Một là, mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội khơng ổn định
Những năm vừa qua có nhiều sự kiện ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế tỉnh Yên Bái nói riêng, như khủng hoảng kinh tế thế giới, biểu tình ở Thái Lan, Campuchia, tranh chấp biển Đông...Bối cảnh này, cộng với những vấn đề nội tại khiến kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn và chưa thể thoát khỏi suy giảm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định. Giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 7,8%. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, đẩy tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%. Từ khi kinh tế suy giảm, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, đến năm 2012, chỉ cịn có 5,03%, chưa bằng
hai phần ba so với trước khi suy giảm. Năm 2013, năm 2014, năm 2015 tốc độ tăng
trưởng GDP đang có dấu hiệu phục hồi, lần lượt là 5,4% và 5,98% và 6,68%. Bên cạnh đó, lạm phát đã đang dần được ổn định. Nếu như năm 2008, lạm phát gần 20% thì đã được duy trì ở mức hai con số vào năm 2010 và năm 2011 và giảm dần trong giai đoạn 2012 - 2015. Lạm phát năm 2012, năm 2013, năm 2014, năm 2015 lần lượt là 6,81%, 6,04%, 1,84%, 0,63%. Để có thể đạt được kết quả này, Chính phủ phải đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm lạm phát cộng với những khống chế cung tiền giảm. Tuy nhiên, đi kèm với nó lại là tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm, vốn đầu tư tồn xã hội giảm. Các ngành cơng
đầu tư nước ngoài giảm sút. Việt Nam chật vật về xuất khẩu do thị trường nước ngồi cũng bị ảnh hưởng của suy thối kinh tế. Sức mua trong nước suy yếu, tiêu thụ hàng hóa ngày càng khó khăn.
Hai là, mơi trường pháp lý
Trong những năm qua, Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước đã thơng qua nhiều luật, quy chế liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc hồn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ ngân hàng, nhưng hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa đủ khả năng bao quát hết các vấn đề và phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử. Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Lao động,...cịn nhiều bất cập, chưa tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động của NHTM và các TCTD trong cơ chế thị trường.
Ba là, nguyên nhân từ phía khách hàng
Hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại tỉnh Yên Bái còn non trẻ, mới gia nhập thị trường quốc tế nên thiếu sự hiểu biết và kinh nghiệm quốc tế. Trình độ cán bộ doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số cán bộ lãnh đạo chưa thông thuộc ngoại ngữ, thông lệ quốc tế, luật pháp quốc tế nên dễ mắc phải sai sót trong q trình đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương. Các nhân viên chuyên trách chưa được đào tạo bài bản, hầu hết là kiêm nhiệm, trình độ ngoại thương cịn yếu kém. Các doanh nghiệp cịn ỷ lại vào ngân hàng, khơng nắm rõ được quy trình thanh tốn, trách nhiệm của các bên tham gia như chủ quan khi lập bộ chứng từ, dẫn đến bộ chứng từ xuất khẩu và nhập khẩu cịn nhiều sai sót. Hơn nữa, trong tình hình kinh tế thế giới ngày càng suy thối, chi phí sản xuất cao, giá cả hàng hóa giảm, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Có một số doanh nghiệp đặt nặng vấn đề phí dịch vụ nên sử dụng các phương thức thanh tốn khơng có lợi như chuyển tiền sau, nhờ thu trơn, chưa thấy lợi ích của phương thức nhờ thu kèm chứng từ, phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ là hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng
69
thanh tốn. Một số doanh nghiệp thì lại coi trọng cái lợi trước mắt mà khơng quan tâm đến các điều kiện khác, chấp nhận điều kiện giao hàng và thanh tốn quy định khơng chặt chẽ dẫn đến một số bộ chứng từ gửi đi nhưng khơng được thanh tốn. Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, khơng những ảnh hưởng đến chính bản thân doanh nghiệp mà cịn làm giảm uy tín của ngân hàng.
Bốn là, cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái mới có hai ngân hàng cung cấp dịch vụ TTQT là NHNo&PTNT và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Tuy gia nhập thị trường sau nhưng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Yên Bái lại có nhiều lợi thế hơn về đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, giỏi ngoại ngữ và nghiệp vụ, lãnh đạo có năng lực quản lý cao nên đã thu hút được đa số khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, là đối tượng khách hàng có doanh số xuất nhập khẩu chiếm chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn tỉnh. Thị phần thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Yên Bái ngày càng bị co hẹp. Không những thế, các ngân hàng khác trên địa bàn như Ngân hàng Công thương Chi nhánh Yên Bái, Ngân hàng Kỹ thương Chi nhánh Yên Bái khi triển khai dịch vụ TTQT cũng sẽ thu hút một lượng khách hàng lớn, làm ảnh hưởng đến thị phần TTQT của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Yên Bái.