Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0065 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 118)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1. Nâng cao năng lực quản lý điều hành

NHNN cần xác định rõ trách nhiệm trong việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) lấy kiểm soát lạm phát làm chức năng chính, đảm bảo tính công khai và minh bạch trong điều hành CSTT. Tăng cường năng lực thống kê, phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô và tiền tệ trên cơ sở sử dụng các mô hình hiện đại, cơ sở dữ liệu đầy đủ và chính xác hơn, góp phần ổn định các cân đối vĩ mô, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế tăng trưởng cao và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

3.3.2.2. Cải thiện các chính sách, văn bản pháp quy về thẻ thanh toán

Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới, hiện đại, trong đó có sửa đổi, bổ sung Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn về TTKDTM nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khuyến khích phát triển thanh toán thẻ.

Hoàn thành việc chuyển đổi mã tổ chức phát hành thẻ (mã BIN) nhằm mở rộng tích hợp các ứng dụng giá trị gia tăng cho thẻ thanh toán của các ngân hàng phát hành thẻ.

NHNN nên có quy định các NHTM cần lắp đặt, kiểm tra và giám sát thường xuyên định kỳ camera tại các máy ATM để theo dõi được các giao dịch của khách hàng, phục vụ tốt hơn cho công tác nhận dạng, điều tra và xử lý tội phạm.

3.3.2.3. Nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng

NHNN cần thường xuyên tổ chức các khoá học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, giải quyết khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện để hướng dẫn, nâng cao trình độ cho các cán bộ ngân hàng. Việc này không chỉ cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng đối với người tiêu dùng mà còn góp phần hạn chế rủi ro, chi phí phát sinh cho mỗi ngân hàng thành viên; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

3.3.2.4. Hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối

Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay đã có quy định về đồng tiền thanh toán thẻ tại các ĐVCNT và tại các ngân hàng tùy theo chức năng hoạt động và hình thức đầu tư vốn, nhưng việc sử dụng thẻ do ngân hàng Việt Nam phát hành tại thị trường nước ngoài vẫn chưa được quy định rõ ràng. Theo xu hướng chung của thế giới, chính sách quản lý ngoại hối cũng cần quy định thêm về các điều kiện, điều khoản về việc sử dụng thẻ quốc tế do ngân hàng Việt Nam phát hành tại nước ngoài. Chính sách quản lý ngoại hối cần có quy định về hạn mức thanh toán và tín dụng của thẻ để tránh tình trạng lợi dụng thẻ tín dụng để rửa tiền, chuyển ngoại tệ nhưng cũng không gây khó khăn cho việc sử dụng và thanh toán thẻ.

3.3.2.5. Tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát hệ thống thanh toán liên ngân hàng

Việc kết nối giữa Banknetvn với Smartlink và VNBC có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thị trường thẻ Việt Nam, nó tạo ra sự kết nối liên thông giữa hệ thống thanh toán thẻ của tất cả các ngân hàng trong nước, mang lại tính thống nhất cho toàn hệ thống ATM và tạo ra một mạng lưới thanh toán thẻ rộng khắp tại Việt Nam. Việc kết nối thành công đánh dấu bước phát triển trong quá trình xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Trung tâm này sẽ là đầu mối xử lý các giao dịch cấp phép, thanh toán, tra soát các giao dịch thẻ của các NHTM Việt Nam, đảm bảo các loại thẻ do các NHTM khác nhau phát hành có thể thanh toán tại bất cứ cơ sở chấp nhận thẻ nào trong toàn hệ thống. Các giao dịch thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành thực hiện tại các CSCNT trong nước sẽ được trung tâm này xử lý, không cần thông qua trung tâm xử lý cấp phép và trao đổi của các Tổ chức thẻ Quốc tế. Điều này sẽ làm giảm tính phức tạp về hình thức thanh toán các giao dịch nội bộ trong nước, tăng tốc độ thanh toán, giải quyết được vấn đề chênh lệch về tỷ giá, tiết kiệm khoản chi phí phải thanh toán cho các tổ chức thẻ quốc tế và thống nhất chủ trương giao dịch thẻ ở Việt Nam chỉ dùng VNĐ... đồng thời qua trung tâm đó, các thành viên sẽ có mối quan hệ chặt chẽ hơn trong mọi lĩnh vực: Cập nhật nhanh nhất các thông tin về thẻ giả mạo tránh thất thoát cho các thành viên, kết hợp in ấn danh sách thẻ cấm lưu hành, thống nhất về đồng tiền thanh toán, phí, tỷ giá.

Ngân hàng Nhà nước cần cho phép các NHTM thành lập quỹ dự phòng rủi ro cho nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý phòng ngừa rủi ro chung cho các NHPT, NHTT thẻ nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước.

