Thực trạng đa dạng hóa các hình thức cho vay

Một phần của tài liệu 0119 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 84)

2.2.3.1. Cho vay tổ nhóm theo thỏa thuận liên ngành

Trong thời gian qua ngoài việc cho vay vốn trực tiếp đối với các hộ SXKD, Agribank tiếp tục phối kết hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ tổ chức thực hiện cho vay tổ nhóm, tín chấp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn nhỏ lẻ khu vực nông thôn, tiết giảm chi phí, giảm tải của cán bộ tín dụng (CBTD) Ngân hàng, giúp cho các tổ chức hội hoạt động phong phú đa dạng có hiệu quả hơn. Nhìn chung Agribank Việt Nam đã áp dụng phương pháp cho vay trực tiếp và hình thức cho vay qua tổ nhóm trong thời gian qua đã thu được những kết quả rất khả quan thể hiện ở Bảng 2.11.

Bảng 2.11. Kết quả cho vay thông qua tổ vay vốn

7 7 0 -Tổng dư nợ 11.80 6 12.14 5 13.294 14.816 3.01 0 25,4 Tr.đó: Nợ xấu 178^ 144^ ĨĨ4" 216^ 38 21,3 %Nợ xấu 1,5% 1,18% 0,86% 1,46% -0,04 2.2. Hội phụ nữ -Tổng số tổ viên 239.67 9 192.956 183.846 226.175 -13.504 -56" -Tổng số tổ vay vốn 10.81 2 10.06 5 9.684 9.403 -1,409 -13,03 -Tổng dư nợ 3.797 3.625 4.294 4.713 916" 24,12 Tr.đó: Nợ xấu 52^ 46 30" 59^ 8 88 %Nợ xấu 1,38% 1,27 % 0,7% 0,26% 1,12-

+ Tốc độ tăng trưởng (%) 16,9 5,3 15,8 21,66 - Dư nợ ngắn hạn: 120.331 138.242 145.882 167.922 198.349 + Tỷ trọng (%) 69,9 68,7 68,8 68,4 66,4 + Tốc độ tăng trưởng (%) -1,2 0,1 -0,4 -2

- Dư nợ trung - dài hạn: 51.707 62.958 66.082 77.599 100.301

+ Tỷ trọng (%) 301 31,3 31,2 31,6 33,6 + Tốc độ tăng trưởng

(%) 1,2 -0,1 0,4 2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng Hộ năm 2010 - 2013)

Qua số liệu trên ta thấy năm 2010, dư nợ cho vay trực tiếp tới các hộ là 399.152 tỷ đồng; năm 2013 là 511.071 tỷ đồng, tăng 111.919 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 28,04 % so với năm 2010.

Cho vay qua tổ vay vốn: Tại Agribank, cho vay qua tổ vay vốn theo Nghị quyết liên tịch 03 và 02 (giữa Agribank Việt Nam với Hội nông dân và Hội phụ nữ Việt Nam). Thủ tục vay vốn theo trình tự sau: Tổ viên gửi cho tổ trưởng giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác theo quy định; Tổ trưởng nhận hồ sơ của tổ viên, tổ chức họp bình xét điều kiện vay vốn, sau đó tổng hợp danh sách tổ viên có đủ điều kiện vay vốn, đề nghị ngân hàng xét cho vay; Khi được phê duyệt cho vay, từng tổ viên ký hợp đồng tín dụng trực tiếp với NHNo.

Kết quả cho vay qua tổ vay vốn: Đến 31/12/2013 dư nợ cho vay qua tổ vay vốn đạt 19.529 tỷ đồng, tăng 3.926 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 25,2%; trong đó:

Dư nợ cho vay qua Hội phụ nữ: 4.713 tỷ đồng gồm 226.175 thành viên, 9.403 tổ, tăng 916 tỷ đồng (+24,12%).

Dư nợ cho vay qua Hội nông dân: 14.816 tỷ đồng gồm 557.131 thành viên, 25.747 tổ, tăng 3.010 tỷ đồng (+25,4%).

2.2.3.2. Cơ cấu dư nợ kinh tế Hộ phân theo kỳ hạn

Khi nền kinh tế ngày càng có xu hướng đổi mới đi lên nhờ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì tín dụng trung - dài hạn là đòi hỏi cấp thiết. Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng trung - dài hạn trong các ngân hàng từ việc tìm nguồn đến việc nâng cao trình độ hiểu biết toàn diện, sâu sắc trong nghiệp vụ cũng như các vấn đề liên quan áp dụng khi xem xét, đánh giá khách hàng, thẩm định dự án còn nhiều khó khăn; không dễ để mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Agribank hiểu rõ được điều đó và đã có sự cải thiện nghiệp vụ của mình, từ việc xác định nguồn cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đến việc thẩm định kiểm soát, xử lý nợ quá hạn. Agribank đã khai thác tối đa các nguồn vốn trung - dài hạn cả bằng nội lẫn ngoại tệ để mở rộng đầu tư trung dài hạn nhằm giúp các hộ trang bị lại máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực SXKD, tiến kịp với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trên thế giới. Số liệu dư nợ cho vay đối với hộ theo kỳ hạn qua các năm thể hiện trong Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Cơ cấu dư nợ kinh tế Hộ phân theo kỳ hạn

Số tiền %

Qua nghiên cứu số liệu trên cho thấy, qua các năm tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn lớn hơn so với dư nợ trung - dài hạn, và chiếm một tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ cho vay kinh tế Hộ tại Agribank. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay ngắn hạn đang có chiều hướng giảm dần, năm 2009 là 120.331 tỷ đồng, chiếm 69,9% nhưng đến năm 2013 dư nợ là 198.349 tỷ đồng, chiếm 66,4%, giảm 3,5% so với năm 2009. Tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn năm 2009, 2010 lần lượt là 30,1% và 31,3%, năm 2013 tỷ trọng cho vay trung - dài hạn tăng lên 33,6%. Tỷ trọng cho vay trung - dài hạn tăng cao hơn các năm trước, đồng nghĩa với dư nợ có tính ổn định hơn; chi phí cho việc thiết lập hồ sơ cho vay giảm đi; giảm tải cho CBTD. Tuy nhiên, Agribank cần phải có các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro vì rủi ro tín dụng trung hạn lớn hơn so với tín dụng ngắn hạn.

Khả năng mở rộng cho vay, nhất là đối với loại hình cho vay trung và dài hạn cho đối tượng kinh tế Hộ vẫn còn những tiềm năng có thể khai thác. Qua bảng trên ta thấy, dư nợ trung - dài hạn năm 2013 có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với dư nợ ngắn hạn, có được kết quả này là do Agribank trong năm qua có sự chuyển dịch cơ cấu từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung - dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết đối với hoạt động đầu tư phát triển SXKD, đổi mới thiết bị, nhà xưởng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đổi mới quản lý nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tốt nghị định 41 Chính phủ và khuyến khích kinh tế Hộ tự chủ trong trang bị máy móc, công cụ nhỏ trong khâu làm đất, tuốt lúa, xay xát bơm nước... Phù hợp với trình độ và quy mô sản xuất của mỗi gia đình, nhằm mục tiêu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; thúc đẩy quá trình phân công lại lao động xã hội ở nông thôn, kích thích quá trình phát triển sản xuất tổng hợp trong mỗi gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu của địa phương.

Một phần của tài liệu 0119 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w