểm toán Nhà nước và Vụ KTNB có thể dựa vào kết quả kiểm toán nội bộ của Chi nhánh và trao đổi với kiểm toán viên chi nhánh để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Mặt khác, kiểm toán viên chi nhánh có thể học hỏi kinh nghiệm từ Kiểm toán Nhà nước và Vụ KTNB.

- Vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm KTNB của NHTW các nước và các chi nhánh khác

Hoạt động của NHNN Việt Nam nói chung và hoạt động kiểm toán nội bộ nói riêng đang hướng tới sự hòa nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, do đó, nghiên cứu để vận dụng kinh nghiệm về tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ của NHTW các nước để áp dụng vào nước ta là tất yếu khách quan, song việc vận dụng phải có chọn lọc sao cho có hiệu quả cao nhất.

- Hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm toán

Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng rất rộng rãi, từ đó đặt ra yêu cầu việc kiểm toán cũng phải có sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin, ngoài cách kiểm toán truyền thống như hiện nay đang áp dụng tại chi nhánh. Với sự hỗ trợ của CNTT, các kiểm toán viên có thể truy cập các chương trình xử lý nghiệp vụ trong phạm vi quyền hạn của mình để khai thác thông tin báo cáo số liệu, từ đó đánh giá, phân tích số liệu và đề ra các biện pháp thích hợp khi tiến hành kiểm toán tại chỗ trong đó tập trung chủ yếu là các thông tin, số liệu thống kê, điện báo, báo cáo nghiệp vụ về kế toán - tài chính của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0020 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w