Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 103)

2.3.2.1. Những tồn tại

> Cơ cấu cho vay chưa cân đối, hợp lý

Dư nợ cho vay và tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngành công nghiệp vẫn ở mức

cao qua các năm. Sự tập trung này tiềm ẩn rủi ro lớn trong hoạt động cho vay, bởi đây

là ngành chịu sự tác động rất lớn từ biến động thị trường, chính sách, giá cả...

> Công tác kiểm tra, giám sát vốn vay còn yếu, mang nặng tính hình thức

Cán bộ quan hệ khách hàng đã không kiểm tra, giám sát từng khách hàng vay vốn được thường xuyên. Nếu có cũng chỉ là hình thức. Hậu quả của vấn đề trên là không phát hiện được những dấu hiệu vi phạm, sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng sẽ không kịp thời, mặc dù hiện những trường hợp phát sinh nợ xấu chưa nhiều nhưng nếu Cán bộ quan hệ khách hàng tiếp tục kiểm tra mang tính hình thức thì rủi ro tín dụng chắc chắn dễ xảy ra.

Theo quy chế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, ngoài phần cảnh báo những rủi ro về ngành hàng do thông tin từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cung cấp, nhiệm vụ của phòng quản trị rủi ro hàng năm phải tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội phân tích ngành hàng, điều kiện và năng lực của từng phòng giao dịch từ đó định hướng đầu tư và giao mức phán quyết tín dụng, thẩm định và đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay cho các đơn vị này, tuy nhiên do trình độ năng lực cũng như số lượng cán bộ được phân công nhiệm vụ này còn yếu và thiếu, mang nặng tính chiếu lệ nên hiệu quả công tác chưa cao, do đó dẫn đến có những quyết định chưa phù hợp với đặc điểm thực tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội mà gần như theo định hướng cứng nhắc của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội dẫn đến quyết định chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội.

2.3.2.2. Nguyên nhân

> Nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất: hệ thống cung cấp thông tin hoạt động kém hiệu quả.

Mặc dù, hiện tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội có tỷ lệ thấp, song qua theo dõi kết quả kiểm tra của Phòng Kiểm toán cho thấy quá trình thẩm định khách hàng vay vốn chưa chặt chẽ do cán bộ thiếu thông tin, việc phân tích, đánh giá, nhận xét các thông tin còn mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào các số liệu, tài liệu do khách hàng cung cấp, thông tin qua bạn hàng, cơ quan chủ quản, cơ quan thuế chưa nhiều...những sai sót trên là nguy cơ lớn dễ xảy ra rủi ro tín dụng trong tương lai.

- Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cũng chỉ mới khai thác hồ sơ

của khách hàng trong thời gian 3 năm trở lại đây nhưng cũng không thường xuyên, thông tin còn chậm, không cập nhật kịp thời nên hiệu quả khai thác thông tin chưa cao.

- Thông tin từ các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề để tham khảo chủ yếu là từ các phương tiện thông tin đại chúng. Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội chưa có bộ phận nghiên cứu, tổng hợp thông tin dự báo nên việc tìm hiểu thông tin không dễ dàng.

Công chứng...), các Tổ chức tín dụng rất khó khăn do có những quy định riêng về tính bảo mật và cạnh tranh nên khó khai thác hết được thông tin mà ngân hàng cần.

Thứ hai: Năng lực đội ngũ cán bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội còn yếu.

Cán bộ làm công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh bao gồm cán bộ tại bộ phận quan hệ khách hàng của Phòng khách hàng/ Phòng giao dịch và cán bộ của phòng Thẩm định.

- Cán bộ quan hệ khách hàng đang còn coi nhẹ khâu kiểm tra sau khi cho vay, chưa thực hiện kiểm tra, giám sát từng khách hàng hoặc từng dự án vay vốn của khách hàng được thường xuyên. Nếu có cũng chỉ là hình thức, và hậu quả việc phát hiện những dấu hiệu vi phạm, sử dụng vốn sai mục đích... của khách hàng không kịp thời sẽ dẫn đến RRTD.

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ thẩm định rủi ro còn nhiều hạn chế. Việc nắm bắt kiến thức về nền kinh tế thị trường nói chung và hoạt động của một NHTM trong nền kinh tế thị trường trong thời điểm cạnh tranh gay gắt hiện nay của một số cán bộ tín dụng thẩm định rủi ro và quản trị rủi ro còn chưa đáp ứng yêu cầu. Những cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế, trong khi đó công tác thẩm định và phân tích tín dụng lại rất cần đến kinh nghiệm thực tế, khả năng phân tích thông tin tổng hợp trên nhiều lĩnh vực hoạt động mới có thể đưa ra đánh giá chính xác

- Việc kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay chưa chặt chẽ, còn hình thức. Cho vay không đủ căn cứ để giải ngân dẫn đến khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích khác. Thời hạn cho vay chưa phù hợp với kỳ luân chuyển vốn, khách hàng sau khi bán hàng không trả nợ ngân hàng mà dùng vốn quay vòng tiếp theo hoặc sử dụng sai mục đích làm ảnh hưởng kế hoạch trả nợ tiền vay.

- Vẫn còn một vài CBTD chưa tự đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, làm việc theo lỗi cũ, không theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế, phẩm chất đạo đức thấp dẫn đến rủi ro đạo đức có thể xảy ra.

> Nguyên nhân khách quan.

Một là, Nguyên nhân từ phía khách hàng.

doanh có tỷ suất sinh lời thấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay Ngân hàng, kinh doanh ngành nghề có mức độ rủi ro cao. Khi kinh doanh gặp khó khăn thì thiếu nguồn trả nợ ngân hàng.

Hầu hết khách hàng là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành xây dựng cơ bản và ngành giao thông vận tải, kinh doanh khách sạn do trình độ hạn chế, năng lực điều hành kém hiệu quả, dẫn đến phuơng án hiệu quả thấp ảnh huởng đến kế hoạch trả nợ Ngân hàng.

Hai là, Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, chưa đồng bộ.

Nguyên nhân này làm kìm hãm hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội.

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thuờng vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc (NHNN) và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản duới luật huớng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vuớng mắc bất cập nhu một số văn bản về việc cuỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả đuợc nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm đuợc điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nuớc, không có chức năng cuỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đuờng tố tụng... cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết đuợc nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Vì thế các khoản vay mặc dù có tài sản thế chấp bảo đảm nhung không có khả năng thu hồi.

Ba là, Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập.

Hiện nay ở VN chua có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động qua một thập niên và đã đạt đuợc những kết quả buớc đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhung

chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp nhiều lúc chưa chính xác, chưa tách bạch dư nợ của từng TCTD của khách hàng khi vay nhiều TCTD. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng.

Bốn là, sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:

Ve hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị rủi ro: Do Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về quản trị rủi ro tín dụng nên công tác thanh tra, giám sát rủi ro tín dụng chưa phát huy hiệu quả.

Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra

tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp

ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn.

Ket luận chương 2

Trong chương 2 tác giả đã hoàn thành một số nghiên cứu sau:

Tập trung phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp và rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, cũng như đánh giá kết quả triển khai công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội. Từ đó đưa ra nhận xét những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu chương 2 của luận văn đã tạo tiền đề để nghiên cứu đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI,

CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 103)