Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0119 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 107)

Tuy đạt được những thành tựu nhất định nhưng Agribank vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong thực hiện mở rộng cho vay kinh tế Hộ, làm hạn chế việc mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng của Agribank cho xứng tầm một ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

2.3.2.1. Hạn chế

Những mặt hạn chế trong hoạt mở rộng cho vay kinh tế Hộ tại Agribank thể hiện trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, nguồn vốn cho vay còn hạn chế. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhưng trên thực tế rất ít các TCTD tham gia và Agribank vẫn chiếm thị phần chủ yếu trên địa bàn. Nguồn vốn theo quy định của Nghị định thì nhiều, nhưng thực tế chỉ dựa vào

nguồn vốn huy động tại chỗ và một phần nhỏ là nguồn tái cấp vốn của NHNN. Tuy nhiên, nguồn tái cấp vốn của NHNN dùng để đầu tư cho các đối tượng vay theo Nghị định 41/NĐ-CP còn quá khiêm tốn và có thời hạn ngắn nên cũng hạn chế tính chủ động của ngân hàng trong quá trình cho vay, thậm chí từ năm 2012 cho đến nay nguồn vốn này hầu như không có.

Thứ hai, đối tượng cho vay còn bó hẹp. Đối tượng đầu tư tín dụng trong cho vay kinh tế Hộ chưa đa dạng, kinh tế trang trại mặc dù đã hình thành và phát triển nhưng chưa đầy đủ các yếu tố pháp lý (giấy chứng nhận trang trại) nên chưa thể đầu tư tín dụng theo mô hình trang trại; trong khi đó việc chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi cho năng suất và kinh tế cao còn chậm nên cũng hạn chế việc mở rộng cho vay.

Thứ ba, về thủ tục cho vay của Agribank. Thủ tục cho vay vẫn còn rườm rà và chỉ phù hợp trong thời gian đầu. Trước hết, phần thủ tục, bộ hồ sơ cho vay giữa khế ước vay tiền (tờ rời) và sổ vay vốn còn nhiều giấy tờ phiền hà. Trong thực tế, phần lớn người đi vay thích dùng sổ cho vay do hình thức này có rất nhiều thuận lợi (phù hợp với việc thực hiện vay trả thường xuyên tương tự như sổ tiết kiệm, và người vay chỉ phải làm sổ lần đầu, ít rườm rà). Tuy nhiên, tờ lưu theo dõi vay đang dùng in quá nhỏ, không phù hợp với trình độ dân trí ở nông thôn; đồng thời trong quá trình cho vay phát sinh thường xuyên kể cả thu lãi hàng tháng thì các dòng và cột trong sổ cho vay quá chật không đủ để ghi. Vì vậy, cần phải cải tiến tờ lưu này để đảm bảo số liệu ghi chép rành mạch qua nhiều lần vay trả theo từng bút toán nghiệp vụ phát sinh.

Thứ tư, về hình thức cho vay và tài sản thế chấp.

- Về hình thức cho vay: Việc cho vay phải căn cứ vào chu kỳ SXKD để định thời hạn cho vay chính xác. Trong khi đó, đa phần khách hàng hộ nông dân còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng phương án, dự án kinh doanh, chứng minh năng lực tài chính và khả năng trả nợ (kể cả việc xác định kỳ hạn trả nợ); vì vậy, nhiều trường hợp bị hạn chế trong việc tiếp cận vốn vay NH. Khi ngân hàng áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo, một số người dân có điều kiện trả nợ nhưng cố tình dây dưa không trả

nợ vay cũng dẫn đến tình trạng ngân hàng e ngại không muốn thực hiện cho vay theo hình thức này.

Trong quá trình cho vay hộ SXKD, việc cho vay trung, dài hạn bước đầu đã được chú ý nhưng tỷ trọng vẫn còn nhỏ, trong khi nhu cầu vay vốn trung dài hạn của hộ SXKD để xây dựng cải tạo mới, đầu tư chiều sâu, phát triển SXKD ngày càng lớn. Mặc dù, Agribank đã có những nổ lực không nhỏ trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhưng vẫn còn rất nhiều dự án đầu tư khả quan chưa nhận được sự hỗ trợ về vốn.

