Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33)

1.2.3.1. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

Tập trung vào khẩu vị và chính

Vai trò của từng bộ phận

- Nhóm lãnh đạo (Bao gồm: Hội đồng quản trị, ủy ban quản trị rủi ro, ban tổng giám đốc)

+ Xác định khẩu vị rủi ro và cân đối các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

+ Phân bổ các nguồn lực và vốn

+ Đánh giá các các danh mục đầu tư, chọn các danh mục đầu tư tối ưu

- Cấp quản lý bộ phận kinh doanh chính (Bao gồm: Các giám đốc tại các chi nhánh/ Phó giám đốc, Phòng quản trị rủi ro và nợ có vấn đề tại chi nhánh, Phòng Quan hệ khách hàng):

+ Duy trì danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa hợp lý + Thiết kế hệ thống áp dụng

+ Phát triển chiến lược lựa chọn EVA ( giá trị kinh tế gia tăng) tối ưu

- Bộ phận quan hệ khách hàng (các cán bộ quan hệ khách hàng): + Cơ cấu giao dịch

+ Loại bỏ giao dịch kém chất lượng

+ Lựa chọn các giá trị kinh tế cộng thêm tại mức độ khách hàng

1.2.3.2. Nhận biết rủi ro tín dụng

Ngân hàng cần có phương pháp nhận ra những dấu hiệu rủi ro tín dụng để từ chối cho vay (trong trường hợp trước khi cho vay) hoặc để ngăn ngừa xử lý kịp thời (trong trường hợp đã cho vay). Có thể sắp xếp các dấu hiệu của rủi ro tín dụng theo các nhóm sau:

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng

+ Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoản của khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng

gồm: Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối; khó khăn trong thanh toán lương; sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi...

+ Các hoạt động vay: Mức độ vay thường xuyên gia tăng; thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi; thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn; yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.

+ Phương thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ thương mại cho các hoạt động phát triển dài hạn; chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, ví dụ: thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả (factoring); giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu; các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu; có biểu hiện giảm vốn điều lệ.

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng

+ Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành. + Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị, điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán.

+ Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện: Được hoạch định bởi HĐQT hoặc Giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm; HĐQT hoặc Giám

đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đề thuờng nhật; Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ; Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thuờng xuyên; lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi.

+ Quản lý có tính gia đình: có biểu hiện thiếu tin tuởng vào những nguời quản lý không thuộc gia đình; cho thành viên của gia đình chua đuợc đào tạo, huấn luyện đầy đủ đảm đuơng cuơng vị then chốt.

+ Có tranh chấp trong quá trình quản lý.

+ Có các chi phí quản lý bất hợp lý: Tập trung quá nhiều chi phí để gây ấn tuợng nhu thiết bị văn phòng quá hiện đại, phuơng tiện giao thông đắt tiền, Ban Giám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân.

- Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các un tiên trong kinh doanh

+ Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Doanh nghiệp bị ám ảnh bởi một khách hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; Ban Giám đốc cắt giảm lợi nhuận nhằm có đuợc những hợp đồng lớn.

+ Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Bị ám ảnh bởi một sản phẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác.

+ Sự cấp bách không thích hợp nhu: Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung ra sản phẩm dịch vụ quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đua ra không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc...

- Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật thương mại

+ Thay đổi trên thị truờng: tỷ giá, lãi suất; thay đổi thị hiếu; cập nhật kỹ thuật mới; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh.

+ Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao. + Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế. - Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán

+ Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính.

nhỏ càng tốt.

Theo quyết định này thì dư nợ trong Ngân hàng Thương mại được chia làm 5 nhóm:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

26

về tỷ lệ nợ thường xuyên; khả năng tiền mặt giảm;tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có. Số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các con nợ được kéo dài; hoạt động lỗ...

+ Những dấu hiệu phi tài chính khác: Những vấn đề về đạo đức, dáng vẻ của nhà kinh doanh; sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh; kho lưu trữ hàng hoá quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu.

