Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0119 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 127 - 129)

Sự quan tâm của Chính phủ đối với toàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung và đối với việc mở rộng hoạt động cho vay hộ SXKD nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng; vì vậy để tạo điều kiện cho Agribank nói riêng và các Ngân hàng ở Việt Nam nói chung mở rộng cho vay kinh tế Hộ trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ:

3.3.1.1. Nhanh chóng tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng

Để phát triển hoạt động dịch vụ NHBL, cần có một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ, thống nhất đồng bộ và dễ hiểu, đảm bảo lợi ích của khách hàng, có tác dụng hỗ trợ

ngành ngân hàng, như việc ban hành quy định doanh nghiệp và cá nhân giao dịch qua ngân hàng, ưu đãi trong việc quản lý thuế cho các doanh nghiệp có tỷ lệ giao dịch qua ngân hàng cao; không chấp nhận những khoản chi phí hay những giao dịch lớn không thông qua ngân hàng; ban hành những quy định về quản lý thương hiệu, quy định về quảng cáo, xúc tiến và bán hàng.. .Bên cạnh đó, có thể có những cơ chế ưu đãi trực tiếp như chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho ngân hàng được ưu tiên thuê mua các mặt bằng tại các vị trí tốt, tạo điều kiện ưu đãi về thuế, hỗ trợ ngân hàng với chi phí thấp trong việc phổ biến, phổ cập, tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị rộng rãi các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đến cộng đồng.

Mặt khác, nguồn vốn cho vay theo Nghị định 41 chủ yếu vẫn là vốn tự huy động của các ngân hàng thương mại; Trong khi lãi suất vốn cho vay nông nghiệp nông thôn là quá cao. Vì vậy, đề nghị Chính phủ tạo cơ chế hỗ trợ hoặc có nguồn vốn với lãi suất thấp. Mặt khác, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro: thiên tai, dịch bệnh, rớt giá...dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, việc thu hồi vốn sẽ khó khăn. Do đó, đề nghị Chính phủ xem xét có phương án hỗ trợ cho khách hàng vay vốn thuộc đối tượng Nghị định 41 khi gặp khó khăn do yếu tố khách quan, thiên tai dịch bệnh...; có chính sách và quỹ phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp khi gặp rủi ro bất khả kháng để ổn định tài chính, tái sản xuất của hộ gia đình được bền vững.

Đề nghị Chính phủ có biện pháp chỉ đạo quyết liệt hơn để các địa phương, Bộ ngành có liên quan hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận trang trại cho các hộ gia đình và chủ trang trại tạo cơ sở pháp lý cho đối tượng này vay vốn được thuận lợi.

Việc tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp liên quan chặt chẽ đến mở rộng cho vay hộ SXKD nhưng lại là vấn đề mang tính vĩ mô mà bản thân người nông dân không tự giải quyết được, do vậy đòi hỏi phải có sự trợ giúp từ Chính phủ và các bộ, ngành từ việc quy hoạch, lựa chọn loại sản phẩm cây trồng và vật nuôi, bảo quản sau thu hoạch, đến tìm thị trường và dự báo tiêu thụ sản phẩm cho nông dân...;

đồng thời Chính phủ nên dành một phần ngân sách để trợ giá các sản phẩm nông nghiệp khi nông dân “được mùa rớt giá”.

3.3.1.2. Có chính sách cải thiện môi trường kinh tế xã hội

Thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân có thể thay đổi theo thu nhập và điều kiện kinh tế. Khi kinh tế phát triển, đời sống xã hội được cải thiện, dân trí nâng cao sẽ khiến dân chúng có điều kiện tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Mặt khác việc duy trì ổn định kinh tế chính trị, duy trì chỉ số lạm phát hợp lý, khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp tăng thu nhập cho người lao động, công chức là những vấn đề mà qua đó Chính phủ khuyến khích sự phát triển của hoạt động NHBL. Cùng với đó, Chính phủ cần có những chính sách đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt như quy định trả lương cho cán bộ công nhân viên thông qua tài khoản ngân hàng, phát triển máy bán hàng tự động..., tạo cho người dân một tâm lý và thói quen thực hiện thanh toán qua ngân hàng và thông qua hệ thống máy móc thanh toán tự động; qua đó thúc đẩy mở rộng dịch vụ NHBL.

3.3.1.3. Phát triển môi trường kỹ thuật công nghệ hiện đại

Mặt bằng công nghệ của Việt Nam hiện vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới; vì vậy Chính phủ cần có định hướng và cơ chế chính sách chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật - công nghệ; tăng cường chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến; có chiến lược đào tạo các chuyên gia kỹ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Sự phát triển của ngành Bưu chính viễn thông là tiền đề, là cơ sở để NHTM hiện đại hóa công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Về phía các khách hàng cá nhân, phí thuê bao, sử dụng Internet và cước điện thoại còn quá đắt, không khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ qua mạng. Do đó, việc phát triển ngành bưu chính viễn thông là một nội dung quan trọng cần được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước cũng như đối với hoạt động của ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0119 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 127 - 129)

w