Hoàn thiện quy trình thủ tục phát hành, xử lý tra soát của chủ thẻ

Một phần của tài liệu 0065 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 105)

- Công tác thẩm định, quy trình xử lý từ CN/PGD đến TTT.

Thiết lập hạn mức tín dụng, hạn mức sử dụng thẻ và chấp nhận thẻ

Để thẩm định chính xác một khách hàng, lựa chọn những khách hàng tốt và có nhu cầu thực sự thì cần có một hệ thống chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng riêng cho lĩnh vực thẻ. Hệ thống chấm điểm này căn cứ trên các thông tin về thu nhập, địa vị xã hội, cơ quan công tác, thâm niên, số lượng thẻ đã phát hành, lịch sử quá trình sử dụng thẻ của khách hàng. Hệ thống này có tính thống nhất tập trung trên toàn hệ thống.

Việc thiết lập các hạn mức sử dụng và thanh toán thẻ có tác dụng hạn chế tổn thất cho ngân hàng và khách hàng khi có rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng thẻ. Các hạn mức cần được thiết lập bao gồm:

+ Hạn mức chi tiêu trong ngày: là số tiền tối đa và số lần tối đa mà chủ thẻ có thể thanh toán, rút tiền trong một ngày/ trong 3 ngày liên tiếp,... Hạn mức này cần có sự phân biệt giữa mỗi loại thẻ, mỗi loại hình giao dịch (rút tiền, thanh toán trực tiếp, thanh toán Internet có CVV2/không CVV2, thanh toán cho loại hình đơn vị chấp nhận thẻ khác nhau..) để nhằm mục đích quản lý chi tiêu cho khách hàng, giảm thiểu rủi ro trong trường hợp khách hàng làm mất thẻ, thất lạc hay thẻ bị lợi dụng.

+ Hạn mức thanh toán dự phòng (Positive Cardholder Authorization Service): là hạn mức mà các ngân hàng phát hành ủy quyền cho tổ chức thẻ quốc tế cấp phép giao dịch khi hệ thống xử lý giao dịch của ngân hàng không có phản hồi trong thời gian cho phép hoặc đối với các giao dịch có giá trị thanh toán nhỏ, không cần xin chuẩn chi để đảm bảo khả năng xử lý giao dịch cho ngân hàng nhanh chóng.

Không chỉ thẩm định và phân loại khách hàng phát hành thẻ, ngân hàng cũng cần nâng cao chất lượng thẩm định ĐVCNT. Đối với các cơ sở kinh doanh muốn ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ ngoài giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp... ngân hàng cũng cần xem xét các báo cáo tài chính của đơn vị để đánh giá kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

- Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ tại ĐVCNT

Ngay sau khi ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ, ngân hàng đã tiến hành lắp đặt các thiết bị cần thiết và đào tạo cho nhân viên về quy trình chấp nhận thanh toán thẻ cho đơn vị. Tuy nhiên, tại các ĐVCNT nhân viên thanh toán thẻ thường xuyên thay đổi và nhân viên mới thường không có những kiến thức cần thiết dẫn tới việc chấp nhận thanh toán thẻ gặp nhiều khó khăn và khả năng rủi ro xảy ra rất cao. Chính vì vậy, ngân hàng cần thường

xuyên tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên tại các ĐVCNT về cách nhận biết thẻ, các thao tác thực hiện thanh toán thẻ (xin cấp phép giao dịch, đối chiếu thông tin trên thẻ và thông tin được mã hóa, tên chữ ký chủ thẻ, cách gửi lệnh thanh quyết toán về ngân hàng ..), khuyến cáo nhân viên nhận biết các hành vi có dấu hiệu nghi ngờ giả mạo của khách hàng cũng như cách thức giải quyết tình huống nghi ngờ giả mạo, ...

