Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77 - 94)

hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội

2.2.3.1. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn -

Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội

Trong hoạt động của các NHTM, tín dụng là nghiệp vụ truyền thống, nền tảng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập như hiện nay càng đóng vai trò quan trọng và ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, tín dụng là mảng hoạt động được chú trọng, tăng cường. Với việc mở rộng không ngừng về mạng lưới và sự nhạy bén trong công tác quản trị, thị phần tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội nói chung và Chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng có sự tăng trưởng đáng ghi nhận trong các năm vừa qua.

2012 là năm đánh dấu bước ngoặt đối với Chi nhánh Tây Hà Nội, sau khi HabuBank sát nhập thành công với SHB, cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng cũng được thay đổi theo hướng quản lý chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Dưới đây là một mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội:

Sơ đồ 2.2 : Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, như sau:

> Ban tín dụng chi nhánh: tái thẩm định các khoản vay vượt thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh và đưa ra các quyết định khác trong thẩm quyền.

> Giám đốc chi nhánh/ Người được ủy quyền: Đề ra các chính sách, quy định tín dụng dựa trên các hướng dẫn, chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Là người quyết định việc cấp giới hạn tín dụng và/ hoặc cho vay trong thẩm quyền quy định dựa vào Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp giới hạn tín dụng và/ hoặc cho vay, tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm của phòng Quan hệ khách hàng; Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng và/ hoặc cho vay của phòng thẩm định.

> Phòng Thẩm định : Thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng và/ hoặc cho vay một cách độc lập với phòng Quan hệ khách hàng: phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, tham vấn cho giám đốc các phuơng pháp, chính sách tín dụng nhằm giảm rủi ro tín dụng và nâng cao chất luợng hoạt động tín dụng.

> Phòng Quan hệ khách hàng: đây là mắt xích đầu tiên trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Các cán bộ quan hệ khách hàng tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn và lập Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp giới hạn tín dụng và/ hoặc cho vay, tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm... kết hợp với Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng và/ hoặc cho vay của phòng Quản trị rủi ro giúp cho Giám đốc/ Nguời đuợc ủy quyền và Hội đồng tín dụng cơ sơ đua ra các quyết định của mình.

> Phòng hỗ trợ tín dụng: Kiểm soát hồ sơ tín dụng truớc khi giải ngân đối với các khoản cấp tín dụng của chi nhánh. Trực tiếp quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ tín dụng của chi nhánh. Theo dõi, giám sát chất luợng tín dụng của từng khoản vay và từng khách hàng tại chi nhánh, cảnh báo nợ quá hạn, nợ xấu, cơ cấu tín dụng, phát hiện những dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng và báo cáo Giám Đốc để có những biện pháp xử lý kịp thời.

> Phòng xử lý nợ: có trách nhiệm trực tiếp xử lý những khoản nợ xấu của chi nhánh theo chỉ đạo của Giám Đốc chi nhánh hoặc Tổng Giám Đốc.

* Chu trình kiểm soát tín dụng:

Sơ đồ 2.3 Chu trình kiểm soát tín dụng liên tục Kiểm soát truớc

khi cho vay

Kiểm soát sau

Trong đó:

Việc quản trị rủi ro tín dụng thực chất là một quá trình liên tục bắt đầu từ khâu thẩm định đánh giá truớc khi phê duyệt khoản vay; giải ngân; theo dõi khoản vay (bao gồm việc đua ra các dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng của khách hàng), quản lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu (bao gồm việc đua ra các giải pháp, phuơng án thu hồi nợ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại cho ngân hàng), cho đến khi thu hồi vốn.

2.2.3.2. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp

Năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua của thị truờng giảm, lạm phát ở mức cao, nợ xấu tăng mạnh trong

khi đó tăng trưởng tín dụng ở mức thấp... Thực hiện chủ trương của Chính Phủ tại Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/05/2012, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước tại Thông báo số 198/TB-NHNN ngày 09/07/2012 và để đảm bảo sự ổn định, hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đặt ra mục tiêu đồng thời duy trì và nâng cao vị thế của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội trong nước và quốc tế, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chỉ đạo các chi nhánh xây dựng và triển khai chiến lược quản trị rủi ro tín dụng một cách an toàn và hiệu quả. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội đã xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:

> Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể: Ngay từ đầu năm, giám đốc chi nhánh đã xây dựng một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh đã kết hợp sức mạnh tổng thể của các phòng ban, cán bộ trong toàn chi nhánh; chỉ đạo thực hiện cụ thể sát sao và thực hiện tốt nhất kế hoạch theo đúng chiến lược đặt ra.

