Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu 0082 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 108)

Yếu tố con người là vô cùng quan trọng trong bất kỳ một hoạt động kinh tế nào, vì vậy hoạt động tín dụng có mang lại hiệu quả hay không phải tùy thuộc vào đội ngũ cán bộ tín dụng có đủ năng lực về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức và tinh thần trách nhiệm với công việc. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức về pháp luật, chuyên môn hay đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng tại NHCTNĐ là điều vô cùng cấn thiết

* Nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ

Bác Hồ đã từng nói: “ có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong thời đại ngày nay, đạo đức phải được

nâng lên tầm cao mới, đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng không chỉ

đạo đức đơn thuần về mặt xã hội mà còn được hiểu theo một khía cạnh khác là đạo

đức nghề nghiệp, đạo đức của tư duy sáng tạo. Đó là, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trên cơ sở kế thừa, phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc.

Việc nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Thực tế, trong những năm qua đã xuất hiện sự suy thoái đạo đức của một số cán bộ các ngân hàng thương mại. Điển hình như vụ lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong mua bán ngoại tệ trái phép của ngân hàng AMBRO (Hà Lan); vụ lợi dụng, giả mạo chữ ký của khách hàng để chuyển tiền trị giá 1,7 tỷ đồng trong hệ thống ngân hàng Đầu tư phát triển VN; vụ nhân viên bảo vệ trong hệ thống Ngân hàng chính sách VN lấy trộm tiền từ kho trị giá hơn 900 triệu đồng.v.v..Những hành vi trên, đã báo động tình trạng suy thoái đạo đức trong các ngân hàng thương mại và cần phải được trấn chỉnh kịp thời. Ngoài ra những hành vi trên còn làm thất thoát vốn của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đó.

* Nâng cao năng lực chuyên môn:

Năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng ngân hàng thương mại thể hiện ở sự tinh thông về các nghiệp vụ ngân hàng. Muốn vậy, trước hết cán bộ tín dụng ngân hàng phải có tầm hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ của mình.

- Thường xuyên tổ chức học tập các văn bản chế độ

Thực hiện lộ trình khi gia nhập WTO, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã chuẩn hoá và ban hành một loạt các văn bản để hướng dẫn hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng. Hầu hết các văn bản NHTMCPCT Việt Nam ban hành có tính hệ thống và có sự liên quan chặt chẽ đến nhau, do vậy đối với cán bộ tín dụng phải thường xuyên học tập văn bản chế độ để thực hiện tốt công việc của mình. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên cập nhật các văn bản về pháp luật : Luật doanh nghiệp, luật đất đai.... Để trang bị thêm kiến thức trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng ..

Hiện nay, NHTMCPCT Việt Nam đã ban hành một loại các văn bản mới quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng, phân tích tài chính, chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.v.v..Chi nhánh nên chủ động bố trí những cán bộ có trình độ tập hợp soạn thảo một số mẫu văn bản để áp dụng trong quá trình cho vay. Đồng thời đối với một số văn bản quan trọng, phức tạp chi nhánh nên bố trí thời gian để cán bộ tín dụng học tập các văn bản mới. Thực tế, trong các năm qua tại NHCTNĐ, rất nhiều cán bộ tín dụng chỉ làm việc theo cảm tính, không chịu học hỏi, dựa dẫm vào đồng nghiệp, mặt khác một số cán bộ kiểm soát còn buông lỏng và chưa nắm rõ cơ chế chế độ. Vì vậy, mặc dù rủi ro mất vốn còn ít xảy ra song thực tế khi thanh tra, kiểm tra lại các hồ sơ tín dụng, hồ sơ đảm bảo nợ vay đã xuất hiện nhiều sự sai trái, lệch lạc. Do đó, NHCTNĐ phải quán triệt chặt chẽ đến tất cả các cán bộ, kể cả các cán bộ chủ chốt phải thường xuyên học tập, nắm vững văn bản chế độ, thường xuyên kiểm tra, hạn chế thấp nhất những rủi ro mất vốn sảy ra.

Tại NHCTNĐ do công tác tư pháp tại một số phòng ban, một số bộ phận còn ít được trú trọng nên nhiều trường hợp khi soạn thảo các văn bản có sự mâu thuẫn, thiếu sót gây khó khăn cho các phòng nghiệp vụ khi thực hiện các văn bản này. Vì vậy, chi nhánh nên có chính sách bồi dưỡng và bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có ý thức cao trong việc tham mưu cho lãnh đạo khi soạn thảo các văn bản, đặc biệt là các văn bản về tín dụng.

- Bên cạnh việc tổ chức học tập cơ chế, chế độ tại cơ quan, cán bộ ngân hàng phải thường xuyên tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Hàng năm NHTMCPCT Việt Nam đã và đang tổ chức các hội thi nghiệp vụ giỏi, hội thi này đã khuyến khích mạnh mẽ tinh thần học tập của cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên, tại chi nhánh một số bộ phận còn chưa coi trọng, chi nhánh nên có các chính sách trong việc bồi dưỡng và khen thưởng đối với những cán bộ đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi nghiệp vụ, từ đó động viên tinh thần học hỏi

của cán bộ.

