Khái quát về cho vay kinh tế Hộ tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu 0119 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 77)

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.2.1. Khái quát về cho vay kinh tế Hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam triển nông thôn Việt Nam

Hiện tại, Agribank thực hiện quy chế cho kinh tế Hộ vay vốn theo quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 của Hội đồng thành viên Agribank Việt Nam. Cụ thể:

> về nguồn vốn cho vay: Vốn Agribank tự huy động tại địa phương; vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; nguồn vốn ủy thác của Chính phủ.

> Điều kiện vay vốn: Agribank xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với Hộ gia đình Việt Nam:

+ Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch vay vốn là chủ hộ hoặc người đại diện theo ủy quyền của chủ hộ;

+ Chủ hộ hoặc người đại diện theo ủy quyền phải có năng lực pháp luật dân sự và có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự;

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi va phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Pháp luật và của Agribank Việt Nam.

- Trường hợp Chính phủ, NHNN có chủ trương tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn thì quy định này được điều chỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của NHNN.

> Thời hạn cho vay: Agribank và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: Chu kỳ sản xuất, kinh doanh; Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; Khả năng trả nợ của khách hàng; Nguồn vốn cho vay của Agribank. Cho vay ngắn hạn tối đa 12 tháng; cho vay trung hạn tối đa từ 12 tháng đến 60 tháng; cho vay dài hạn trên 60 tháng.

> Lãi suất cho vay, phí: Tổng giám đốc quy định mức lãi suất cho vay, phí phù hợp với quy định của NHNN, lãi suất thị trường, thể loại vay và chính sách khách hàng của Agribank trong từng thời kỳ. Agribank nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về mức lãi suất, phí, phương thức áp dụng lãi suất (cố định hay có điều chỉnh) theo quy định của Tổng giám đốc. Mức lãi suất phạt quá hạn ấn định tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thòi gian cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

> Mức cho vay: Agribank nơi cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm (đối với khỏan cho vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản),

khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của Agribank để quyết định mức cho vay.

Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau: Cho vay ngắn hạn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn. Cho vay trung dài hạn thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% tổng nhu cầu vốn. Cho vay đáp ứng nhu cầu đời sống thì giám đốc Agribank nơi cho vay tự quyết định mức vốn tự có tham gia vào phương án, dự án phục vụ đời sống phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.

Mức cấp tín dụng tối đa đối với tài sản cầm cố, thế chấp (trừ các tài sản bảo đảm là các loại giấy tờ có giá, số dư tiền gửi): tối đa bằng 75% giá trị tài sản bảo đảm.

> Trả nợ gốc và lãi, phí: Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, thu nhập

và nguồn trả nợ của khách hàng, Agribank nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, phí như sau:

Các kỳ hạn trả nợ gốc: tối đa 12 (mười hai) tháng/kỳ.

Các kỳ hạn trả lãi, phí: được xác định cùng với kỳ trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng tối đa không quá 12 tháng/ kỳ. Hộ gia đình cá nhân vay vốn để thực hiện phương án sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp mà chu kỳ sản xuất kinh doanh trên 12 tháng mới có thu nhập và không có nguồn thu nào khác để trả nợ, việc định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi giao cho Giám đốc Agribank nơi cho vay quyết định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của Chi nhánh.

Đối với khoản nợ vay không trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng hạn, được Agribank nơi cho vay đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và Agribank thực hiện biện pháp thu hồi nợ. Khách hàng phải trả lãi suất nợ quá hạn. Trường hợp khách hàng trả nợ gốc trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từ ngày nhận tiền vay đến ngày trả nợ. Agribank nơi cho vay thực hiện thu phí trả nợ trước hạn (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng).

Đồng tiền trả nợ: khách hàng vay vốn bằng đồng tiền nào thì trả nợ bằng đồng tiền đó.

> Bộ hồ sơ cho vay: Tuỳ theo đối tượng khách hàng, loại cho vay, phương thức

cho vay, bộ hồ sơcho vay do khách hàng và ngân hàng lập là khác nhau. Đối với Kinh tế Hộ, hộ gia đình, bộ hồ sơ gồm:

- Hồ sơ pháp lý khách hàng vay:

+ Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, Sổ hộ để đối chiếu với giấy đề nghị vay vốn;

+ Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác);

+ Giấy ủy quyền (nếu có) cho người đại diện (tổ trưởng tổ hợp tác/ thành viên khác trong gia đình) giao dịch với ngân hàng;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký kinh doanh);

+ Biên bản thành lập tổ vay vốn kèm theo danh sách thành viên (đối với trường hợp vay qua tổ);

+ Hợp đồng làm dịch vụ vay vốn của doanh nghiệp hoặc hợp đồng cung ứng vật tư tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với hộ gia đình nhận khoán (đối với trường hợp vay qua doanh nghiệp).

- Hồ sơ vay vốn:

+ Giấy đề nghị vay vốn hoặc giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn;

+ Dự án, phương án SXKD, dịch vụ, đời sống và các giấy tờ có liên quan đến dự án, phương án;

+ Các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay;

+ Văn bản của cấp có thẩm quyền về việc chấp thuận cho cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh để vay vốn;

+ Các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định; + Báo cáo thẩm định, tái thẩm định, báo cáo đề xuất giải ngân; + Biên bản họp hội đồng tín dụng;

Hộ

+ Các loại thông báo: thông báo phê duyệt khoản vay, thông báo phê duyệt hạn mức tín dụng, thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn...;

+ Hợp đồng tín dụng/ Sổ vay vốn; + Giấy nhận nợ;

+ Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến thủ tục về bảo đảm tiền vay;

+ Biên bản kiểm tra sau khi cho vay;

+ Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng; + Các giấy tờ khác (nếu có).

Đối với khoản vay theo chỉ định, quyết định của Chính phủ, NHNN Việt Nam: Thực hiện bộ hồ sơ cho vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam; trường hợp Chính phủ, NHNN Việt Nam không quy định thì thực hiện theo quy định trên.

> Bảo đảm tiền vay:

Agribank nơi cho vay được xem xét, quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba hoặc cho vay không có bảo đảm theo “Quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên Agribank Việt Nam.

Đối với các đối tượng được vay không có bảo đảm bằng tài sản theo Nghị định 41//2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ, Agribank nơi cho vay xem xét, quyết định và tự chịu trách nhiệm khi cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức sau:

Tối đa đến 50 triệu đồng đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ;

Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn;

Tối đa đến 500 triệu đồng đối với các hợp tác xã, chủ trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

> Xử lý rủi ro: Agribank thực hiện xử lý rủi ro cho vay nông nghiệp, nông thôn

từ nguồn dự phòng rủi ro tại Chi nhánh.

Trường hợp phát sinh rủi ro trên diện rộng do các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như: Bảo, lụt, hạn hán, dịch bệnh... vượt quá khả năng của Chi nhánh thì Nhà nước xem xét có chính sách xử lý cụ thể đối với từng trường hợp cho người vay và Ngân hàng như: xóa, miễn, khoanh, dãn nợ theo mức độ thiệt hại.

Một phần của tài liệu 0119 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w