Việc thực hiện hình thức cho vay thông qua tổ vay vốn theo nghị quyết liên tịch 03, 02 và thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò của Hội phụ nữ và Hội nông dân dẫn đến kết quả cho vay qua tổ không hoàn thành mục tiêu như đã đề ra.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện hình thức cho vay này, việc kiểm tra, kiểm soát các tổ trưởng vay vốn còn nhiều sơ hở dẫn đến các tổ trưởng vay vốn thường lợi dụng sự tín nhiệm của mình đối với các tổ viên để thu nợ mà không nộp lại Ngân hàng đã gây rất nhiều khó khăn cho đơn vị thu hồi nợ, dẫn đến phát sinh nợ quá hạn.

-Về tài sản thế chấp: Số tài sản thế chấp của các hộ SXKD trên địa bàn chủ yếu là đất nông nghiệp, nên khó khăn trong quá trình định giá tài sản. Khi cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, tạo ra cho một số khách hàng có tâm lý chây ỳ, không trả nợ dễ dẫn đến nợ quá hạn. Ngoài ra, Ngân hàng không nhận được sự trợ giúp của chính quyền địa phương trong việc giao nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khách hàng khi làm xong, mà chủ yếu do Ngân hàng tự thu thập về. Một số khách hàng đã không giao nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà còn đi thế chấp cho tổ chức tín dụng khác thông qua công chứng và chứng thực của chính quyền xã.

Thứ tư, lực lượng CBTD cho vay hộ SXKD còn thiếu cả về số lượng và yếu về chất lượng. Điều này dẫn đến quá tải và áp lực công việc rất lớn, gây khó khăn trong việc tập trung quản lý kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khách hàng; đặc biệt là

trong giai đoạn tình hình kinh tế có nhiều biến động tác động xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay dẫn đến phát sinh nợ xấu tại Agribank

Thứ năm, vấn đề nợ quá hạn. Đây là vấn đề tất yếu xảy ra trong quá trình đầu tư tín dụng của ngân hàng. Không chỉ ở nước ta mà với tất cả các nước trên thế giới.

Ở nước ta, chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Việc phát sinh nợ quá hạn, nguyên nhân một phần cũng là do ngân hàng định kỳ hạn chưa hợp lý, không căn cứ vào chu kỳ thực tế của đối tượng vay, nhất là trong cho vay trung hạn hoặc quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi xét duyệt cho vay chưa thực hiện tốt. Kinh nghiệm cho thấy, mở rộng cho vay hộ SXKD theo hình thức tín chấp, qua các đoàn thể.. .thì tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp; đồng thời, trước khi cho vay, thẩm định càng kỹ thì tỷ lệ nợ quá hạn càng hạn chế và ngược lại. Tuy nhiên, những vấn đề này chưa được thực hiện tốt trong thời gian qua.

Thứ sáu, những tồn tại khác:

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm, mang tính tự phát cao; việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất chưa nhiều, mô hình sản xuất công nghệ cao còn quá ít và hiệu quả thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn yếu.

- Các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa phát triển, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao; máy móc thiết bị trong nông nghiệp còn thiếu; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đa số phải nhập khẩu... Dịch vụ hỗ trợ, giao thông nông thôn còn hạn chế. Việc quy hoạch các vùng cây con và đảm bảo đầu ra các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chưa được làm tốt cùng tình trạng được mùa rớt giá xảy ra thường xuyên ở hầu hết các mặt hàng nông, thủy hải sản.

- Môi trường sản xuất ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng; thị trường nông sản hàng hóa bấp bênh, giá cả đầu ra không ổn định nên ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh.

Tất cả những yếu kém nêu trên đã hạn chế sức sản xuất trong khu vực NNNT, từ đó dẫn đến việc hạn chế mở rộng cho vay hộ SXKD trong khu vực này.

a. Nguyên nhân khách quan

> Môi trường kinh tế xã hội

Trong giai đoạn 2009-2013, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn do những biến động bất lợi và tiêu cực từ suy thoái chung của kinh tế thế giới cùng với những yếu kém nội tại của bản thân nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động của ngành ngân hàng - một lĩnh vực nhạy cảm, luôn có tác động qua lại đối với những biến động nhỏ của nền kinh tế, trong giai đoạn này cũng chịu ảnh hưởng mạnh.

Năm 2009, nền kinh tế thế giới vẫn đang trong cơn dư chấn của cuộc suy thoái toàn cầu, thêm vào đó là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai và dịch bệnh. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái đó. Bội chi ngân sách lớn, chiếm 6,9% GDP. Tỷ lệ nợ nước ngoài tăng vọt, chiếm 29,7% GDP. Thị trường xuất khẩu tiếp tục bị co hẹp, dẫn đến nhập siêu, cán cân thanh toán vãng lai bị thâm hụt lớn, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện giảm 16,5%. Các ngành sản xuất dịch vụ tuy có tăng trưởng nhưng chưa thực sự bền vững.