> Mở rộng quy mô tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến của nền kinh tế, chính sách của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà Nước: Tích cực phát triển khách hàng mới, củng cố phát triển mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, tạo mối quan hệ bền vững, ổn định, lâu dài với những khách hàng tốt, khách hàng có tiềm năng phát triển để có các biện pháp tập trung khai thác, chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần tín dụng, cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.

- Đối với cho vay khách hàng mới: Lựa chọn các khách hàng thuộc các ngành, lĩnh vực có khả năng phát triển, sản phẩm có khả năng tiêu thụ trong giai đoạn hiện nay, hạn chế cho vay các khách hàng mới đối với những ngành nghề như: Bất động sản, chứng khoán, vật liệu xây dựng, xây dựng cơ bản, kinh doanh vận tải thủy.. cẩn trọng trong cho vay khách hàng mới là các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp có nhu cầu lớn hơn nhiều lần vốn chủ sở hữu. Quan tâm đến danh mục và cơ cấu danh mục cho vay.

- về đối tượng khách hàng: Đối với doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội đã tăng cường hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên các tiêu chí đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn và hiệu quả.

- Về lĩnh vực hoạt động kinh tế sản xuất kinh doanh:

+ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội chú trọng mở rộng cấp tín dụng vào các đối tượng: Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.

+ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội hạn chế / dừng cấp tín dụng đối với một số ngành nghề, lĩnh vực: Bất động sản, chứng khoán, xây dựng cơ bản, kinh doanh vận tải thủy....

Λ Đẩy mạnh các biện pháp nâng cao và kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

- Tăng cường công tác quản lý khách hàng, thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng; thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay nghiêm túc.

- Thực hiện biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với khách hàng có nợ quá hạn, nợ gia hạn lớn hoặc gia hạn nhiều lần, tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh thua lỗ. Đẩy nhanh việc xử lý tài sản, tập trung giải quyết các vấn đề nổi cộm phát sinh nợ quá hạn, đồng thời bám sát và thực hiện việc thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro đang theo dõi ngoại bảng.

- Nghiên cứu và quán triệt bài học kinh nghiệm từ những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội nói chung và hệ thống Tổ chức tín dụng nói riêng. Đây là tài liệu để cán bộ thẩm định và cán bộ Quan hệ khách hàng tham chiếu trong quá trình tiếp xúc, thẩm định và xử lý các vấn đề liên quan đến việc cấp tín dụng cũng như nhắc nhở cán bộ quản lý, nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng luôn luôn hiện hữu và có khả năng đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Lãi suất ưu đãi (%/Năm) 8,0 8,5 9,0 9,5 10,0

Hạng khách hàng theo xếp hạng tín dụng

______________Mức giảm lãi suất______________

Đối với KHDN Đối với KHCN

________*AAA * _________3,0%__________________2,5%_________ AA _________2,7%__________________1,2%_________ ___________A_____________________2,5%__________________2,0%_________

biệt quan tâm đến tiêu chuẩn đạo đức cán bộ:

- Tư cách đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ phải được quan tâm hàng đầu trong đào tạo cán bộ. Thường xuyên giáo dục đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho cán bộ thẩm định và cán bộ Quan hệ khách hàng. Trường hợp cán bộ yếu kém, đạo đức, ý thức trách nhiệm không tốt, sai phạm nhiều lần được xử lý theo nội quy lao động, rút kinh nghiệm nội bộ để đưa hoạt động tín dụng của chi nhánh đi vào kỷ cương, chặt chẽ và phát triển bền vững;

- Đối với cán bộ mới, ngoài việc được đào tạo trực tiếp tại các phòng ban làm việc; yêu cầu cán bộ phải có phương pháp đào tạo, hướng dẫn thực tế để phát huy kiến thức, các cán bộ phải có ý thức tự học hỏi, trau dồi kỹ năng làm việc, kinh nghiệm nghiệp vụ để có thể đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu công việc.

- Sử dụng cơ chế tài chính hợp lý (lương, thưởng cho người lao động) để tạo động lực làm việc cho cán bộ song phải đảm bảo cán bộ không vì chạy theo chỉ tiêu kế hoạch mà bỏ qua các yếu tố quản trị rủi ro.

