NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.3.1. Ket quả đạt được trong mở rộng cho vay kinh tế Hộ
Thông qua chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Agribank đã thay đổi hoàn toàn tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ nhân viên trong hệ thống, chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện từ cho vay DNNN là chủ yếu sang tập trung cho vay hộ gia đình, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân với
nhiều phương thức cho vay, đa dạng hóa đối tượng đầu tư, sửa đổi cơ bản quy trình, thủ tục, hồ sơ vay vốn.
Với sự chuyển hướng mạnh bạo, kịp thời, kiên quyết và có những bước đi thích hợp trong quản trị điều hành, tổ chức thực hiện trong từng thời kỳ, Agribank luôn luôn khẳng định: nông nghiệp, nông thôn là địa bàn hoạt động chủ đạo, là thị trường chủ yếu cần phải được chiếm lĩnh; hộ gia đình, cá nhân là khách hàng truyền thống, cơ bản, lâu dài; Doanh nghiệp nhỏ và vừa là khách hàng tiềm năng cần đặc biệt quan tâm phát triển.
Triển khai thực hiện định hướng nói trên, Agribank đã tham gia đầu tư mạnh vào thị trường nông nghiệp nông thôn, góp phần đẩy nhanh và mở rộng khối lượng tín dụng của toàn hệ thống; đồng thời nâng cao năng suất lao động. Chất lượng tín dụng không ngừng được cải thiện, tỷ lệ nợ quá hạn (nợ xấu) được giảm thấp. Nếu như tỷ lệ nợ quá hạn cuối năm 1991 là 22%, thì đến cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu đã được giảm xuống ở mức 4,84%; trong đó nợ xấu cho vay NNNT so với tổng dư nợ NNNT cuối năm 2013 là 2,21%. Việc đạt được tỷ lệ nợ xấu cho vay NNNT ở mức thấp trong khi điều kiện sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp thường gặp nhiều rủi ro bất khả kháng là một thành công lớn của Agribank.
Thực hiện mở rộng cho vay đối với kinh tế Hộ tại Agribank thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ sau:
Thứ nhất, Nguồn vốn cho vay tăng trưởng theo hướng ổn định đặc biệt là tiền gửi dân cư, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; đồng thời Agribank cũng đã đưa ra được một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đạt hiệu quả tốt trong từng thời kỳ.
Thứ hai, Tăng cường việc ứng dụng các sản phẩm dịch vụ gắn với sản phẩm tín dụng như: Huy động tiền gửi, dịch vụ thẻ, dịch vụ kết nối thanh toán, thu thuế... đối với tất cả các khách hàng vay vốn; đồng thời hàng năm cam kết cung cấp tín dụng hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để thu mua lúa gạo, cà phê, ca cao ... tạm trữ, góp phần bình ổn giá, đảm bảo thu nhập cho người dân yên tâm sản xuất.
Thứ ba, Quy mô tín dụng của Agribank không ngừng được mở rộng, đáp ứng một lượng vốn lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trong đó, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ưu tiên số 1 trong hoạt động cho vay của Agribank.... Cùng với đó, việc triển khai thực hiện có hiệu quả của Agribank đối với các chương trình cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu lương thực, thủy sản, cà phê; cho vay nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 41 của Chính phủ; cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Thứ tư, Thông qua chương trình cho vay kinh tế Hộ, Agribank đã góp phần tích cực hỗ trợ trên 3,5 triệu khách hàng được vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh; tạo nhiều công ăn việc làm; Tạo điều kiện về vốn cho người lao động đủ điều kiện đi lao động ở nước ngoài, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.
Thứ năm, Cùng với việc mở rộng tín dụng kinh tế Hộ, cơ cấu đầu tư tín dụng đã được chuyển dịch theo hướng tích cực tập trung đầu tư đối với các lĩnh vực như:
- Triển khai các chương trình cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu tạm trữ lương thực, cà phê, hồ tiêu, điều, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản,...
- Chương trình cho vay trồng chăm sóc, tái canh cây cà phê già cỗi khu vực Tây Nguyên; Xây dựng nhà máy, máy móc thiết bị chế biến sản phẩm nông nghiệp,.. gắn với Quyết định 63/2010/QĐ-TTg;.
Thứ sáu, Song song với việc mở rộng cho vay kinh tế Hộ, Agribank thường xuyên cải tiến quy trình thủ tục cho vay cho phù hợp với đặc thù sản xuất nông nghiệp đối với cho vay Hộ sản xuất.
Thứ bảy, Để mở rộng cho vay hộ, Agribank đã ban hành các chính sách tín dụng, tạo điều kiện để khách hàng vay vốn, xây dựng các gói sản phẩm cho vay; sản phẩm dịch vụ khác...phù hợp với từng thời kỳ, từng lĩnh vực ngành hàng, cho vay khép kín từ khâu trồng, chăm sóc đến khâu thu mua, chế biến, tiêu thụ... nhằm gắn kết giữa Nhà nông, Doanh nghiệp và Ngân hàng đảm bảo tính ổn định trong chuỗi sản xuất - kinh doanh giữa người sản xuất và doanh nghiệp.
