Quy trình tín dụng quy định công tác thẩm định dự án đầu tư kinh doanh bất

Một phần của tài liệu 0027 giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 50)

kinh doanh

Việt Nam nói riêng đã ban hành quy trình tín dụng chung. Là một lĩnh vực cho vay bị kiểm soát chặt chẽ về tỷ lệ dư nợ, trong những năm qua, công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản được quy định thực hiện theo một quy trình tín dụng cụ thể bao gồm các bước như lưu đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Các bước trong quy trình cấp tín dụng dự án đầu tư của BIDV

Nhiệm vụ của các phòng ban liên quan cụ thể như sau: - Ban Khách hàng doanh nghiệp:

Tiếp thị khách hàng, thẩm định tín dụng, đề xuất tín dụng: Cán bộ quan hệ khách hàng tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng cung cấp và lập hồ sơ tín dụng. Khảo sát thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích phân tích tín dụng, đánh giá khách hàng và khoản cấp tín dụng. Chuyển cán bộ thẩm định tín dụng toàn bộ hồ sơ tín dụng để thực hiện thẩm định tín dụng, căn cứ hồ sơ khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được, thực hiện thẩm định tín dụng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng.

Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang Địa điểm đầu tư: Số 69 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Báo cáo đề xuất tín dụng, thực hiện phê duyệt trên Báo cáo đề xuất tín dụng. Trường hợp khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh, trình Phó giám đốc quản lý khách hàng xem xét, có ý kiến trước khi trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng.

- Ban Quản lý rủi ro tín dụng:

Tiếp nhận hồ sơ, lập Báo cáo thẩm định rủi ro: Tiếp nhận hồ sơ tín dụng từ bộ phận quản lý khách hàng/Chi nhánh (trường hợp vượt thẩm quyền của Chi nhánh). Căn cứ hồ sơ tín dụng, thu thập thêm thông tin (nếu cần), yêu cầu đơn vị đề xuất tín dụng bổ sung hồ sơ (nếu cần), thực hiện đánh giá, thẩm định rủi ro và lập Báo cáo thẩm định rủi ro. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng.

Phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro: Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro xem xét hồ sơ tín dụng và Báo cáo thẩm định rủi ro, phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro. Xử lý sự khác biệt giữa ý kiến phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro và phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng.

Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro, Bộ phận quản lý rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng gồm Báo cáo thẩm định rủi ro đã được phê duyệt và toàn bộ hồ sơ tín dụng.

- Phê duyệt cấp tín dụng: Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng theo

quy định phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ.

Trường hợp cấp tín dụng không qua Bộ phận quản lý rủi ro: Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng xem xét hồ sơ, thực hiện phê duyệt cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng.

Trường hợp cấp tín dụng phải qua Bộ phận quản lý rủi ro: Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng xem xét hồ sơ, Báo cáo đề xuất tín dụng, Báo cáo thẩm định rủi ro, thực hiện phê duyệt cấp tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro.

Một phần của tài liệu 0027 giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w