> Điều chỉnh cơ cấu danh mục tài sản bảo đảm: theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp có TSBĐ và TSBĐ có tính thanh khoản tốt nhằm hạn chế tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Dư nợ cho vay không có TSBĐ của chi nhánh hiện đang quá cao so với quản trị rủi ro tín dụng vì vậy Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội thực hiện rà soát, đánh giá tình hình quan hệ tín dụng, khả năng tham gia bổ sung TSBĐ của các khách hàng hiện tại để đề nghị khách hàng đưa tài sản vào thế chấp/ cầm cố nhằm giảm tỷ lệ cấp tín dụng không có bảo đảm.

> Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội đã áp dụng các giải pháp để hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất thấp, giúp giảm chi phí kinh doanh, từ đó tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng lành mạnh, an toàn hiệu quả, cụ thể như sau:

- Ngày 7/2/2014, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã ban hành Quyết định số 121/QĐ-TGĐ về việc ban hành thể lệ chương trình cho vay ưu đãi “Đồng hành doanh nghiệp - Vươn tới thành công” với tổng hạn mức giải ngân là 5,000 tỷ đồng. Lãi suất cho vay ưu đãi áp dụng theo hạng chấm điểm xếp

hạng tín dụng nội bộ của khách hàng tại SHB.

Lãi suất ưu đãi được áp dụng trong 3 tháng đầu kể từ ngày giải ngân. Sau 03 tháng, lãi suất suất cho vay thông thường theo quy định của SHB.

Ngoài ra Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội còn ban hành quyết định số 120 về việc tài trợ cho các đại lý của công ty TNHH Bia Huế để góp phần hỗ trợ vốn, nhằm phát huy hiệu quả kinh doanh trong ngành đồ uống tại thị

Thời hạn khoản vay Xếp hạng tín dụng nội bộ

AAA AA A BBB BB

Đối với khoản vay có thời hạn vay từ 06 tháng trở

__________xuống__________ 7,7% 7,7% 8,0% 8,5% 9,0% Đối với khoản vay có thời

hạn vay trên tháng đến 12 __________tháng__________

7,5% 7,5% 8,0% 8,2% 8,5%

- Ngày 15/04/2014, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã ban hành quyết định 568/QĐ-TGĐ về việc ban hành thể lệ chương trình cho vay ưu đãi “Ưu đãi lãi vay - Đồng hành cùng doanh nghiệp”. Tổng hạn mức giải ngân theo Chương trình này là 5,000 tỷ đồng. Lãi suất vay ưu đãi áp dụng căn cứ theo thời hạn của khoản vay và mức xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng tại SHB

2.2.3.3. Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro Nhóm một: Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng

> Xây dựng quy trình cho vay hợp lý, khoa học - Mô hình cấp tín dụng:

Thực hiện việc phân cấp, ủy quyền trong phê duyệt tín dụng, quy trình tín dụng tại SHB đã ngày càng bám sát với các chuẩn mực quốc tế, góp phần nâng cao chất luợng hoạt động tín dụng, tạo điều kiện phục vụ khách hàng một cách khoa học và tốt nhất.

Mô hình cấp tín dụng hiện nay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã tách bạch chức năng giữa các phòng và quy định rõ trách nhiệm của các phòng,ban và cán bộ trong một quy trình cấp tín dụng. Do đó mô hình này nâng cao hiệu quả và năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, cụ thể:

+ Phòng khách hàng/ Phòng giao dịch: Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng.Tại đây các cán bộ tín dụng tiếp xúc và huớng dẫn khách hàng về các thủ tục, điều kiện vay vốn, lập hồ sơ đề nghị vay vốn, thu thập thông tin về khách hàng và dự án, phương án, thẩm định hồ sơ vay vốn và lập báo cáo thẩm định chuyển qua phòng quản trị rủi ro.

+ Phòng quản trị rủi ro và nợ có vấn đề: thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng... sau đó chuyển lên các cấp có thẩm quyền quyết định cho vay. Và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề.

+ Các cấp thẩm quyền phán xét cho vay: Các cấp thẩm quyền được phép quyết định cho vay tại chi nhánh là: Giám đốc chi nhánh , Phó giám đốc Chi nhánh và ban tín dụng chi nhánh. Nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền của Chi nhánh thì phải chuyển lên Hội sở chính.

Một phần của tài liệu 0023 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77 - 94)