Thứ tám, Để hỗ trợ việc mở rộng cho vay kinh tế Hộ, Agribank đã tăng cường phối hợp triển khai thỏa thuận hợp tác và thực hiện cho vay gắn với bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với các đơn vị đầu mối là các Tập đoàn, các Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc; Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam; Tập đoàn cao su Việt Nam; Tổng Công ty cà phê...).
Thứ chín, Những tác động tích cực khác:
Vốn tín dụng cho vay kinh tế Hộ đã khơi thông nguồn vốn đưa về nông thôn; có thể nói đây là một điểm mới hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với Agribank, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, vốn tín dụng cho vay kinh tế Hộ đã tác động tích cực hơn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân ở khu vực nông thôn, giúp họ vươn lên, chủ động làm giàu, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với thành thị, đồng bằng; từ đó chuyển tải được những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống; niềm tin của người dân đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Chính phủ ngày càng được củng cố và nâng cao; vai trò vị thế của đất nước trên trường quốc tế không ngừng được phát triển, mở rộng.
2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Tuy đạt được những thành tựu nhất định nhưng Agribank vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong thực hiện mở rộng cho vay kinh tế Hộ, làm hạn chế việc mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng của Agribank cho xứng tầm một ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
2.3.2.1. Hạn chế
Những mặt hạn chế trong hoạt mở rộng cho vay kinh tế Hộ tại Agribank thể hiện trên các mặt sau đây:
Thứ nhất, nguồn vốn cho vay còn hạn chế. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhưng trên thực tế rất ít các TCTD tham gia và Agribank vẫn chiếm thị phần chủ yếu trên địa bàn. Nguồn vốn theo quy định của Nghị định thì nhiều, nhưng thực tế chỉ dựa vào
nguồn vốn huy động tại chỗ và một phần nhỏ là nguồn tái cấp vốn của NHNN. Tuy nhiên, nguồn tái cấp vốn của NHNN dùng để đầu tư cho các đối tượng vay theo Nghị định 41/NĐ-CP còn quá khiêm tốn và có thời hạn ngắn nên cũng hạn chế tính chủ động của ngân hàng trong quá trình cho vay, thậm chí từ năm 2012 cho đến nay nguồn vốn này hầu như không có.
Thứ hai, đối tượng cho vay còn bó hẹp. Đối tượng đầu tư tín dụng trong cho vay kinh tế Hộ chưa đa dạng, kinh tế trang trại mặc dù đã hình thành và phát triển nhưng chưa đầy đủ các yếu tố pháp lý (giấy chứng nhận trang trại) nên chưa thể đầu tư tín dụng theo mô hình trang trại; trong khi đó việc chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi cho năng suất và kinh tế cao còn chậm nên cũng hạn chế việc mở rộng cho vay.
Thứ ba, về thủ tục cho vay của Agribank. Thủ tục cho vay vẫn còn rườm rà và chỉ phù hợp trong thời gian đầu. Trước hết, phần thủ tục, bộ hồ sơ cho vay giữa khế ước vay tiền (tờ rời) và sổ vay vốn còn nhiều giấy tờ phiền hà. Trong thực tế, phần lớn người đi vay thích dùng sổ cho vay do hình thức này có rất nhiều thuận lợi (phù hợp với việc thực hiện vay trả thường xuyên tương tự như sổ tiết kiệm, và người vay chỉ phải làm sổ lần đầu, ít rườm rà). Tuy nhiên, tờ lưu theo dõi vay đang dùng in quá nhỏ, không phù hợp với trình độ dân trí ở nông thôn; đồng thời trong quá trình cho vay phát sinh thường xuyên kể cả thu lãi hàng tháng thì các dòng và cột trong sổ cho vay quá chật không đủ để ghi. Vì vậy, cần phải cải tiến tờ lưu này để đảm bảo số liệu ghi chép rành mạch qua nhiều lần vay trả theo từng bút toán nghiệp vụ phát sinh.
Thứ tư, về hình thức cho vay và tài sản thế chấp.
- Về hình thức cho vay: Việc cho vay phải căn cứ vào chu kỳ SXKD để định thời hạn cho vay chính xác. Trong khi đó, đa phần khách hàng hộ nông dân còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng phương án, dự án kinh doanh, chứng minh năng lực tài chính và khả năng trả nợ (kể cả việc xác định kỳ hạn trả nợ); vì vậy, nhiều trường hợp bị hạn chế trong việc tiếp cận vốn vay NH. Khi ngân hàng áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo, một số người dân có điều kiện trả nợ nhưng cố tình dây dưa không trả
nợ vay cũng dẫn đến tình trạng ngân hàng e ngại không muốn thực hiện cho vay theo hình thức này.
Trong quá trình cho vay hộ SXKD, việc cho vay trung, dài hạn bước đầu đã được chú ý nhưng tỷ trọng vẫn còn nhỏ, trong khi nhu cầu vay vốn trung dài hạn của hộ SXKD để xây dựng cải tạo mới, đầu tư chiều sâu, phát triển SXKD ngày càng lớn. Mặc dù, Agribank đã có những nổ lực không nhỏ trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhưng vẫn còn rất nhiều dự án đầu tư khả quan chưa nhận được sự hỗ trợ về vốn.