1.2.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp nhà

quản trị

ngân hàng xác định được mức rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát. Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng của Ngân hàng

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi vay quá hạn.Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Để xem xét mức độ rủi ro tín dụng thông qua nợ quá hạn, sử dụng chỉ tiêu : Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ . quá hạn = Nz√n x 100%

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao. Nợ quá hạn tăng chứng tỏ dư nợ khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cao do đó xác suất sau này khách hàng trả nợ cho ngân hàng là thấp. Bên cạnh đó ngân hàng còn phải tăng chi phí trong việc giám sát, đôn đốc và các chi phí khác liên quan như tòa án, phát mại tài sản, chi phí cơ hội của khoản tín dụng.

- Tỷ lệ nợ xấu:

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 c ủa Thống đốc NHNN "Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" đã cho phép đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng của các TCTD thông qua ch ỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém 27

nợ gốc, lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc, lãi còn lại đúng thời hạn. Các khoản nợ của khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thì phân loại vào nợ nhóm 1.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại được đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ chờ xử lý; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Theo cách phân loại này, nợ các nhóm 3, 4 và 5 được coi là nợ xấu. Công thức tính tỷ lệ nợ xấu:

- Tỷ lệ mất vốn:

Đây là tỷ lệ giữa những khoản nợ có khả năng mất vốn so với tổng dư nợ. Neu nợ xấu còn có hy vọng đòi được trong tương lai thì tỷ lệ mất vốn là khoản thiệt hại rõ ràng không còn hy v ọng đòi lại được và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo cho hoạt động ngân hàng, cần phải trích lập quỹ dự phòng tín dụng cho những khoản vay thuộc nhóm này và phải luôn chú ý để giữ cho tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể để tránh RRTD. Công thức tính:

Tỷ lệ nợ mất vốn = p ^ m ^ n x100% Tổng dư nợ

- Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền đã trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng ho ặc đối tác của ngân hàng thương mại không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt và rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải càng cao. Công thức:

Dự phòng rủi ro đã trích lập

y P Tổng dư nợ

NHTM thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại điều 6 hoặc điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 24/4/2005 của Thống đốc NHNN để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

• Nhóm 1: 0% • Nhóm 3: 20% • Nhóm 5: 100%

• Nhóm 2: 5%; • Nhóm 4: 50%; - Tỷ lệ bù đắp rủi ro

Theo quyết định 493/QĐ-NHNN trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng thì các trường hợp sau được sử dụng quỹ dự phòng để xử lý RRTD:

- Khách hàng vay là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết hoặc mất tích.

- Các khoản nợ thuộc nhóm 5 được quy định tại điều 6 và điều 7 quyết định 493.

Công thức tính:

Dự phòng rủi ro đã bù đắp

Tỷ lệ bù đắp rủi ro = ---■„---x 100% Tổng dư nợ

Mô hình đo lường RRTD :

Từ tháng 6/2004, theo đề xuất của Basel II, các ngân hàng sẽ được sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bé để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các NHTM sẽ tự xác định các biến số hoạt động sau:

PD - Probability of Default: xác suất khách hàng không được trả nợ./ LGD - Loss Given Default: tỷ trọng tổn thất ước tính./

EAD - Exposure at Default: tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng trả được nợ./

EL - Expected Loss: tổn thất có thể ước tính./

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính EL được tính toán dựa trên công thức sau:

EL= PD x EAD x LGD Theo đó:

Thứ nhất: PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Với những số liệu đó, ngân hàng nhập vào một mô hình được xây dựng sẵn bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp và xác định ra xác suất không trả được nợ.

Thứ hai: EAD- tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ: Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì

vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gấp xấp xỉ hạn mức được cấp. Do đó, theo Basel II, EAD được xác định như sau:

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân

Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure: là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. “ LEQ x hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.

Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ.Điều này dẫn đến những khó khăn lớn trong tính toán. Ví dụ, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường hiếm khi rơi vào tình trạng này, do đó, không thể tính chính xác được LEQ của một khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức...

Thứ ba: LGD - tỷ trọng tổn thất ước tính: là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí sử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan. Tỷ trọng tổn thất ước tính có thể tính toán theo công thức sau đây:

LGD = ( EAD - Số tiền có thể thu hồi) / EAD

Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể được coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được.

Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ được tính EL - tổn thất ước tính của các khoản cho vay. Nếu ngân hàng tính chính xác được tổn thất ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều ứng dụng chứ không chỉ đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với rủi ro tín dụng.

1.2.3.4. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

Chiến lược quản trị RRTD của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33)