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2013 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu u chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm, kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức, nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là DNNVV phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Mặt khác, cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường hay xảy ra rủi ro bất khả kháng, một số khoản vay của các hộ nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

khu vực nông thôn chịu thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh dẫn đến không trả được nợ làm phát sinh nợ xấu.

> Môi trường pháp luật, chính sách

Trong thời gian qua, tuy Chính phủ đã tăng tốc sửa đổi chính sách, nhưng các ngân hàng vẫn phải hoạt động trong môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, chồng chéo và thậm chí lạc hậu.

Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng từ trước tới nay chủ yếu được xây dựng dựa trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp; trong khi đó, phát triển dịch vụ NH đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra bất cập gây khó khăn cho các NHTM khi muốn triển khai dịch vụ mới. Thực tế, các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu trình duyệt, xin ý kiến NHNN, các Bộ, các Ban ngành về việc triển khai các quy trình nghiệp vụ mới hay các sản phẩm mới, làm mất tính cạnh tranh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Nhiều quy chế đã không còn phù hợp với tốc độ phát triển mạnh mẽ của mảng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ như hiện nay khiến cho các ngân hàng không khỏi khó khăn trong quá trình vận dụng để triển khai, đưa các sản phẩm dịch vụ mới vào thực tiễn.

Một số lượng lớn các Hợp tác xã và hộ nông dân, chủ trang trại không tiếp cận được nguồn vốn vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP do chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg cũng gặp nhiều khó khăn bởi lẽ vốn cho vay theo chương trình là nguồn vốn dài hạn, nhu cầu vốn rất lớn trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn và tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn bị hạn chế.

Bên cạnh đó, các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt đã lỗi thời,

(máy POS), dịch vụ thanh toán séc, chuyển khoản bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Mặc dù hiện nay đã có các quy định về bảo mật thông tin cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng (khách hàng), nhưng các quy định này chưa thực sự mang lại hiệu quả. Còn rất nhiều các thông tin cá nhân của khách hàng bị “đánh cắp” để sử dụng cho những mục đích khác nhau mà người đó không biết hoặc không cho phép, làm nảy sinh tâm lý ngại sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân.

> Môi trường dân cư, văn hóa xã hội

Một nguyên nhân khiến cho hoạt động mở rộng cho vay hộ của Agribank nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế đó là do môi trường dân cư, văn hóa xã hội.

Với hơn 88 triệu dân, Việt Nam là thị trường vô cùng hấp dẫn với các ngân hàng trong và ngoài nước ở mảng dịch vụ bán lẻ, bởi đối tượng của loại hình dịch vụ này là khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, với số lượng các ngân hàng mới thành lập, ngân hàng trong nước mở thêm chi nhánh, cũng như các ngân hàng nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam ngày càng nhiều, làm cho cạnh tranh nội bộ ngành ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt để tranh giành thị phần.

Tuy nhiên, do trình độ văn hóa chưa cao, hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng như công nghệ ngân hàng còn thấp, nên phần lớn người dân (đặc biệt là những người lớn tuổi và những người ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa) thường có tâm lý e ngại khi tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Nhiều người dân sẵn sàng đi vay bên ngoài với lãi suất cao còn hơn phải đến ngân hàng với nhiều thủ tục phức tạp, lạ lẫm. Nhiều người sẵn sàng sử dụng những dịch vụ chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài theo những kênh không chính thống (như chuyển tiền bằng các dịch vụ chợ đen) hơn là phải sử dụng dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại ngân hàng. Đối với những người dân đã vượt qua được tâm lý e ngại ban đầu để đến sử dụng dịch vụ ngân hàng thì phần lớn họ vẫn thích và quen với những giao dịch tại quầy hơn là những giao dịch qua các kênh như Internet Banking, Mobile Banking. Họ

cảm thấy e ngại và không tin tưởng khi sử dụng những dịch vụ công nghệ cao. Chính vì vậy, những sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại chưa phát huy được tác dụng và được người dân ưa chuộng như các ngân hàng mong đợi.

Bên cạnh đó, phải kể đến là sự hạn chế trong nhận thức của đại đa số bộ phận dân cư về các dịch vụ ngân hàng và các tiện ích mà các dịch vụ này mang lại. Thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt đã ăn sâu bám rễ vào tư duy của người Việt, càng làm cho vấn đề này trở nên khó khăn, phức tạp. Tâm lý ngại cái mới cộng với trình

Một phần của tài liệu 0119 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w