Việc thực hiện hình thức cho vay thông qua tổ vay vốn theo nghị quyết liên tịch 03, 02 và thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò của Hội phụ nữ và Hội nông dân dẫn đến kết quả cho vay qua tổ không hoàn thành mục tiêu như đã đề ra.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện hình thức cho vay này, việc kiểm tra, kiểm soát các tổ trưởng vay vốn còn nhiều sơ hở dẫn đến các tổ trưởng vay vốn thường lợi dụng sự tín nhiệm của mình đối với các tổ viên để thu nợ mà không nộp lại Ngân hàng đã gây rất nhiều khó khăn cho đơn vị thu hồi nợ, dẫn đến phát sinh nợ quá hạn.
-Về tài sản thế chấp: Số tài sản thế chấp của các hộ SXKD trên địa bàn chủ yếu là đất nông nghiệp, nên khó khăn trong quá trình định giá tài sản. Khi cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, tạo ra cho một số khách hàng có tâm lý chây ỳ, không trả nợ dễ dẫn đến nợ quá hạn. Ngoài ra, Ngân hàng không nhận được sự trợ giúp của chính quyền địa phương trong việc giao nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khách hàng khi làm xong, mà chủ yếu do Ngân hàng tự thu thập về. Một số khách hàng đã không giao nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà còn đi thế chấp cho tổ chức tín dụng khác thông qua công chứng và chứng thực của chính quyền xã.
Thứ tư, lực lượng CBTD cho vay hộ SXKD còn thiếu cả về số lượng và yếu về chất lượng. Điều này dẫn đến quá tải và áp lực công việc rất lớn, gây khó khăn trong việc tập trung quản lý kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khách hàng; đặc biệt là
trong giai đoạn tình hình kinh tế có nhiều biến động tác động xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay dẫn đến phát sinh nợ xấu tại Agribank
Thứ năm, vấn đề nợ quá hạn. Đây là vấn đề tất yếu xảy ra trong quá trình đầu tư tín dụng của ngân hàng. Không chỉ ở nước ta mà với tất cả các nước trên thế giới.
Ở nước ta, chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Việc phát sinh nợ quá hạn, nguyên nhân một phần cũng là do ngân hàng định kỳ hạn chưa hợp lý, không căn cứ vào chu kỳ thực tế của đối tượng vay, nhất là trong cho vay trung hạn hoặc quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi xét duyệt cho vay chưa thực hiện tốt. Kinh nghiệm cho thấy, mở rộng cho vay hộ SXKD theo hình thức tín chấp, qua các đoàn thể.. .thì tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp; đồng thời, trước khi cho vay, thẩm định càng kỹ thì tỷ lệ nợ quá hạn càng hạn chế và ngược lại. Tuy nhiên, những vấn đề này chưa được thực hiện tốt trong thời gian qua.
Thứ sáu, những tồn tại khác:
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm, mang tính tự phát cao; việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất chưa nhiều, mô hình sản xuất công nghệ cao còn quá ít và hiệu quả thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn yếu.
- Các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa phát triển, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao; máy móc thiết bị trong nông nghiệp còn thiếu; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đa số phải nhập khẩu... Dịch vụ hỗ trợ, giao thông nông thôn còn hạn chế. Việc quy hoạch các vùng cây con và đảm bảo đầu ra các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chưa được làm tốt cùng tình trạng được mùa rớt giá xảy ra thường xuyên ở hầu hết các mặt hàng nông, thủy hải sản.
- Môi trường sản xuất ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng; thị trường nông sản hàng hóa bấp bênh, giá cả đầu ra không ổn định nên ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh.
Tất cả những yếu kém nêu trên đã hạn chế sức sản xuất trong khu vực NNNT, từ đó dẫn đến việc hạn chế mở rộng cho vay hộ SXKD trong khu vực này.
a. Nguyên nhân khách quan
> Môi trường kinh tế xã hội
Trong giai đoạn 2009-2013, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn do những biến động bất lợi và tiêu cực từ suy thoái chung của kinh tế thế giới cùng với những yếu kém nội tại của bản thân nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động của ngành ngân hàng - một lĩnh vực nhạy cảm, luôn có tác động qua lại đối với những biến động nhỏ của nền kinh tế, trong giai đoạn này cũng chịu ảnh hưởng mạnh.
Năm 2009, nền kinh tế thế giới vẫn đang trong cơn dư chấn của cuộc suy thoái toàn cầu, thêm vào đó là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai và dịch bệnh. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái đó. Bội chi ngân sách lớn, chiếm 6,9% GDP. Tỷ lệ nợ nước ngoài tăng vọt, chiếm 29,7% GDP. Thị trường xuất khẩu tiếp tục bị co hẹp, dẫn đến nhập siêu, cán cân thanh toán vãng lai bị thâm hụt lớn, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện giảm 16,5%. Các ngành sản xuất dịch vụ tuy có tăng trưởng nhưng chưa thực sự bền vững.
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2013 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh