Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 0082 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 114 - 118)

- Hiện tại một số văn bản quy định về cho vay do thời gian đã lạc hậu và cần

được sửa đổi ( ví dụ: như Quyết định 072 quy định về việc vốn lưu động ròng không âm khi cho vay), vì vậy Ngân hàng công thương Việt Nam nên chủ động nhanh chóng xem xét sửa đổi cho phù hợp với thực tế của các chi nhánh.

- NHTMCPCT Việt Nam nên chủ động giao quyền cho các chi nhánh trong quá trình tiếp cận, xử lý, bán các khoản nợ tồn đọng cho các chi nhánh. Thực tế, hiện nay đối với những khoản nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi, hoặc chi phí thu hồi cao thì thủ tục bán nợ cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng khá phức tạp.

- Đối với các khoản nợ xử lý rủi ro đã hạch toán ngoại bảng trên 5 năm, NHTMCPCT Việt Nam sau khi nhận được hồ sơ của các chi nhánh gửi nên chủ động phối hợp với chi nhánh để trình NHNN Việt Nam xoá khoản nợ đó ra khỏi ngoại bảng để lành mạnh hoá tình hình tài chính chó các chi nhánh.

- Hiện tại, NHTMCPCT Việt Nam đã và ban hành rất nhiều các quy trình về tín dụng, song một số quy trình này còn chồng chéo gây khó khăn cho các chi

nhánh khi thực hiện. Thực vậy, đối với một món vay của khách hàng là tổ chức kinh tế, NHTMCPCT Việt Nam quy định quá trình các thủ tục ở các quy trình khác nhau, gây cho khối lượng công việc của cán bộ tín dụng khi thẩm định quá nhiều. Cụ thể: đối với một món vay vượt thẩm quyền cần trình NHTMCPCT Việt Nam, cán bộ tín dụng phải hoàn thiện các văn bản sau: chấm điểm tín dụng và xếp

hạng khách hàng, phân tích báo cáo tài chính (theo công văn 1858), tờ trình thẩm định khoản vay, tờ trình xác định giới hạn tín dụng (công văn 070 v/v xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng), biên bản họp hội đồng tín dụng, tờ trình của giám đốc chi nhánh, phiếu biểu quyết.v.v..Vì vậy, nên chăng việc phân tích tài chính khách hàng theo công văn 1858 nên kết hợp cùng tờ trình thẩm định, đồng thời NHTMCPCT Việt Nam nên xem xét sửa đổi và loại bỏ một số quy trình không cần thiết, tránh việc tăng áp lực công việc quá nhiều lên cán bộ tín dụng và gây sự phiền hà cho khách hàng.

KẾT LUẬN

NHCTNĐ sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành đã đạt được những thành tựu rực rỡ, quy mô dư nợ ngày càng cao, rủi ro tín dụng luôn duy trì ở mức an toàn, cơ cấu tín dụng đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng tập trung vào các khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm tăng rõ rệt. NHCTNĐ liên tục bốn năm liền đạt danh hiệu chi nhánh xuất sắc, và đón nhận huân chương lao động hạng hai, cờ thi đua của Thủ tướng Chính Phủ. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng tại chi nhánh còn chưa cao, rủi ro tín dụng vẫn còn xảy ra, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của chi nhánh và vẫn để phát sinh nợ quá hạn, nợ nhóm 2, nhóm 3.v.v..Do vậy, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh luôn là vấn đề cấp thiết được đặt ra và đòi hỏi chi nhánh phải có các giải pháp nỗ lực để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn: “ Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định"” của tác giả đã giải quyết được các nội dung chủ yếu sau:

- Trên cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng ngân hàng thương

mại, tác giả đã đưa ra luận cứ khoa học cho việc hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

thương mại thông qua việc nghiên cứu các chỉ tiêu định lượng, chuẩn mực để đánh

giá rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại, cũng như đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ngân hàng.

- Từ phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCTNĐ, tác giả đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế cần phải giải quyết, từ đó đi tìm những nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.

- Trên cơ sở những luận cứ khoa học về tín dụng, rủi ro tín dụng và thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng, kết hợp với những định hướng phát triển của NHCTNĐ tác giả đã đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCTNĐ. Các giải pháp đều có tính khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nhằm đưa hoạt động

tín dụng của chi nhánh ngày càng tăng trưởng vững chắc và an toàn.

Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng là những vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, không thể giải quyết một sớm một chiều, đòi hỏi phải có sự tham gia đồng bộ và sự phối kết hợp của các cấp các ngành, đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, do vậy luận văn đề xuất một số ý kiến đối với NHNN Việt Nam, các cấp chính quyền tỉnh Nam Định, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam để các giải pháp đề xuất có tính khả thi hơn.

Do đề tài nghiên cứu trên lĩnh vực tín dụng ngân hàng thương mại khá rộng và phức tạp, bản thân tác giả còn nhiều hạn chế nên trên góc độ nào đó còn có những khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban lãnh đạo Học viện ngân hàng, Khoa sau đại học, các thầy , cô giáo, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Đinh Ngọc Thạch và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành Luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến, “ Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng (2009) ”.

2. Phạm Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Hảo, “Ngân hàng thương mại-Quản trị và nghiệp vụ ”, NXB Thống kê.

3. Chính phủ ( 2006 ), Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo, Hà Nội.

4. TS.Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB tài chính Hà Nội

5. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính,

Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

6. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại,, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

7. Thời báo Ngân hàng, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Tài chính tiền tệ các số của báo từ năm 2006- quý 1/2010.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước, về ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định (2009),

Báo

cáo tổng kết nội bộ (2006-2009), Nam Định.

10.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.Huỳnh Thế Du, 2004, Xử lý nợ xấu ở Việt nam nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, TP Hồ chí minh.

12. Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2006), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

13.PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Tài Chính.

14. Các website:

- www.cpv.org.vn Đảng Cộng Sản Việt Nam

- www.mof.gov.vn Bộ Tài chính

- www.mpi.gov.vn Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- www.bidv.com.vn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- www.incombank.com.vn Ngân hàng Công thương Việt Nam

- www.vbard.com.vn Ngân hàng NNo và Phát triển Nông thôn Việt Nam

- www.dddn.com.vn Diễn đàn doanh nghiệp

- www.economy.com.vn Thời báo kinh tế Việt Nam

- www.saigontimes.com.vn Thời báo kinh tế Sài gòn. - www.cafef.com.vn . - www.vnba.org.vn . - www.saga.vn - www.vnexpress.net - www.vnchannel.net . - www.laisuat.vn.

Một phần của tài liệu 0082 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 114 - 118)