THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠ

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 62 - 70)

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

2.2.1. Thực trạng cho vay doanh nghiệp

Tín dụng doanh nghiệp luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng dư nợ của toàn nền kinh tế và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội - chi nhánh Tây Hà Nội cũng không ngừng gia tăng cho vay doanh nghiệp.

Tình hình cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh Tây Hà Nội trong những năm vừa qua được thể hiện cụ thể qua bảng 2.5 sau:

Trong đó : Dư

nợ cho vay

doanh nghiệp

559 83,4 746,4 86,7 1.092,6 82,1

1. Theo loại tiền

VND_________ 498,8 89,2 679,6 91,1 1.022,4 93,6 Ngoại tệ quy VND 60,2 10,8 66,8 8,9 70,2 6,4 Tổng_________ 559 100 746,4 100 1.092,6 100 2. Theo thời hạn Ngắn hạn 447,8 49,9 613,5 82,2 862,4 78,9 Trung, dài hạn 111,2 19,9 132,9 17,8 230,2 21,1 Tổng_________ 559 100 746,4 100 1.092,6 100

3. Theo tài sản bảo đảm

Cho vay có TSBĐ 538,5 96,3 713,9 95,6 1.047,3 95,8 Cho vay không có TSBĐ ______ 20,5 5,7 32,5 4,4 45,3 4,2 Tổng_________ 559 100 746,4 100 1.092,6 100 4. Theo ngành kinh tế Ngành Nông - Lâm - Thủy sản 20 3,5 23,7 3,2 22,4 2,1 Ngành công nghiệp 203,7 36,4 294,9 39,5 442,5 40,5 Ngành xây dựng 160,3 28,7 172,5 23,1 257,3 13,4 Ngành Thương mại - Dịch vụ 175 31,4 255,3 34,2 370,4 33,9 Tổng_________ 559 100 746,4 100 1.092,6 100

Nhận xét chung

Dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội - chi nhánh Tây Hà Nội có xu hướng tăng trưởng ổn định:

-Năm 2012, dư nợ cho vay doanh nghiệp là 559 tỷ đồng, chiếm 83,4% tổng dư nợ.

- Năm 2013, dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 746,4tỷ đồng (tăng 187,4 tỷ đồng, tương ứng với 33,5% so với năm 2012) và chiếm 86,7% tổng dư nợ.

- Năm 2014, dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 1.092,.6 tỷ đồng (tăng 346,2 tỷ

đồng, tương ứng với 46,4% so với năm 2013) và chiếm 82,1% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do năm 2014, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội - chi nhánh Tây Hà Nội thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội về các giải pháp để hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất thấp, giúp giảm chi phí kinh doanh, từ đó tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng lành mạnh, an toàn hiệu quả.

2.2.1.1. Tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp theo loại tiền

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

- Năm 2012, dư nợ cho vay doanh nghi ệp b ằng VND là 498,8 tỷ đồ ng, chiế m 89,2% tổng dư nợ cho vay doanh nghi ệp. Dư nợ cho vay doanh nghi ệp b ằng ngo ại tệ (quy đổ i VND) là 60,2 tỷ đồng, chi ếm 11.8% t ổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.

- Năm 2013, dư nợ cho vay doanh nghiệp bằng VND là 679,6 tỷ đồng, chiếm 91,1% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 180,8 tỷ đồng (tương đương với 36,2%) so với năm 2012. Dư nợ cho vay doanh nghiệp bằng ngoại tệ (quy đổi VND) là 66,8 tỷ đồng, chiếm 8,9% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 6,6 tỷ đồng (tương đương với 11%) so với năm 2012.

- Năm 2014, dư nợ cho vay doanh nghiệp bằng VND là 1.022,4 tỷ đồng, chiếm 93,6% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 342,8 tỷ đồng (tương đương với 50,4%) so với năm 2013. Dư nợ cho vay doanh nghiệp bằng ngoại tệ (quy đổi VND) là 70,2 tỷ đồng, chiếm 6,4% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 3,4 tỷ đồng (tương đương với 5,1%) so với năm 2013.

