Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 70 - 77)

TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội

2.2.2.1. Nợ quá hạn trong cho vay doanh nghiệp

> Thực trạng nợ quá hạn trong cho vay doanh nghiệp theo kỳ hạn.

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn trong cho vay doanh nghiệp theo kỳ hạn từ 2012-2014

Tốc độ tăng truởng tín dụng 33,52% 46,38 %

Tốc độ gia tăng NQH -37,75% -15,16%

Bảng 2.6 cho thấy :

Năm 2012, nợ quá hạn là 17,8 tỷ đồng, chiếm 3,18% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Trong đó: nợ quá hạn ngắn hạn trong cho vay doanh nghiệp là 3.9 tỷ đồng chiếm 0,87% tỷ trọng nợ ngắn hạn cho vay doanh nghiệp; nợ quá hạn trung, dài hạn trong cho vay doanh nghiệp là 13,9 tỷ đồng, chiếm 12,5 % dư nợ cho vay trung dài hạn doanh nghiệp.

Năm 2013, nợ quá hạn là 11,08 tỷ đồng (giảm 6,72 tỷ đồng, tương ứng với 7,75% so với năm 2012), chiếm 1,48% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Trong đó: nợ quá hạn ngắn hạn trong cho vay doanh nghiệp là 3,37 tỷ đồng (giảm 0,53 tỷ đồng, tương đương với 13,59% so với năm 2012), chiếm 0,55 % tỷ trọng nợ ngắn hạn cho vay doanh nghiệp; nợ quá hạn trung, dài hạn trong cho vay doanh nghiệp là 7,71 tỷ đồng (giảm 6,19 tỷ đồng, tương ứng với 44,53% so với năm 2010), chiếm 5,8% dư nợ cho vay trung dài hạn doanh nghiệp.

Năm 2014, nợ quá hạn là 9,4 tỷ đồng (giảm 1,68 tỷ đồng, tương ứng với 15,16% so với năm 2013), chiếm 0,86% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Trong đó: nợ quá hạn ngắn hạn trong cho vay doanh nghiệp là 3,62 tỷ đồng (tăng 0,25 tỷ đồng, tương đương với 7,42% so với năm 2013), chiếm 0,42 % tỷ 5,78 tỷ đồng (giảm 1,93 tỷ đồng, tương ứng với 25,03 so với năm 2013), chiếm 2,51% dư nợ cho vay trung dài hạn doanh nghiệp.

Như vậy, trong giai đoạn 2012 - 2014, tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay doanh nghiệp luôn ở mức thấp, riêng năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 3,18% nguyên nhân là do sự tăng mạnh của nợ quá hạn trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp . Tại thời điểm 31/12/2012, nợ quá hạn trong cho vay trung hạn doanh nghiệp ở mức 13.9 tỷ đồng, cụ thể là do một phần khoản vay của Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Bông Sen Vàng quá hạn trên 10 ngày vì vậy làm cho tổng dư nợ của Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Bông Sen Vàng quá hạn 7 tỷ đồng, nhưng ngay sau đó, khi các khoản nợ quá hạn này được thu hồi thì dư nợ còn lại chuyển về nhóm 1. Vì vậy đến 31/12/2013, nợ quá hạn trong cho vay trung hạn doanh nghiệp chỉ ở mức 7,71 tỷ đồng, và tổng nợ quá hạn đối với cho vay doanh nghiệp ở mức 11,08 tỷ đồng chiếm 1,48% trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Trong khi đó, năm 2012 là một năm vô cùng khó khăn với nền kinh tế nói chung và ngành

Ngân hàng nói riêng, tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống Ngân hàng ở mức khá cao, chứng tỏ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội đã quản lý tuơng đối nợ quá hạn trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, có thể xem xét nợ quá hạn duới góc độ tỷ trọng theo thời hạn, cụ thể theo Biểu đồ 2.5.

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn, trung dài hạn trong cho vay

Vòng ngoài: Năm 2014 Vòng giữa: Năm 2013 Vòng trong: Năm 2012

Biểu đồ 2.5 cho thấy: Năm 2012, 2013, 2014 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỉ trọng thấp (lần luợt là 21,91%, 30,42% và 38,51%) nhung đang có xu huớng gia tăng. Và nguợc lại, nợ quá hạn trung, dài hạn trong tổng nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao (lần luợt là 78,09%, 69,58% và 61,49%) nhung đang có xu huớng giảm dần.

Tuy nhiên để thấy rõ hơn chất luợng các khoản nợ, ta cần xem xét tuơng quan tăng truởng tốc độ tín dụng với tỷ lệ gia tăng NQH qua các năm, ta có bảng sau:

(tỷ đồng) NQH (%) (tỷ đồng) NQH (%) (tỷ đồng) NQH (%) Ngành Nông - Lâm - Thủy sản 0 0 0 0 0 0 Ngành công nghiệp 0,76 0,34 0,64 0,27 0,65 0,15 Ngành xây dựng 5,69 3,55 4,82 2,79 4,6 1,79 Ngành Thương mại - Dịch vụ 11,35 6,49 5,62 2,20 4,15 1,12 Tổng 17,8 3,18 11,08 1,48 9,4 0,86 59

Theo bảng 2.4 ta thấy, để đánh giá chất lượng tín dụng cần phải đánh giá theo thời kỳ, vì khi đánh giá chất lượng tín dụng tại từng thời điểm sẽ không đưa ra được các nhận định chính xác.