Cho phép các NHTM Việt Nam được áp dụng linh hoạt một số ưu đãi nhất định để đảm bảo tính cạnh tranh của các loại thẻ do ngân hàng Việt Nam phát hành so với các loại thẻ của các ngân hàng nước ngoài phát hành.

Ngân hàng Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các đề án, tính toán hiệu quả kinh tế và vốn đầu tư để trên cơ sở đó huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực thẻ.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở định hướng phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP Kỹ Thương, chương 3 luận văn đã đề xuất:

- Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Techcombank bao gồm: hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro; hoàn thiện quy trình thủ tục phát hành, chấp nhận thanh toán và xử lý tra soát thẻ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hiện đại hóa công nghệ; lập quỹ dự phòng rủi ro và hướng dẫn khách hàng tận tình.

- Kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.

KẾT LUẬN

Kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro và quản trị rủi ro hiện là một trong những vấn đề cấp bách trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tuy mới phát triển nhưng ngày càng thể hiện vai trò thiết yếu trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Ý thức được điều đó, Techcombank đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để đóng góp vào sự phát triển loại hình thanh toán không dùng tiền mặt này dựa trên các nguyên tắc: thận trọng, an toàn trong kinh doanh; đa dạng hóa sản phẩm; đơn giản và thuận tiện trong quy trình nghiệp vụ; cam kết đầu tư vào hệ thống và con người. Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu, một số vấn đề đã được giải quyết trong luận văn như sau:

Một là: Hệ thống hóa khái niệm về thẻ và khái quát hóa hoạt động kinh

doanh thẻ tại ngân hàng thương mại.

Hai là: Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh, quản trị rủi ro thẻ tại

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam: kết quả đạt được, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại này.

Ba là: Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phòng ngừa

và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam và tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

Để xây dựng một thị trường thẻ Việt Nam hiện đại, an toàn, nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế, hoạt động thanh toán và quản trị rủi ro cần được quan tâm, phối hợp giữa các cấp, các ngành và bản thân ngân hàng . Hy vọng trong tương lai Techcombank sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại về vật chất cũng như phi vật chất góp phần đóng góp vào kết quả kinh doanh chung của toàn ngân hàng.

Mặc dù bản thân đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu nhưng năng lực và hiểu biết còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những nhận xét và góp ý của thầy cô, chuyên gia và đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn và có ý nghĩa thiết thực hơn đối vớ i công tác.

Tiếng Việt

1. PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Học viện Ngân hàng.

2. PGS.TS Tô Kim Ngọc (2008), Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Thống kê, Học viện Ngân hàng.

3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh

doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Học viện Ngân hàng.

4. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội, trang 207-217.

5. ThS. Đặng Công Hoàn (2013), “Phát triển bền vững dịch vụ thanh toán ở

Việt Nam ”, Tạp chí tài chính số 9 -2013.

6. PGS. TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội, Trường đại học kinh tế TPHCM.

7. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2010-2013), Báo cáo tình hình hoạt động

năm 2010, 2011, 2012, 2013, Hà Nội.

8. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2006), “Góp phần phát triển bền vững thị

trường thẻ”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, trang 10-11.

9. Hoàng Tuấn Linh (2008), "Các ngân hàng thương mại cần quan tâm đến

chất lượng dịch vụ thẻ", Tạp chí thương mại, trang 6-7.

10. Vũ Thùy Linh (2012), “Hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng thẻ ngân

hàng”, Đại học Lao động - Xã hội.

10. Ngân hàng Nhà Nước (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN, Hà Nội. 11. Ngân hàng Nhà Nước (2012), Thông tư số 35/2012/TT-NHNN, ngày 28

tháng 12 năm 2012.

13. Bùi Quang Tiên (2013), “Giải pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam

giai đoạn 2013 - 2014 ”, Tạp chí tài chính điện tử.

14. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2010, 2011, 2012, 2013), “Báo

cáo thường niên ”.

15. Trung tâm thẻ & Dịch vụ tài khoản cá nhân Ngân hàng TMCP Kỹ

Thương Việt Nam (2011, 2012, 2013), Báo cáo kết quả kinh doanh, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

Tiếng Anh

17. The Lafferty Group (2012), “World Card Intelligence: Vietnam”, pp.4-8 18. Visa Issuer Risk Management Guide (2006), Tools and Best Practices for

Controlling Fraud Losses, pp13 Các website tham khảo

1. https: //www.techcombank.com.vn 2. https://www.hsbc.com.vn 3. https://www.sacombank.com.vn 4. https://www.vietinbank.vn 5. https://www.bidv.vn 6. https://www.sbv.gov.vn 7. http://www.acb.com.vn 8. http://www.visa.com 9. http://www.tapchitaichinh.vn 10. http: //www.publications .parliament.uk 11. http://nganhangonline.com 12. http://www.mksmart.com.vn 13. http://cafef.vn

Một phần của tài liệu 0065 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w