Mở rộng tín dụng đối với một đối tượng khách hàng cụ thể là việc ngân hàng tăng cường sử dụng nguồn lực của mình vào việc gia tăng hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng đó cả về doanh số và chất lượng tín dụng. Tùy vào từng loại hình ngân hàng, vị thế của ngân hàng mà họ sẽ ưu tiên việc mở rộng tín dụng đối với đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay thì tín dụng cá nhân là một thị trường rất “màu mỡ” cần tập trung nguồn lực để mở rộng và khai thác.
Mở rộng tín dụng cá nhân có thể được hiểu bao gồm mở rộng theo chiều rộng (mở rộng về quy mô) và mở rộng theo chiều sâu (gia tăng chất lượng dịch vụ):
15
Việc mở rộng về mặt quy mô được thể hiện qua.
Sự gia tăng về quy mô dư nợ, thu nhập thuần từ lãi cho vay khách hàng cá nhân so với kỳ trước và tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
Sự gia tăng số lượng khách hàng mới và số lượng khách hàngduy trì so với kỳ trước, số lượng các sản phẩm cho vay mới so vớikỳ trước.
Sự gia tăng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch mở mới so với kỳ trước và so với khu vực khác.
Việc cải thiện chất lượng dịch vụ bao gồm 02 khía cạnh sau:
Về mặt hiệu quả kinh tế: kiểm soát chặt chẽ rủi ro trước, trong và sau khi cho vay nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay, làm giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, đem lại hiệu quả quản lý cao hơn cho ngân hàng.
Về mặt tính năng của dịch vụ: cải thiện các yếu tố liên quan tới chất lượng dịch vụ và mối quan hệ với khách hàng, hình ảnh và uy tín của ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm cho vay, phong cách phục vụ, đáp ứng vượt trội nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, mở rộng tín dụng cá nhân là phải mở rộng được đồng thời về quy mô và chất lượng cho vay, có như vậy việc mở rộng tín dụng cá nhân mới bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngân hàng.