Đối với các Ngân hàng lớn tại khu vực, tại Châu Á và trên thế giới, vấn đề mở rộng hoạt động NHBL, trong đó có cho vay kinh tế Hộ rất được quan tâm và được coi là hoạt động quan trọng không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào; trong khi đó tại các ngân hàng Việt Nam, đây vẫn là vấn đề khá mới mẻ, chưa được quan tâm hoặc quan tâm ở mức độ thấp. Do đó, các tổ chức đào tạo chuyên ngành nên tìm kiếm, liên kết với các tổ chức đào tạo quốc tế có uy tín về nghiệp vụ NHBL và cho vay kinh tế Hộ để đào tạo, hình thành đội ngũ giảng dạy có trình độ cũng như xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng theo chuẩn quốc tế về loại hình nghiệp vụ này; đồng thời tăng số lượng các đề tài nghiên cứu sinh, cao học, khóa luận tốt nghiệp về đề tài mở rộng hoạt động NHBL và cho vay kinh tế Hộ.
Các tổ chức đào tạo của từng Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên sâu hình thành nguồn nhân lực Ngân hàng am hiểu về marketing, về công tác xây dựng và phát triển mở rộng hoạt động NHBL và cho vay kinh tế Hộ.
Ket luận chương III
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về mở rộng cho vay kinh tế Hộ của NHTM trong chương I, phân tích khái quát về môi trường kinh doanh và thực trạng mở rộng cho vay kinh tế Hộ tại Agribank đã trình bày trong chương II, luận văn đã nêu lên những định hướng, chiến lược phát triển và đưa ra những giải pháp góp phần mở rộng cho vay kinh tế Hộ tại Agribank trong thời gian tới; theo đó Agribank cần một mặt vận dụng một cách linh hoạt các kinh nghiệm trong hoạt động mở rộng cho vay kinh tế Hộ của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như kinh nghiệm xây dựng chiến lược mở rộng cho vay kinh tế Hộ của các ngân hàng trong nước và trên thế giới. Mặt khác, cần khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy thế mạnh trong hoạt động mở rộng cho vay kinh tế Hộ tại ngân hàng mình bằng các giải pháp: xây dựng chiến lược phát triển hoạt động tín dụng một cách đồng bộ nhất quán; xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng, tăng cường nhiều tiện ích; tiếp tục đầu tư về hạ
tầng công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; mở rộng mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối một cách hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng; tăng cường hoạt động quản trị rủi ro. Cùng với đó, luận văn đưa ra kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, NHTM một số vấn đề để tạo lập một môi trường pháp lý hoàn thiện, môi trường kinh doanh hiệu quả, môi trường chính trị xã hội ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nói chung và Agribank nói riêng mở rộng cho vay kinh tế Hộ. Tất cả những giải pháp và kiến nghị trên đều hướng đến một mục tiêu chung đó là nhằm mở rộng cho vay kinh tế Hộ tại Agribank.
KẾT LUẬN
Trong các năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nền kinh tế đất nước ta (trong đó có kinh tế nông nghiệp) tiếp tục có bước tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó kinh tế Hộ không ngừng phát triển và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Nhu cầu vốn cho vay để phát triển kinh tế Hộ được đánh giá là còn rất lớn trong khi tiềm năng phát triển của khu vực này còn rất dồi dào trong tương lai. Vì vậy vai trò của tăng cường hoạt động cho vay của ngân hàng trong tài trợ vốn cho kinh tế Hộ là hết sức cấp thiết và mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, kinh tế Hộ đã trở thành đối tượng mục tiêu của nhiều NHTM.
Là một trong số các ngân hàng đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, Agribank thời gian vừa qua cũng đã có một số hoạt động để mở rộng cho vay kinh tế Hộ và bước đầu cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế cần tìm ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để thực hiện đề tài iiGiai pháp mở rộng cho vay kinh tế Hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề và cơ bản hòan thành được các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, tín dụng đối với kinh tế Hộ của một NHTM; các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng cho vay kinh tế Hộ và bài học kinh nghiệm rút ra cho NHTM Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng mở rộng cho vay kinh tế Hộ tại Agribank, đánh giá những kết quả mà Agribank đã đạt được trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp nông thôn nói chung và cho vay kinh tế Hộ nói riêng. Đưa ra những mặt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động mở rộng cho vay kinh tế Hộ tại Agribank.
- Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, luận văn đưa ra những nhóm giải pháp vừa mang tính phương pháp luận, vừa có tính thực tiễn nhằm phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là hoạt động mở rộng cho vay kinh tế Hộ tại
Agribank; đồng thời, cũng kiến nghị Chính phủ, NHNN, NHTM một số vấn đề tạo lập một môi trường pháp lý hoàn thiện, môi trường kinh doanh hiệu quả, môi trường chính trị xã hội ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nói chung và Agribank nói riêng để mở rộng tín dụng trong khu vực này.
Với những kết quả nghiên cứu trên, tác giả hy vọng có thể khắc phục được những hạn chế, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động mở rộng cho vay kinh tế Hộ ở Agribank trong thời gian tới.
Song, do thời gian và trình độ có hạn do đó luận văn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi mong nhận được sự đóng góp của thầy/cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định
41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010
về sửa đổi, bổ sung thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Phụ lục số 1 ban
hành kèm theo Quyết định 499A ngày 02/9/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo thường niên Agribank năm 2009-2013, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo triển khai nghiệp vụ thẻ Agribank năm 2006-2013, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng Hộ năm 2009-2013, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo thường Tổng quan Agribank năm 2013, Hà Nội.
10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số
Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
11. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1997), “Luật các Tổ chức Tín dụng”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2004), Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các Tổ chức Tín dụng, Hà Nội.
13. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, Học viện Ngân hàng Hà Nội, NXB Thống Kê, Hà Nội.
14. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2012), Tập bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng, Học viện Ngân hàng Hà Nội, Hà Nội.
15. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Học viện Ngân hàng Hà Nội, NXB Thống kê, Hà Nội.
16. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Khoa Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Anh
17. David S.Kidwell (1997), Financial Institutions Market and Money, Dryden Press.
18. Hennie vn Greuning-Sọnatanovic (1999), Analyzing Banking Risk, the Word Bank.
19. Peter S.Rose (2001), Commercial Bank Management, International edition, Mc Graw-Hill Irwin.
PHỤ LỤC