Thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 0150 giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58 - 72)

Đình

2.2.3.1. Dư nợ tín dụng cá nhân

Bảng 2.6: Dư nợ theo đối tượng cho vay (2012-2014)

Tổng dư nợ 1.62 0 100.00% 2.500 100.00% 4.500 100.00% Cá nhân 31 6~ 19,51 % 281 11,24 % 565^ 12,56 % Doanh nghiệp 1.30 4 80,49 % 2.219 88,76 % 3.935 87,44 %

Chi nhánh Dư Nợ Tín Dụng Cá Nhân

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2014/2013

Ba Đình 28 T 565^ 101.1% Hai Bà Trưng 30 5^ 473 55.1 % Thanh Xuân 28 6^ 767 168.9% Tây Hà Nội 21 4 37Õ" 72.9 % Tây Hồ 307 487 61.8 %

(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh năm 2013, 2014 của BIDVBa Đình)

Năm 2012, dư nợ tín dụng cá nhân của BIDV Ba Đình đạt 316 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 19,51% dư nợ toàn chi nhánh. Sang năm 2013, trước những rủi ro lớn từ thị trường chứng khoán Việt Nam, BIDV Ba Đình đã giảm dần và tiến tới dừng cho vay với sản phẩm cho vay kinh doanh chứng khoán làm cho dư nợ tín dụng cá nhân tại BIDV Ba Đình giảm xuống đạt 281 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 11,24% dư nợ toàn chi nhánh. Đến năm 2014, dư nợ tín dụng cá nhân của BIDV Ba Đình là 565 tỷ đồng chiếm 12,56% tổng dư nợ của toàn chi nhánh, so với năm 2013 thì tăng 284 tỷ đồng, khoảng 101,07% . Năm 2014 cũng là năm mà dư nợ tín dụng cá nhân đạt được lớn nhất trong giai đoạn từ 2012-2014 và đạt được mức tăng trưởng ấn tượng.

Nhìn chung, dư nợ tín dụng cá nhân của chi nhánh đã đạt được kết quả rất tốt, tăng trưởng qua các năm nhưng tỉ trọng thì mới chỉ chiếm cao nhất là 19,51% trong tổng dư nợ vào năm 2012, giảm xuống 11,24% trong năm 2013 và tăng lên 12,56% vào năm 2014. Điều đó cho thấy mức tăng trưởng tín dụng cá nhân không bằng tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng của BIDV Ba Đình. Tuy vậy, nhìn vào số lượng tăng tuyệt đối 284 tỷ của năm

45

2014 so với năm 2013 và tăng tỉ trọng từ 11,24% lên 12,56%, cũng đã cho thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan bước đầu trong chiến lược phát triển mảng tín dụng cá nhân.

Để có thể thấy rõ sự tăng trưởng rất tốt của tín dụng cá nhân tại chi nhánh ta sẽ so sánh v ới 04 chi nhánh trong cùng h ệ thống của BIDV được thành lập cùng thời điểm: So sánh với 04 chi nhánh khác cùng thành lập, năm 2013, dư nợ tín dụng cá nhân BIDV Ba Đinh chỉ xếp thứ 4/5 thì đến năm 2014 BIDV Ba Đình đã vượt lên đứng thứ 2/5 về dư nợ tín dụng cá nhân.

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng cá nhân cuối kì năm 2013,2014giữa các chi nhánh

Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số luợng KH tín dụng cá nhân 717 664^ 8óT Số luợng KH vay hỗ trợ nhà ở Ĩ8T 248^ 57 6

Số luợng KH vay mua ô tô 35^ 28 54 Số luợng KH vay các sản phẩm còn

lại

50 1

388^ 231

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 tại BIDVBa Đình)

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng cá nhân cuối kì năm 2014 giữa các chi nhánh

■ 769

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 tại BIDVBa Đình)

46

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy đuợc rằng tỉ lệ tăng truởng tín dụng cá nhân của BIDV Ba Đình là tốt hơn so với một số chi nhánh đuợc thành lập cùng thời điểm và chỉ thấp hơn BIDV Thanh Xuân về cả giá trị tuyệt đối và tỉ lệ tăng truởng. Đây cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của BIDV Ba Đình trong việc phát triển mảng tín dụng cá nhân.

2.2.3.2. Số lượng khách hàng tín dụng cá nhân

Đuợc thành lập từ tháng 10/2008 với mô hình kinh doanh hỗn hợp nhỏ và vừa, nhận bàn giao lại khách hàng với hơn 50 tỷ du nợ, khoảng 300 tỷ huy động vốn, BIDV Ba Đình ý thức đuợc việc phát triển và tạo dựng nền khách hàng, đặc biệt là nền khách hàng cá nhân là một trong những tiền đề quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ sau này.

