Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0027 giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 127 - 129)

- Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, đảm bảo điều hành chính sách tiền tệ theo hướng ổn định, phù hợp với sự phát triển

của kinh

tế Việt Nam trong từng thời kỳ, giúp các Ngân hàng thương mại có định

hướng hoạt

động phù hợp.

- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các Ngân hàng thương mại, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống Ngân hàng.

- Cần có sự linh hoạt trong điều tiết vốn cho các Ngân hàng thương mại trong từng thời kỳ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Chính Phủ thông

qua thị

truờng mở, tái cấp vốn. Hiện nay, nguồn vốn phục vụ vay đầu tư, xây dựng hạ tầng

cơ sở, xây dựng cơ bản của các Ngân hàng nói chung và của hệ thống BIDV nói

riêng đang chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế cũng như của các doanh

nghiệp kinh doanh bất động sản. Ngoài việc sử dụng nguồn vốn trong nước, Ngân

hàng Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các Ngân hàng thương mại tiếp

cận với

thị trường tài chính quốc tế, các nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới, vay ưu

không báo cáo định kỳ theo quy định, thông tin được cập nhật không thường xuyên... Tại trung tâm chưa có bộ phận chuyên phân tích thông tin để chủ động phản hồi lại các Ngân hàng thương mại những vấn đề cần lưu ý. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng CIC thành một trung tâm thông tin cho hệ thống các tổ chức tín dụng, hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ thông tin tín dụng, chuẩn hoá nội dung thông tin và ứng dụng triệt để công nghệ tin học, có chế tài bắt buộc để thúc đẩy các ngân hàng thương mại quan tâm đầy đủ về nội dung và thời gian cung cấp thông tin, chú trọng nâng cao chất lượng phân tích thông tin tổng hợp được và phản hồi cho các Ngân hàng thương mại, cập nhật thông tin nhanh chóng những vấn đề cần chú ý và nếu có thể cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp sẽ là khách hàng của họ.

- Thường xuyên có những thông tin dự báo, cảnh báo giúp các Ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch, định hướng kinh doanh phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước, khu vực và thế giới từng thời kỳ, giai đoạn.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, cho vay các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thúc đẩy dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ, vì vậy chất lượng công tác thẩm định đối với các dự án lĩnh vực này là hết sức quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Có thể nói, quy trình cũng như các phương pháp trực tiếp hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án đầu tư kinh doanh bất động sản luôn được BIDV quan tâm và chú trọng nâng cao. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho công tác thẩm định vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định dự án đầu tư kinh doanh bất động sản nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Mặc dù vậy, việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư kinh doanh bất động sản nhằm tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn của các doanh nghiệp đảm bảo lợi ích ngân hàng và hiệu quả dự án cho doanh nghiệp là một vấn đề lớn, cần có hệ thống các giải pháp và các điều kiện thực hiện đồng bộ. Do đó, trong bài luận văn này, tác giả mong muốn đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Để giải pháp được thực thi và phát huy tác dụng thì cần có sự nỗ lực từ bản thân các doanh nghiệp là các chủ đầu tư, sự quan tâm phối hợp hỗ trợ của Chính phủ và các Ngân hàng thương mại cũng như các cấp, các ngành có liên quan. Do thời gian nghiên cứu và hiểu biết còn hạn chế rất mong nhận được sự góp ý từ Quý thầy cô và các bạn để tác giả hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Văn Công (2013), Giáo trình phân tích hoạt động doanh nghiệp,

Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. TS. Đinh Thế Hiển (2012), Dự án đầu tư - Lập và thẩm định hiệu quả tài chính

dự án, Nhà xuất bản Thống Kê.

3. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Tài trợ dự án, Học viện Ngân Hàng.

4. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tài chính (2015 - 2018), Hà Nội.

5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tổng kết các hoạt động kinh doanh (2015 - 2018), Hà Nội.

6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động BIDVnăm 2018 và trọng tâm nhiệm vụ năm 2019, Hà Nội.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo đề xuất tín dụng “Dự

án TTTM, dịch vụ, văn phòng và nhà ở tại số 69 Vũ Trọng Phụng, Thanh

Xuân,

Một phần của tài liệu 0027 giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w