Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 97)

Để thực hiện tốt việc “mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng” Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội đã thường xuyên quan tâm đến công tác quản trị RRTD, với các biện pháp triển khai cụ thể hơn trong hoạt động tín dụng như đánh giá khách hàng, thẩm định xét duyệt vay vốn, phân loại khách hàng; công tác kiểm tra, kiểm soát được chú trọng hơn trong việc giám sát khách hàng vay vốn, có các biện pháp hỗ trợ khách hàng; công tác thu hồi nợ.... Với những biện pháp triển khai như vậy, thời

gian qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội bước đầu đã thu được những kết quả trong việc hạn chế RRTD, cụ thể như sau:

> Tốc độ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp ở mức cao

Mặc dù, năm 2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng chỉ đạt ở mức 11% thì tốc độ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội là 54,5%.

> Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu với mức thấp

Với việc áp dụng nghiêm túc quy trình mới về công tác cấp tín dụng, với sự quan tâm của Ban giám đốc và quyết tâm của toàn thể cán bộ quan hệ khách hàng, lãnh đạo các phòng ban, chi nhánh Tây Hà Nội đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu bằng nhiều biện pháp như đôn đốc khách hàng tìm nguồn trả nợ, động viên và cùng khách hàng tìm cách bán tài sản bảo đảm, đối với khách hàng chây ì thì khởi kiện tại tòa án để thu hồi nợ, do vậy nợ quá hạn trong cho vay doanh nghiệp đến 31/12/2014 là 9,4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,86% trong tổng dư nợ, nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp là 5,32 tỷ đồng với tỷ lệ 0.49% trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Những con số này là mức rất thấp so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng, tính đến thời điểm 30/11/2014, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành là 3.8%. Chứng tỏ công tác quản trị rủi ro tín dụng ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội đã đạt hiệu quả cao.

> Thay đổi cơ cấu đầu tư tín dụng doanh nghiệp

Trong thời gian qua, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cơ cấu tín dụng tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp, tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp; giảm dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp bằng ngoại tệ, tăng dần tỷ trọng cho vay bằng VND; giảm dần tỷ trọng cho vay ngành xây dựng cơ bản và tăng dần tỷ trọng cho vay ngành thương mại - dịch vụ Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung, định hướng của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà Nước và nhu cầu của thị trường hiện nay.

>Công tác phân loại khách hàng và phân loại nợ theo quy định của NHNN được quan tâm thực hiện nghiêm túc

Cùng với một số văn bản mới được ban hành để nâng cao công tác quản trị RRTD nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và hạn chế rủi ro, ngày 20/4/2005, ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loai nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Quy định số 18/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi quyết định 493. Theo đó, Hội đồng quản trị SHB cũng đã ban hành và triển khai đến từng chi nhánh trong toàn bộ hệ thống quyết định 56/QĐ-HĐQT ngày 09/04/2008, hướng dẫn thực hiện quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Việc áp dụng các quyết định này, Chi nhánh Tây Hà Nội đã chủ động được hơn trong việc đánh giá rủi ro của các khoản vay thông qua đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, các khoản nợ được đánh giá và phân loại một cách toàn diện hơn, sát với bản chất hơn, đồng thời khả năng quản trị rủi ro và sức cạnh tranh của chi nhánh được cải thiện đáng kể và có đủ nguồn tài chính dự phòng để bù đắp nếu tổn thất xảy ra.

Về chấm điểm và phân loai khách hàng hiện đang thực hiện theo quyết định số 492/QĐ-HĐQT ngày 11 tháng 09 năm 2012 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội về việc chấm điểm và đánh giá khách hàng làm cơ sở để có những biện pháp đối xử bình đẳng trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng.

> Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng được quan tâm thực hiện

Đầu năm, Ban Giám Đốc cứ vào mức độ rủi ro tín dụng đã được xác định, xây dựng kế hoạch gồm các việc cụ thể như:

- Xác định giới hạn tín dụng cho các phòng, bộ phận cũng như đối với khách hàng, khoản vay.

- Phân tích ngành hàng, nhóm khách hàng đưa ra cảnh báo rủi ro và kế hoạch thực hiện phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

- Hàng tháng, báo cáo về bộ phận quản trị rủi ro để tổng hợp kết quả thực hiện và kiến nghị Ban giám đốc việc thực hiện kế hoạch kỳ tiếp theo.

Ban giám đốc quyết định kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch. Các phòng, bộ phận khách hàng là đơn vị trực tiếp thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch.

> Kiểm tra, kiểm soát rủi ro tín dụng có kết quả tích cực

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thông qua Phòng Kiểm toán nội bộ tại chi nhánh. Phòng tiến hành kiểm tra thường xuyên và đột xuất theo chương trình của Ban Kiểm soát nội bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

Nhờ quan tâm đến hoạt động này mà thời gian qua, đã kịp thời phát hiện những sai sót trong khâu thẩm định, đánh giá khách hàng. Qua kiểm tra đã phát hiện ra những sai sót trong cho vay tại các phòng nghiệp vụ như hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ khoản vay chưa đầy đủ, tài sản đảm bảo khó xử lý thu hồi, các tính toán chưa chính xác, khâu giám sát vốn vay còn hạn chế... Qua đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội đã có những giải pháp kịp thời khắc phục tồn tại, bổ sung, chỉnh sửa, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng.

Việc kiểm tra, giám sát và cảnh báo, đề xuất, xử lý kiên quyết, kịp thời với các nghiệp vụ đã có tác động trực tiếp đến các bộ phận, nâng cao ý thức chấp hành cơ chế quy chế của cán bộ, giảm đi phần chủ quan, từng bước khắc phục lề lối làm việc theo thói quen dẫn đến sai sót, vi phạm.

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w