Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 0082 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44 - 47)

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định (NHCTNĐ) ra đời trên cơ sở ngân hàng nhà nước tỉnh Nam Định. Trước khi Ngân hàng Công thương Việt Nam tiến hành cổ phần hóa thì NHCTNĐ có tên là NHCT tỉnh Nam Định.

Trước nghị định 53/HĐBT về đổi mới hoạt động Ngân hàng thì nghiệp vụ chủ yếu của NHCT tỉnh Nam Định vừa là phục vụ vừa là thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng và thanh toán trên địa bàn, ngân hàng hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp của nhà nước. Sau nghị định 53/HĐBT, hệ thống ngân hàng chuyển từ hệ thống ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngân hàng 2 cấp và từ đây NHCT tỉnh Hà Nam Ninh ra đời, sau đó do sự chia tách về địa lý đổi thành NHCT tỉnh Nam Định là một chi nhánh NHTM trực thuộc NHCTVN.

Trong những năm từ 1988 đến 1990 đây là thời kỳ chuyển đổi đầy khó khăn của hệ thống ngân hàng nói chung và của NHCT tỉnh Nam Định nói riêng, đây cũng là thời kỳ hệ thống ngân hàng bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong giai đoạn này có nhiều tổ chức tín dụng vỡ nợ, còn các ngân hàng khác nợ quá hạn và nợ khó đòi tăng cao. Sự kiện này không do bản thân hoạt động của ngân hàng mà đây là "vòng xoáy" của quá

trình chuyển đổi nền kinh tế qua hoạt động của mình. Nguyên nhân chính là do sự yếu kém của cơ chế quản lý tập trung quan liêu và những khuyết tật của nó giờ đây mới có dịp bung ra. NHCT không tránh khỏi tình trạng chung của hệ thống ngân hàng, hoạt động của ngân hàng thời kỳ này vừa tập trung bao cấp, nhưng có hoạt động kinh doanh một mặt nhà nước giao kế hoạch, mặt khác nhà nước chưa quan tâm củng cố hoạt động quản lý và kiểm soát nên kinh doanh của ngân hàng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Sau một thời gian hoạt động NHCT tỉnh Nam Định tự đổi mới, hoàn thiện và phát triển trên cơ chế thị trường. Từ khi thành lập chi nhánh NHCT tỉnh Nam định (tiền thân là NHCT tỉnh Hà Nam Ninh) đã trải qua nhiều biến cố với những thử thách khó khăn to lớn .Ba lần tách ngân hàng:

+ Năm 1993 tách đổi thành NHCT tỉnh Nam Hà + Năm 1996 tách đổi thành NHCT tỉnh Nam Định.

+ Tháng 7/2006 thực hiện chương trình hiện đại hoá của NHCT do đó chi nhánh NHCT TP Nam Định được nâng cấp thành chi nhánh cấp I trực thuộc NHCTVN và tách ra khỏi NHCT tỉnh Nam Định.

Năm 2009 NHCT Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, NHCT tỉnh Nam Định đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định.

NHCTNĐ nằm trên địa bàn thành phố Nam Định là trung tâm văn hoá, kinh tế xã hội của toàn tỉnh, ở đó tập trung nhiều loại hình kinh tế nên khách hàng giao dịch với Ngân hàng rất đa dạng và phong phú. Mặt khác, NHCTNĐ là một trong những đơn vị có đội ngũ lãnh đạo đoàn kết thống nhất, thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng cấp trên giao phó với mục tiêu: "Kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý ”. Thực hiện theo phương châm "Tiếp tục đổi mới, nâng cao trách nhiệm, tôn trọng khách hàng". Điều đó đã tạo điều kiện cho NHCTNĐ mở rộng quy mô

khối lượng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân hàng.

Cơ cấu tổ chức của NHCTNĐ đã cơ bản ổn định. Toàn chi nhánh có 15 phòng ban, trong đó có 07 phòng giao dịch và 01 phòng kiểm tra nội bộ của NHTMCPCT Việt Nam đóng tại chi nhánh với tổng số 124 cán bộ.Trụ sở chính đóng tại 119 Quang Trung thành phố Nam Định :

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHCTNĐ

Chức năng của các phòng ban tại NHCTNĐ:

- Phòng tổ chức hành chính: quản lý cán bộ - đào tạo, hành chính, phân

bổ cán bộ trong cơ quan dưới sự chỉ đạo của giám đốc.

- Phòng kế toán: Thực hiện thanh toán trong toàn quốc và quốc tế cho

khách hàng với các hình thức thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ qua NHNN, chi trả kiều hối, quản lý tài sản của khách hàng, hạch toán chi tiêu nội bộ, hạch toán kết quả kinh doanh của ngân hàng sau từng thời kỳ.

- 03 phòng khách hàng:

Các phòng khách hàng với các chức năng chính sau:

+ Cho vay các tổ chức kinh tế, tư nhân cá thể và hộ gia đình.

+ Thực hiện các nghiệp vụ mua - bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, mua - bán ngoại tệ cho khách hàng, thanh toán, mở L/C (TTQT) thu các khoản phí dịch vụ.

+ Huy động vốn: huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để phục vụ cho các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng .

- Phòng kế hoạch tổng hợp: làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh và lập kế hoạch giúp cho ban Giám đốc hoạch định các chiến lược kinh doanh của ngân hàng, kết hợp công tác điện toán

- Phòng ngân quỹ: Thu chi tiền mặt, đảm bảo khả năng thanh toán của

ngân hàng.

- Các phòng giao dịch: Phòng giao dịch Hạ Long, Phòng giao dịch Nam

phong, Phòng giao dịch Mỹ Tân, Phòng giao dịch Năng Tĩnh, Phòng giao dịch Nghĩa Hưng, Phòng giao dịch Xuân Trường, Phòng giao dịch Trực Ninh ( Bảy phòng giao dịch này gần như thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng) .

Một phần của tài liệu 0082 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w