Như vậy: Dư nợ cho vay doanh nghiệp bằng VND luôn tăng trưởng qua các năm 2012-2014 cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Trong khi đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp bằng ngoại tệ (quy đổi VND) chỉ tăng số tuyệt đối . Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo loại tiền vận động theo hướng: tăng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp bằng VND và giảm tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ.

Nguyên nhân: Do các khách hàng doanh nghiệp của SHB CN Tây Hà Nội hoạt

động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chưa nhiều vì vậy tỷ trọng cho

vay doanh nghiệp bằng ngoại tệ trong cho vay doanh nghiệp ở mức thấp. Mặt khác vay

Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay doanh nghiệp theo thời hạn giai đoạn 2012-2014

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

- Năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp là 447,8 tỷ đồng, chiếm 49,9% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Dư nợ cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp là 111,2 tỷ đồng, chiếm 19,9% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.

- Năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp là 613,5 tỷ đồng, chiếm 82,2% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 165,7 tỷ đồng (tương đương với 37%) so với năm 2012. Dư nợ cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp là 132,9 tỷ đồng, chiếm 17,8 % tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 21,7 tỷ đồng (tương đương với 19,5%) so với năm 2012.

- Năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp là 862,4 tỷ đồng, chiếm 78,9% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 248,9 tỷ đồng (tương đương với 40,6%) so với năm 2013. Dư nợ cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp là 230,2 tỷ đồng, chiếm 21,1 % tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 97,3 tỷ đồng (tương đương với 73,2%) so với năm 2013

Như vậy: Dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn doanh nghiệp luôn tăng trưởng qua các năm 2010-2012 cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Cơ cấu cho vay

doanh nghiệp theo thời hạn vận động theo hướng: tăng tỷ trọng và số lượng cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn doanh nghiệp.

Nguyên nhân: Năm 2013-2014 nền kinh tế đang dần được phục hồi, nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp tăng cao, việc đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua mới máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng dần được các doanh nghiệp thực hiện vì vậy dư nợ cho vay trung dài hạn doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên nhu cầu vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh vẫn là chủ yếu nên dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Bên cạnh đó, một nguyên nhân rất quan trọng khác đó là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Tây Hà Nội xác định cơ cấu danh mục cho vay là ưu tiên tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn.

2.2.1.3. Tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp theo tài sản đảm bảo

Biểu đồ 2.3: Tmh hình cho vay doanh nghiệp theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2012-2014

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

- Năm 2012, dư nợ có TSBĐ của doanh nghiệp là 538,5 tỷ đồng, chiếm 96,3% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Dư nợ cho vay không có TSBĐ của doanh nghiệp là 20,5 tỷ đồng, chiếm 5,7% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.

- Năm 2013, dư nợ có TSBĐ của doanh nghiệp là 713,9 tỷ đồng, chiếm 95,6% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 175,4 tỷ đồng (tương đương với 32,6%) so với năm 2012. Dư nợ cho vay không có TSBĐ của doanh nghiệp là 32,5 tỷ đồng, chiếm 4,4 % tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 12 tỷ đồng (tương đương với 58,5%) so với năm 2012.

- Năm 2014, dư nợ cho vay có TSBĐ của doanh nghiệp là 1.047,3 tỷ đồng, chiếm 95,8% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 333,4 tỷ đồng (tương đương với 46,7%) so với năm 2013. Dư nợ cho vay không có TSBĐ doanh nghiệp là 45,3 tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 12,8 tỷ đồng (tương đương với 39,4%) so với năm 2013.

