Mở rộng tín dụng gián tiếp

Một phần của tài liệu 0119 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 113 - 115)

Các món vay của đa số hộ SXKD tại Agribank hiện nay có khối lượng tín dụng nhỏ nhưng lại phân tán trên địa bàn trải rộng, dẫn đến chi phí quản lý món vay tăng cao, gây bất lợi cho cả hai phía. Hơn nữa do các món vay nhỏ song khối lượng các món vay lại lớn nên mỗi một CBTD phải phụ trách nhiều món vay, dẫn đến tình trạng quản lý các khoản vay của các CBTD không được sát sao gây ra tình trạng nợ quá hạn của kinh tế Hộ tăng cao. Để khắc phục tình trạng trên, Ngân hàng cần tìm một hình thức tín dụng hiệu quả mà ít tốn kém hơn, đó chính là tín dụng gián tiếp với nhiều cách cho vay gián tiếp đối với kinh tế Hộ khác nhau:

Thứ nhất, Cho vay thông qua tổ nhóm hợp tác

Cho vay thông qua tổ nhóm hợp tác là một hình thức đã tỏ rõ ưu thế đặc biệt khi cho vay kinh tế Hộ. Tổ nhóm tín dụng hợp tác là một tổ chức bao gồm các thành viên cùng sinh sống trong một làng, xã... tự nguyện tập hợp với nhau thành một tổ, có tổ trưởng, tổ phó và kế toán (hoặc thư ký) được các thành viên trong tổ tự bầu, hoạt động theo Quy chế nội bộ, được các tổ chức Đoàn thể, Hội cấp trên quản lý trực tiếp hoặc được UBND xã, phường thừa nhận và liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn Ngân hàng.

Các hộ này cùng ký chung một hợp đồng tín dụng đối với Ngân hàng, khi vay vốn nếu một hộ thành viên nào đó không đáp ứng được các điều kiện của Ngân hàng thì tổ nhóm sẽ đứng ra bảo lãnh tín chấp cho thành viên đó và tổ nhóm có

trách nhiệm cùng với Ngân hàng quản lý khoản vay đó. Trước khi nộp hồ sơ vay vốn, tổ nhóm hợp tác cần cùng nhau xem xét xin vay bao nhiêu là phù hợp với nhu cầu khả năng của từng hộ và của cả tổ. Khi nhận tiền vay, mỗi hộ có thể để lại một số vốn để gửi vào tài khoản ở Ngân hàng để dự phòng trong trường hợp có hộ không trả được nợ thì sẽ trích số tiền đó để trả nợ thay. Như vậy mô hình cho vay thông qua tổ nhóm đã san sẻ một phần khâu giám sát khoản vốn vay của Ngân hàng tới các thành viên trong tổ, đồng thời các thành viên trong tổ còn phải giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sử dụng tiền vay để mở rộng sản xuất phát triển kinh tế, hạn chế rủi ro.

Ngoài ra các thành viên trong các tổ nhóm là các thành viên ưu tú và có uy tín đối với xóm làng cho nên đây cũng đã là một cách sàng lọc, lựa chọn khách hàng một cách hiệu quả và chính xác, chọn ra được những khách hàng có tư cách tín dụng tốt cho Ngân hàng.

Thứ hai, Cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội

Đó là các tổ chức như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Công đoàn... Các tổ chức này có thể xây dựng những chương trình, dự án kinh tế để thực hiện triển khai trong phạm vi hoạt động của hội mình. Để triển khai các chương trình cho vay này, Agrribank cần tổ chức đánh giá tình hình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua việc phối hợp với các tổ chức Chính trị - xã hội cho vay qua các tổ nhóm. Bổ sung các cơ chế chính sách phù hợp để tăng trưởng dư nợ cho vay qua tổ nhóm, góp phần giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng. Ngân hàng xem xét, thẩm định dự án xem có hiệu quả hay không để tiến hành giải ngân; theo đó các tổ chức chính trị - xã hội này phải có trách nhiệm sàng lọc, lựa chọn các hộ có đủ tiêu chuẩn thực hiện dự án và phải sát sao quản lý nguồn vốn vay cùng với Ngân hàng. Các tổ chức chính trị này sẽ là cầu nối trung chuyển, là trung gian quan hệ giữa Ngân hàng và các hộ SXKD; tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể, việc thu nợ gốc, thu lãi vay Ngân hàng có thể bàn giao một phần nào đó cho các tổ chức này.

Một phần của tài liệu 0119 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 113 - 115)

w