> Thực trạng nợ quá hạn theo loại hình kinh tế

Bằng việc phân tích thực trạng nợ quá hạn theo loại hình kinh tế sẽ cho thấy mức độ tập trung NQH ở các ngành nghề khác nhau. Bảng dưới đây thể hiện tình hình NQH ở các ngành nghề khác nhau. Bảng dưới đây thể hiện tình hình NQH tại các ngành nghề cụ thể:

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn trong cho vay doanh nghiệp theo loại hình kinh tế

Nhóm 4 3,7 2,91 2,82

Nhóm 5 1,2 0,98 0,7

Tổng nợ xấu 8,7 6,29 5,32

Tổng du nợ _______559 746,4 1.092,6

Tỷ lệ nợ xấu 1,55 % 0,84% 0,49 %

Chú thích: Tỷ lệ NQH ngành i= NQH ngành i / Dư nợ cho vay ngành i

Từ bảng trên ta thấy rằng: Tỷ lệ NQH của ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp bằng 0, còn các ngành kinh tế khác có mức biến động khá lớn, trong đó tỷ lệ NQH của ngành Thương mại - Dịch vụ luôn cao nhất , cụ thể:

Năm 2012, ngành thương mại - dịch vụ có tỷ lệ NQH cao nhất là 6,49%; sau đó là ngành xây dựng với tỷ lệ 3,55%, thứ ba là công nghiệp với tỷ lệ 0,34% và cuối cùng là ngành nông - lâm - ngư nghiệp với tỷ lệ 0%.

60

Năm 2013, ngành xây dựng có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất ở mức 2,79%, sau đó là ngành thuơng mại - dịch vụ ở mức 2,20%, thứ ba là ngành công nghiệp ở mức 0,27% và cuối vùng là ngành nông - lâm - ngu nghiệp với tỷ lệ 0%.

Năm 2014, mức cho vay ngành công nghiệp là 442,5 tỷ đồng và có tỷ lệ NQH thấp thứ hai (sau ngành nông - lâm - ngu nghiệp là 0%) với tỷ lệ 0,15 %; ngành thuơng mại, dịch vụ là 1,12 %; ngành xây dựng là 1,79%.

Nhu vậy, giai đoạn từ năm 2012 - 2014 tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề tuơng đối thấp, những ngành có mức tập trung tín dụng cao thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp, tuy nhiên đây chỉ là số liệu tại thời điểm cuối các năm, do đó chua thể đua ra những nhận xét chính xác về xu huớng nợ quá hạn.

2.2.2.2. Nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp

Tình hình nợ xấu của NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội đuợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9: Tỷ trọng nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014

Số tiền trích lập DPRR 4,27 3,15 2,67 Tỷ lệ trích lập dự phòng 0,76 % 0,42 % 0,24%

(Nguồn: Từ BC của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội)

Bảng 2.9: Tỷ trọng nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014

Nhìn vào bảng 2.9 trên ta thấy rằng nợ xấu qua các năm tại Chi nhánh đều giảm, cụ thể nhu sau:

Năm 2012: Tổng nợ xấu là 8,7 tỷ đồng chiếm 1,55% tổng du nợ, trong đó nợ xấu nhóm 3,4,5 lần luợt là 3,8,3,7 , 1,2 tỷ đồng.

Năm 2013: Tổng nợ xấu giảm xuống còn 6,29 tỷ đồng, chiếm 0,84% tổng du nợ. Nợ xấu ở nhóm 3 giảm 1,4 tỷ đồng còn 2,4 tỷ đồng, nhóm 4 giảm 0,79 tỷ đồng còn 2,91 tỷ đồng, nhóm 5 giảm đi 0,22 tỷ đồng (Còn 0,98 tỷ đồng).

Năm 2014: tổng nợ xấu là 5,32 tỷ đồng (giảm 0,97 tỷ đồng, tương ứng với 15,42% so với năm 2013), chiếm 0,49 %.

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội trong giai đoạn 2012- 2014 giảm cả về số tuyệt đối và tương đối, tỷ lệ này ở mức thấp so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành. Theo Ngân hàng Nhà Nước, nợ xấu chung của hệ thống ngân hàng vào cuối tháng 11 năm 2014 là 3,8%, chứng tỏ rằng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội rất tốt.

Nguyên nhân: Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 cao là do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh. Mặt khác trong một thời gian dài (2007-2012), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội đã theo đuổi chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong khi đó công tác quản trị rủi ro còn nhiều bất cấp như công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.. .Công tác phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chưa sát với thị trường để có biện pháp ứng xử kịp thời.

2.2.2.3. Tình hình trích lập dự phòng trong cho vay doanh nghiệp

Theo QĐ 493/2005/QĐ- NHNN, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện được đầy đủ theo cam kết. Đây là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và khả năng quản lý nợ của ngân hàng. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng trong cho vay doanh nghiệpthể hiện qua bảng sau :

Từ bảng trên ta thấy rằng tỷ lệ trích lập dự phòng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội cao nhất ở năm 2012, là 0,76%, nguyên nhân là do năm 2012 nợ nhóm 2 ở mức cao 9,1 tỷ đồng, năm 2013, 2014 lần lượt là 0,

42% và 0,24%. Điều này chứng tỏ, chất lượng các khoản cho vay tại chi nhánh đang dần được cải thiện, các khoản nợ của khách hàng bị phân vào các nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn giảm xuống. Và công tác trích lập dự phòng của chi nhánh luôn đươc thực hiện nghiêm túc.

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 70 - 77)