Bảng 2.8: Số lượng khách hàng tín dụng cá nhân (2012 - 2014)

Chỉ tiêu__________________ ~ _________________________ — Năm 2012 2013 2014 Toàn hệ thống BIDV 27.18 1 34.01 2 42.79 4

BIDV địa bàn TP Hà Nội 4.250 5.50 3 6.948 BIDV Ba Đình 181 248 576 Thị phần BIDV Ba Đình/Hệ thống BIDV 0,67 % 0,73 % 1,34 % Thị phần BIDV Ba Đình/BIDV địa bàn TP Hà

Nội 4,26 % 4,51 % 8,27 % Xếp vị trí/Hệ thống BIDV 56/12 7 51/13 1 35/13 1

Xếp vị trí/BIDV địa bàn TP Hà Nội 9/20 12/2 4

3/24

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012, 2013, 2014 BIDVBa Đình)

Qua bảng số liệu cho thấy, số luợng khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng cá nhân không ngừng tăng qua các năm và đặc biệt tập trung ở sản phẩm tín dụng hỗ trợ nhà ở. Năm 2012 số luợng khách hàng tín dụng cá nhânlà 717 và số luợng khách hàng vay hỗ trợ nhà ở mới chỉ dừng lại ở con số 118 khách hàng, tới năm 2014, số luợng khách hàng đã tăng lên 861 khách hàng trong đó số luợng khách hàngvay hỗ trợ nhà ở đã là 576 khách hàng, tăng gần 2,2 lần so với năm 2012. Năm 2014, số luợng khách hàng vay hỗ trợ nhà ở có sự

47

gia tăng đột biến so với 2013, số khách hàng vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở đã tăng lên là 328 khách hàng. Sở dĩ năm 2014 có sự gia tăng nền khách hàng vay hỗ trợ nhà ở nhanh chóng là do Chính phủ triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho vay mua nhà đối với nguời có thu nhập thấp, theo đó, BIDV Ba Đình là một trong những chi nhánh trong hệ thống BIDV triển khai tốt gói tín dụng này.

Bảng 2.9: Thị phần số lượng khách hàng cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của BIDVBa Đình (2012 - 2014)

Loại hình Năm 2012 Tỷ trọng Năm 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng Cho vay cầm cố CK 16.10 8 % 7,7 0 0% 0 %0,0

Cho vay ứng trước CK 69.13 8

21,2 %

0 0% 0 0,0

% Cho vay CBCNV mua cổ

phiếu 21.60 7 6,6 % 38 0,0 % 0 0,0 % Cho vay cầm cố GTCG 11.88 0 % 3,6 6 38.02 % 13,5 3 85.07 %15,1 Cho vay hỗ trợ nhà ở 145.2 7 44,6 % 198.601 70,6 % 331.50 8 58,7 %

Cho vay mua ô tô 13.10

0 % 4,0 5 6.49 % 2,3 2 14.97 %2,6

Cho vay hộ Kinh doanh 13.77

4 % 4,2 4 12.31 % 4,4 4 7.70 %1,4

Cho vay lương tín chấp 13.52 2 4,2 % 10.63 5 2,7 % 5.05 2 0,9 %

Cho vay thấu chi 7.58

5 % 2,3 3 7.48 % 2,7 2104.36 %18,5

Thẻ visa 3.86

6 % 1,2 5 7.17 % 2,6 4 7.97 %1,4

Cho vay du học 74

1 % 0,2 581 % 0,2 341 %0,1

Cho vay tiêu dùng đảm bảo

BĐS - % 0,0 - % 0,0 7 5.33 %0,9

Cho vay chứng minh tài chính - 0,0

% - % 0,0 7 2.67 %0,5 Tổng cộng 316.59 2 100 % 281.348 100% 565.00 0 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012, 2013, 2014 của BIDVBa Đình)

Tính đến năm 2014, số luợng khách hàng sử dụng sản phẩm phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của BIDV Ba Đình là 576 khách hàng. Đây chua phải là một con số lớn. Tuy nhiên, cũng chỉ ra sự nỗ lực, cố gắng của BIDV Ba Đình trong việc thu hút nền khách hàng bán lẻ. Năm 2012, BIDV Ba Đình chỉ đứng thứ 9/20 Chi nhánh BIDV trên địa bàn Hà Nội. Đến năm 2014, BIDV Ba Đình đã vuơn lên đứng thứ 3 trong tổng số 24 chi nhánh trên địa bàn Hà Nội thị phần

48

về số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở. Điều này cho thấy được BIDV Ba Đình đã triển khai một cách có hiệu quả các

chương trình truyền thông, tạo dựng được lòng tin đối với đối tác và khách hàng trong việc triển khai sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở.

