Để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển trong năm tới 2010, nhằm đưa ngân hàng trở thành ngân hàng lành mạnh về tài chính và có sức cạnh tranh cao trong nền kinh tế hội nhập, NHCTNĐ đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn ngừa và xử lý rủi ro :
2.4.1.1. Những biện pháp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định nhằm hạn chế nợ quá hạn mới
- Tập trung nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế quy trình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh : loại bớt những khâu thừa, quy định quyền hạn và nghĩa vụ của từng cán bộ trong hoạt động tín dụng, hoàn chỉnh cẩm nang nghiệp vụ .
- Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng để hạn chế nợ quá hạn mới, nâng cao chất lượng của công tác thẩm định, phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân trong sức mạnh tập thể, đảm bảo tính khả thi của phương án vay vốn.
- Thực hiện đầy đủ nghiêm ngặt khâu thẩm định tài sản đảm bảo. Bản thân ngân hàng lấy hiệu quả của dự án làm nền tảng cho quá trình kinh doanh của mình. Để phòng ngừa rủi ro tín dụng, NHCTNĐ luôn yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo, khâu thực hiện tài sản đảm bảo được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả. Do đó những doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh luôn phải cố gắng kinh doanh có lợi nhuận để có thể thanh toán đúng hạn cho ngân hàng tránh trường hợp bị thanh lý tài sản để trả nợ .
- Định kì lập quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro. Công tác đánh giá và thực hiện trích lập dự phòng được NHCTNĐ thực hiện định kì hàng quý .
- Tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm đề cao việc thực hiện đầy đủ quy trình, quy phạm nghiệp vụ của phòng tín dụng. Công tác này được ngân hàng thực hiện định kì hàng tháng, do đó đã hạn chế tình trạng vi phạm quy chế và quy trình đối với cán bộ tín dụng .
Những biện pháp trên được NHTMCP Nam Định thực hiện đồng bộ, đã góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, tạo ra sự tăng trưởng đáng kể của dư nợ tín dụng. Trong năm 2009 dư nợ tín dụng tăng 307 tỷ đồng, tốc độ tăng 30,8%. Và chất lượng các khoản vay cũng được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2009 đã giảm mạnh ( giảm 10.569 tỷ đồng so với năm 2008 ).
2.4.1.2. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định đã
nỗ lực trong công tác xử lý nợ tồn đọng
Các khoản nợ quá hạn của NHCTNĐ hiện nay là do sự tồn đọng của những năm trước còn lại, do ảnh hưởng của những biến động trong nền kinh tế cũng như những cơ chế cũ còn lạc hậu. Trong kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, công tác giải quyết các khoản nợ khó đòi chiếm một vị trí rất quan trọng, đòi hỏi NHCTNĐ phải rà soát lại tình hình nợ quá hạn, có sự phân loại theo ngành nghề, theo kì hạn, theo địa bàn...đồng thời phân tích, phán đoán và đề ra những biện pháp xử lí và hạn chế rủi ro một cách kịp thời :
- Đối với nợ quá hạn có khả năng thu hồi : cán bộ tín dụng đã bám sát các
doanh nghiệp có nợ quá hạn, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, nắm chắc sự vận động của đồng vốn tín dụng, cố vấn cho doanh nghiệp tìm biện pháp đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hoá và vốn lưu động, đổi mới trang thiết bị sản xuất, tạo cơ hội cho doanh giải phóng vốn nhanh để trả nợ ngân hàng .
- Đối với nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan và của các doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản. NHCTNĐ đã thực hiện quyết định quyết định số 493 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đó là sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập để xoá nợ .
- Đối với những tài sản xiết nợ, NHCTNĐ đã tổ chức việc tiếp nhận, bảo quản hoặc phát mại tài sản nhằm bù đắp một phần thiệt hại do không thu hồi được nợ .