Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của cácngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 49)

Trung Quốc

Nghiên cứu thực tế hoạt động của các Ngân hàng thương mại, các chuyên gia kinh tế Trung Quốc đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các khoản nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Trung Quốc, gồm:

+ Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn.

+ Cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng - là những nguồn trả nợ thứ yếu mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

+ Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn.

+ Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao + Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình

+ Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả

+ Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra...

+ Không văn bản hoá thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

+ Không có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ.

+ Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay.

+ Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

Từ một số nguyên nhân trên trong vô vàn các nguyên nhân gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự - Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng.

1.3.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại

Nhật Bản

Đối với các NHTM Nhật Bản, bài học quan trọng về quản trị rủi ro tín dụng có thể rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn là:

- Việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra lỗ lãi ngân hàng. Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.

- Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn.

- Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một cách khách quan các tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.

- Nếu mức lãi lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu ban điều hành các ngân hàng cũng được thay thế.

- Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt được. Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh

nghiệp không khoẻ mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh huởng.

Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi đuợc. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng nhu xử lý những khoản nợ xấu mà truớc đây đã từng gây ra các khoản lỗ lãi lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 49)