Như vậy: Dư nợ cho vay có TSBĐ của doanh nghiệp luôn tăng trưởng qua các năm 2012-2014 cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, dư nợ cho vay không có TSBĐ của doanh nghiệp qua các năm 2012-2014 tăng về số tuyệt đối nhưng giản về số tương đối. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo thời hạn vận động theo hướng: tăng tỷ trọng cho vay có TSBĐ của doanh nghiệp và giảm tỷ trọng cho vay không có TSBĐ doanh nghiệp.

Nguyên nhân: Hoạt động cho cho vay doanh nghiệp không có TSĐB tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa ổn định, vì vậy SHB CN Tây Hà Nội đã đánh giá lại các khách hàng doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng được các điều kiện cho vay không có TSBĐ và cấp tín dụng không có TSBĐ cho các doanh nghiệp này nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn trong quản trị rủi ro tín dụng.

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

NQH (ngắn hạn) = A (Tỷ đồng) ____________________ 3,9 3,37 3,62 Dư nợ ngắn hạn = B (Tỷ đồng) 447,8 613,5 862,4 Tỷ lệ NQH (ngắn hạn) = A/B (%) , 0,87 0,55 0,42 NQH ( trung, dài hạn) = C (Tỷ đồng) 13,9 7,71 5,78

Dư nợ trung, dài hạn = D

________(Tỷ đồng)____________

111,2 132,9 230,2

Tỷ lệ NQH (trung,dài hạn)=

C/D ’ 12,5 5,8 2,51

Tổng dư nợ cho vay DN= E (Tỷ đồng)

___________________

559 746,4 1.092,6

Tổng NQH = F (Tỷ đồng) 17,8 11,08 9,4

Tỷ lệ NQH = F/E (%) 3,18 1,48 0,86

Biểu đồ 2.4: Tình hình hoạt động cho vay DN theo ngành kinh tế từ 2012-2014.

Từ biểu đồ trên cho thấy có sự phân bổ rất rõ ràng trong cơ cấu tín dụng giữa các ngành kinh tế khác nhau:

Năm 2012, dư nợ tín dụng tập trung cao nhất ở ngành công nghiệp, đạt 203,7 tỷ đồng, chiếm 36,4% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, sau đó là lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đạt 175 tỷ đồng, chiếm 31,4% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp; cao thứ ba là ngành xây dựng với con số 160,3 tỷ đồng, chiếm 28,7% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, cuối cùng là lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản, đạt 20 tỷ đồng, chiếm 3,5%.

Năm 2013, dư nợ tín dụng vẫn tập trung cao nhất ở ngành công nghiệp, đạt 294,9 tỷ đồng (tăng 91,2 tỷ đồng, tương đương với 41,8% so với năm 2012), chiếm 39,5% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp; sau đó là lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đạt 255,3 tỷ đồng (tăng 80,3 tỷ đồng, tương đương với 45,9% so với năm 2012), chiếm 34,2% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp; cao thứ ba là ngành xây dựng với con số 172,5 tỷ đồng (tăng 12,2 tỷ đồng, tương đương với 7,6% so với năm 2012), chiếm 23,1% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, cuối cùng là lĩnh vực Nông - Lâm ngư - Thủy sản, đạt 23,7tỷ đồng (tăng 3,7 tỷ đồng, tương ứng với 18,5% so với năm 2012), chiếm 2.1% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.

Năm 2014, dư nợ tín dụng tập trung cao nhất ở ngành công nghiệp, đạt 442,5 tỷ đồng (tăng 147,6 tỷ đồng, tương ứng với 59,1% so với năm 2013), chiếm 40,5% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp; sau đó là lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đạt 370,4 tỷ đồng (tăng 115,1 tỷ đồng, tương ứng với 45,1% so với năm 2013), chiếm 33,4% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp; cao thứ ba là ngành xây dưng với con số 257,3 tỷ đồng (tăng 84,8 tỷ đồng, tương ứng với 49,2% so với năm 2013), chiếm 13,4% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, cuối cùng là lĩnh vực Nông - Lâm ngư - Thủy sản, đạt 22,4 tỷ đồng, chiếm 2,1% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 62 - 70)