Ngoài ra, cán bộ ngân hàng cần kiểm tra thường xuyên các ĐVCNT để phát hiện các trường hợp ĐVCNT “ma” không có trụ sở, không tiến hành kinh doanh mà chỉ ký hợp đồng thanh toán để thực hiện các giao dịch giả mạo thanh toán thẻ. Việc kiểm tra trực tiếp này còn đảm bảo ĐVCNT không sử dụng các thiết bị có khả năng lưu trữ thông tin giao dịch, lắp đặt các thiết bị để skimming thẻ, ngăn chặn việc cung cấp thông tin thẻ cho bên thứ ba và bảo mật thông tin trong quá trình truyền thông tin về ngân hàng.

- Bảo mật dữ liệu, thông tin thẻ

Bảo mật là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu nhằm giảm thấp rủi ro. Do đó, các thông tin về hồ sơ phát hành thẻ, dữ liệu thẻ, số PIN,. phải được quản lý chặt chẽ, phân cấp rõ ràng và bảo mật. Kiểm soát thường xuyên, đột xuất các hồ sơ thẻ, thông tin thẻ để đảm bảo không bị kẻ gian lợi dụng.

- Thường xuyên cập nhật, theo dõi báo cáo, chương trình quản trị rủi ro và phối hợp làm việc với các tổ chức thẻ, NH khác, cơ quan điều tra tội phạm công nghệ cao.

Bộ phận quản lý rủi ro thẻ cần tiến hành theo dõi các báo cáo về tình hình hoạt động thẻ trong hệ thống để phát hiện kịp thời các giao dịch giả mạo trong hệ thống thẻ của ngân hàng. Trên cơ sở phân loại, cán bộ quản lý rủi ro tiến hành xác minh để phát hiện các giao dịch giả mạo, từ đó có các biện pháp kịp thời.

Thêm vào đó, cần thường xuyên cập nhật các báo cáo của tổ chức thẻ quốc tế, hiệp hội thẻ để nắm được tình hình, diễn biến, xu hướng giả mạo trong hoạt động thẻ trên thế giới, trong khu vực.

Để phòng chống giả mạo và lừa đảo trong hoạt động thanh toán thẻ các TCTQT đều xây dựng các chương trình hỗ trợ các thành viên trong việc phát hiện và quản lý rủi ro:

- Dịch vụ cảnh báo về ĐVCNT quốc gia (National Merchant Alert Service - NMAS): NMAS lưu trữ thông tin về các ĐVCNT đã từng chấm dứt hợp đồng do có những hành vi liên quan đến giả mạo, có mức truy đòi bồ i hoán cao hoặc đã từng vi phạm các điều khoản trong hợp đồng chấp nhận thẻ. Khi ngân hàng thẩm định, chuẩn bị ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với một đơn vị mới, ngân hàng có thể cập nhật cơ sở dữ liệu của NMAS và xác định xem ĐVCNT có độ rủi ro cao hay không. Đồng thời, NMAS có chế độ tự động thông báo cho ngân hàng thanh toán nếu một ĐVCNT được đưa lên danh sách cảnh báo trong vòng 180 ngày sau khi ngân hàng có đưa ra yêu cầu được biết thông tin về ĐVCNT đó.

- Dịch vụ thông tin giả mạo toàn cầu (Global Fraud Information Service - GFIS) dịch vụ kết nối và lưu chuyển các thông tin về giả mạo, lừa đảo trong hoạt dộng thẻ giữa các tổ chức thành viên trên toàn cầu. Ngoài ra, GFIS còn cung cấp các công cụ khác như: bản tin hàng tháng, quý về giả mạo thẻ, những thông tin cập nhật về luật pháp liên quan đến giả mạo thẻ tại các nước.

- Dịch vụ xác minh địa chỉ (Address Verification Service - AVS) là dịch vụ cung cấp các mức độ bảo mật bằng cách xác minh địa chỉ trên thẻ. Trong trường hợp thẻ bị mất hay vô danh, thông tin về địa chỉ chủ thẻ sẽ không tồn tại, khi đó ngân hàng phát hành sẽ nhận được thông tin và từ chối chuẩn chi giao dịch.

Một phần của tài liệu 0065 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w