2.2.3.3. Cơ cấu dư nợ các sản phẩm tín dụng cá nhân

Hiện tại, BIDV đang triển khai một loạt các sản phẩm tín dụng cá nhân như: Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay hộ kinh doanh, cho vay mua ôtô, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay tiêu dùng tín chấp.. .Tùy thuộc vào lợi thế tại từng địa bàn và thế mạnh của từng Chi nhánh BIDV để lựa chọn phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân phù hợp.

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ các sản phẩm tín dụng cá nhân (2012 -2014)

49

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012, 2013, 2014 BIDVBa Đình)

Cơ cấu dư nợ các sản phẩm tín dụng cá nhân tại BIDV Ba Đình có sự thay đổi qua các năm. Tỷ trọng sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay thấu chi tăng lên qua các năm cùng với đó là sự giảm tỷ trọng sản phẩm cho vay kinh doanh chứng khoán. Trong năm 2012, sản phẩm cho vay kinh doanh chứng khoán (gồm cho vay cầm cố chứng khoán và cho vay ứng trước chứng khoán) chiếm một tỷ trọng tương đối cao, chiếm 28,9% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Tuy nhiên, với sự giảm sâu của thị trường chứng khoán trong năm 2012, BIDV Ba Đình đã giảm dần dư nợ, đến năm 2013 thì dừng hẳn sản phẩm cho vay này. Đây là sự thay đổi hợp lý của BIDV vì cho vay lĩnh vực chứng khoán tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là đối với thị trường đang trong quá trình phát triển như thị trường chứng khoán Việt Nam. Đến cuối năm 2014, dư nợ các sản phẩm tín dụng cá nhân của BIDV tập trung vào ba sản phẩm chính là cho vay hỗ trợ nhà ở (chiếm tỷ trọng 58,7%), cho vay cầm cố giấy tờ có giá (chiếm tỷ trọng 15,1%) và cho vay thấu chi (chiếm tỷ trọng 18,5%):

về sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở

Nhìn vào cơ cấu dự nợ các sản phẩm tín dụng cá nhân cho thấy, hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân tại BIDV Ba Đình. Với việc chiếm tỷ trọng cao nhất trong các sản phẩm tín dụng cá nhân của BIDV Ba Đình, đồng thời không ngừng tăng qua các năm, sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở đang là sản phẩm mũi nhọn của BIDV Ba Đình. Nếu như năm 2012, dư nợ cho vay sản phẩm hỗ trợ nhà ở chiếm tỉ lệ 44,6% với số tuyệt đối là 145.270 triệu đồng thì tới năm 2013, số dư nợ đã tăng lên với số dư tuyệt đối là 198.601 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70,6%và tăng lên 331.508 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 58,7%. Như đã biết, tình hình thị trường bất động sản cuối năm 2013 và đầu năm

2012 2013 2014

50

2014 đã có những tín hiệu khởi sắc với một loạt các chính sách của Chính phủ tháo gỡ cho thị trường bất động sản, điều này tạo điều kiện cho dư nợ cho vay sản phẩm nhà ở tại BIDV Ba Đình liên tục tăng mạnh qua các năm. Trong năm 2013 và 2014, Chính phủ triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho vay mua nhà đối với người có thu nhập thấp, theo đó, BIDV là 1 trong 5 NHTM cổ phần nhà nước được giao triển khai gói tín dụng ưu đãi này. Bên cạnh đó, BIDV cũng liên tục triển khai các gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở dành cho các khách hàng mua nhà ở thương mại như gói tín dụng 3.000 tỷ, gói tín dụng 12.000 tỷ đồng (An gia lập nghiệp) với những chính sách lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài lên tới 20 năm. Việc dư nợ cho vay nhà ở gia tăng nhanh chóng cho thấy rằng chính sách thu hút khách hàng của BIDV Ba Đình đang mang lại hiệu quả rõ rệt, đồng thời, BIDV Ba Đình cũng đang thực hiện tốt vai trò của một chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh trong triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ của Chính phủ.

về sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá

Trong giai đoạn 2012-2014, dư nợ tại sản phẩm này đã có sự tăng trưởng tốt cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trên tổng dư nợ. Trong năm 2012, dư nợ cho vay cầm cố giấy tờ có giá chỉ là 11.800 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,6% thì năm 2014 con số này là 85.073 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 15,1%. Đây là sản phẩm có tính rủi ro cực kì thấp do giấy tờ có giá BIDV Ba Đình nhận cầm cố là các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao đa số là sổ tiết kiệm do BIDV phát hành. Với mức cho vay hợp lý và lãi suất hấp dẫn đã khuyến khích nhu cầu khách hàng vay cầm cố giấy tờ có giá tại BIDV Ba Đình.

