Kiến nghị đối với Trụ sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 119 - 123)

Hà Nội

> Luôn chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN trong việc hỗ trợ cho vay doanh nghiệp. Hoàn thiện chính sách và

> Hỗ trợ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội trong công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ.

> Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin ngày càng hiện đại hơn.

> Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trong toàn hệ thống ngân hàng nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình cho vay tại các chi nhánh để có biện pháp khắc phục tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra đối với ngân hàng.

Ket luận chương 3

Từ thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đã phân tích trong chương 2, luận văn đã đề ra một số giải pháp cần thiết nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội. Một số giải pháp thực hiện nội tại trong ngân hàng như hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng, hoàn thiện mô hình đo lường rủi ro tín dụng, đa dạng hóa danh mục tín dụng...nhưng một số giải pháp liên quan đến các cơ quan hữu quan như hoàn thiện hệ thống thông tin minh bạch kịp thời đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của ngân hàng, sử dụng các công cụ phái sinh.. .Trên cơ sở đó, luận văn cũng đề đạt một số kiến nghị đến Chính phủ, đến Ngân hàng Nhà Nước và đến Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội nhằm tạo điều kiện thực thi các giải pháp trên một cách hiệu quả nhất góp phần tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, nó đáp ứng phần lớn nhu cầu tín dụng của mọi thành phần, mọi ngành nghề kinh tế. Tín dụng ngân hàng đảm bảo cho sự vận hành thông suốt của sản xuất và lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập cho công chúng. Với độ nhạy cảm đặc biệt, tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, mọi sự đổ vỡ tín dụng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng không những cho bản thân ngân hàng mà cho cả nền kinh tế. Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng khó khăn, tổng cầu suy giảm dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không bán được hàng, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, nguồn vốn dùng để trả nợ ngân hàng là rất khó khăn dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phá sản, ngân hàng khó thu hồi được nợ vay, nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao...

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vị nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, khái quát được các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại, tìm hiểu các mô hình, các công cụ mà Ngân hàng Thương mại áp dụng để quản trị rủi ro tín dụng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng.

- Thứ hai, nghiên cứu và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội, qua đó đánh giá được những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Phân tích nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội.

- Thứ ba, trên cơ sở phân tích nguyên nhân, luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội. Việc làm thế nào để thực hiện các giải pháp này một

cách hiệu quả nhất không chỉ lệ thuộc nội tại vào chính bản thân Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội, mà lệ thuộc vào việc thực thi những giải pháp hỗ trợ của các cơ quan hữu quan. Chính vì vậy, luận văn đã đua ra một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành và Ngân hàng Nhà nuớc nhằm góp phần không chỉ

tăng cuờng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội nói chung mà cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thuơng mại Việt Nam.

Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội quản trị rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, kiểm soát đuợc các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện đuợc sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, hoàn thiện công tác

quản trị rủi ro tín dụng nhu mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng bạn trên địa bàn.

Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy huớng dẫn, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, hoàn thành đề tài: "Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội " và tác giả rất mong nhận đuợc sự góp ý kiến, giúp đỡ của các thầy cô phản biện để đề tài đuợc hoàn thiện hơn.

1. Tiến sỹ Lê Thị Huyền Diệu (2009) - Luận án tiến sỹ kinh tế “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lí rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng Thuơng Mại Việt Nam”.

2. Tô Ánh Duơng (2007), Những giải pháp để hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng theo thoả ước Basel, Tạp chí Ngân hàng, số 12, tháng 06/2007.

3. TS. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị Ngân hàng Thuơng mại, NXB Thống kê.

4. Tô Ngọc Hung, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Ngân hàng..

5. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng Thuơng mại, NXB Tài chính.

6. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thuơng mại, NXB Tài chính. 7. Nguyễn Đức Trung (2007), Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 6, tháng 03/2007.

8. GS.TS. Lê Văn Tu (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng Thuong mại, NXB Tài chính.

9. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê.

10. Các nghị định, nghị quyết, thông tu liên quan đến các tổ chức tín dụng do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc ban hành.

11. Học viện Ngân hàng, Tài liệu giảng dạy môn Quản trị rủi ro tín dụng 12. Ngân hàng Nhà Nuớc Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005.

13. Ngân hàng Nhà Nuớc Việt Nam (2007), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

14. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2013), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 119 - 123)