về sản phẩm cho vay thấu chi

Dư nợ tại sản phẩm thấu chi cũng đã có sự tăng trưởng mạnh về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trên tổng dư nợ vào năm 2014, từ con số 7.483 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 2,7%) lên con số 104.362 triệu đồng (chiếm tỷ trọng

51

18,5%). Từ năm 2014, BIDV Ba Đình có những chính sách ưu đãi cho vay thấu chi tài khoản thanh toán đối với các cán bộ nhân viên công tác tại BIDV. Hạn mức thấu chi được cấp dựa vào thâm niên công tác và vị trí công tác của cán bộ nhân viên. Sản phẩm này vừa góp phần tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân cho BIDV Ba Đình, vừa nâng cao mức độ gắn bó của cán bộ nhân viên đối với BIVD nói chung và BIDV Ba Đình nói riêng.

Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ các sản phẩm tín dụng cá nhân này cũng chỉ ra sự mất cân đối trong việc triển khai hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Ba Đình. Dư nợ tín dụng cá nhân tập trung quá nhiều vào sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở. Các sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay thấu chi có mức tăng trưởng tốt nhưng đây là các sản phẩm tín dụng cá nhân có mức lợi nhuận thu được cho chi nhánh không cao. Các sản phẩm tín dụng cá nhân tiềm năng khác như cho vay mua ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh còn chiếm tỷ trọng tương đối thấp.

2.2.3.4. Nợ xấu tín dụng cá nhân

Cùng với việc đẩy mạnh sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở nhằm tăng quy mô dư nợ cho vay bán lẻ nói chung và dư nợ cho vay mua nhà nói riêng, BIDV Ba Đình đã rất nỗ lực trong việc kiểm soát cũng như xử lý nợ xấu.

Bảng 2.11: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân (2012-2014)

Tổng dư nợ tín dụng 1.620.000 2.500.000 4.500.00 0 Dư nợ tín dụng cá nhân 316.592 281.34 8 565.00 0 Nợ xấu 32.271 20.769 21.91 8 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng cá nhân 10,2% 7,38% 3,88%

Tỷ lệ nợ xấu/tổng du nợ tín dụng 1,99 % 0,83 % 0,49 % 52

''■■■ — Năm

2012

2013 2014

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013,2014 BIDVBa Đình)

Về vấn đề nợ xấu, trong giai đoạn từ năm 2012-2014, tín dụng cá nhân của chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu tuơng đối cao so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Trong năm 2012, tỉ lệ nợ xấu cá nhân của BIDV Ba Đình là 10,2%, số tuyệt đối là 32.271 triệu đồng. Trong cơ cấu du nợ các sản phẩm tín dụng cá nhân tại BIDV Ba Đình năm 2012, ta có thể thấy tỉ trọng sản phẩm kinh doanh chứng khoán chiếm tỉ trọng tuơng đối cao. Do những diễn biến bất lợi đến từ thị truờng chứng khoán Việt Nam trong năm 2011,2012 đã làm ảnh huởng đên tỉ lệ nợ xấu của BIDV Ba Đình. Sang năm 2013, BIDV Ba Đình đã tiến hành giảm và tiến tới dừng hẳn sản phẩm cho vay kinh doanh chứng khoán, đồng thời đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu làm cho số luợng nợ xấu chỉ còn 20.769 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 7,38%. Năm 2014, số luợng khoản vay mới phát sinh nhiều thêm đã làm tỉ lệ nợ xấu của BIDV Ba Đình giảm xuống chỉ còn là 3,88%. Điều đó cho thấy xu huớng tốt dần lên của tín dụng cá nhân của chi nhánh. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn tuơng đối cao so với trung bình của thị truờng chỉ vào khoảng 3%, vì thế BIDV Ba Đình vẫn cần phải quan tâm và chú trọng hơn nữa trong công tác xử lý nợ xấu. Với chiến luợc phát triển mảng dịch vụ bán lẻ thì việc tối đa hóa thị phần là điều cần thiết. Tuy nhiên việc phát triển chiều rộng đòi hỏi phải đi cùng sự phát triển chiều sâu, do đó để nợ xấu đuợc duy trì trong tầm kiểm soát BIDV Ba Đình cần chú trọng hơn nữa trong khâu thẩm định khách hàng

Một phần của tài liệu 0150 giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w