- Các ngân hàng thương mại thường xuyên có các lớp đào tạo ngắn hạn để củng cố, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, việc tào tạo mới dừng lại ở mặt hình thức, thực tế một số Trung tâm đào tạo của các NHTM chưa đáp ứng được yêu cầu. Cán bộ ngân hàng không nên chỉ thụ động vào sự đào tạo của ngân hàng, mà phải tăng cường tự học để hoàn thiện bản thân. Việc tự học phải trú trọng cả về lý thuyết và thực tiễn, học cả về nghiệp vụ chuyên môn lẫn học ngoại ngữ, tin học, xã hội học, thần học.v.v..

Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập mở cửa, các ngân hàng thương mại nói chung, NHCTNĐ nói riêng bên cạnh chế độ tuyển dụng nhân tài, nên phối hợp chặt chẽ với các trường Đại học chuyên ngành, tăng cường các lớp ngắn hạn để đào tạo, đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với yêu cầu của công việc.

* Nâng cao năng lực tư duy chiến lược

Một trong các nhược điểm rất lớn của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, NHCTNĐ nói riêng đó là đội ngũ cán bộ thiếu tư duy chiến lược. Tư duy chiến lược thể hiện ở tư duy khoa học, ở tầm nhìn xa trông rộng, ở việc nắm bắt thời cơ và thách thức.

Một số cán bộ nhân viên của chi nhánh Nam Định do tác động của cơ chế cũ nên chậm đổi mới, chậm tiếp thu công nghệ, sản phẩm dịch vụ mới. Thực trạng trên, đã đặt họ vào thế bị động khi triển khai áp dụng dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ tiên tiến. Do đó, việc đi tắt đón đầu là hết sức cần thiết, các nhà quản trị ngân hàng phải tranh thủ nắm bắt được thời cơ, tranh thủ tiếp thu trình độ quản lý và khoa học hiện đại. Thực tế, trong thời gian vừa qua NHTMCPCT Việt Nam đã tranh thủ mở rộng hợp tác liên doanh, xúc tiến việc lựa chọn cổ đông chiến lược, bán cổ phần cho các ngân hàng thương mại nước ngoài để tranh thủ tiềm lực công nghệ và tranh thủ học hỏi kinh nghiệp trong quản trị kinh doanh của các ngân hàng bạn.

* Nâng cao năng lực tư duy tổng hợp:

Tư duy tổng hợp là tổng thể của rất nhiều các yếu tố cả về đạo đức xã hội, trình độ học vấn, văn hoá, kỹ năng giao tiếp, tư duy phân tích .v.v..

Thực tế, cho thấy trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, chi nhánh Nam Định rất nhiều cán bộ tín dụng chỉ biết về phần chuyên môn nghiệp vụ được giao, còn các nghiệp vụ khác thì biết rất ít thậm chí có người không biết. Đây cũng là một hạn chế của cán bộ tín dụng ngân hàng trong xu thế hội nhập mở cửa, bùng nổ rất nhiều các dịch vụ, nghiệp vụ mới, đòi hỏi cán bộ tín dụng ngân hàng phải có kiến thức tổng hợp trên nhiều mặt, hiểu biết rộng để tư vấn cho khách hàng. Do vậy, đối với NHCTNĐ, Ban giám đốc nên có chính sách khuyến khích để các cá nhân, đoàn thể có những buổi sinh hoạt văn hoá, giao lưu học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ hiểu biết, góp phần tăng cường tính đoàn kết nội bộ.

Tóm lại, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng trong các ngân hàng thương mại nói chung, NHCTNĐ nói riêng để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập là nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Để làm được điều này, bên cạnh nỗ lực của từng cá nhân, phải có sự sự hậu thuẫn của các nhà quản trị ngân hàng nhằm đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt kết quả như mong đợi, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ngân hàng giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh, vững bước trên con đường hội nhập.

3.2.6. Thiết lập hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng

Hiện nay tại chi nhánh có phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ thống kê các số liệu về rủi ro, số liệu về trích lập dự phòng rủi ro.. .Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của phòng trong việc góp phần hạn chế rủi ro tín dụng của ch i nhánh còn chưa cao. Do vậy cần nâng cao hơn nữa vai trò hoạt động của phòng trong công tác

hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh mà trên hết là thực hiện quán triệt các nguyên tắc Basel về đánh giá và kiểm soát rủi ro tín dụng :

* Xây dựng môi trường rủi ro tín dụng thích hợp

Trên cơ sở bám sát định hướng hoạt động hàng năm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và chi nhánh, phòng quản lý rủi ro có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh từng thời kỳ : kiểm soát rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động của ngân hàng và ở mức từng khoản tín dụng cũng như ở mức toàn bộ danh mục đầu tư.

Bên cạnh đó chi nhánh cần phát hiện và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động. Phòng quản lý rủi ro có trách nhiệm đảm bảo các rủi ro của các sản phẩm và hoạt động mới nằm trong phạm vi các thủ tục quản lý rủi ro và kiểm soát đầy đủ trước khi đưa vào sử dụng. Ví dụ như : hiện nay chi nhánh đang triển khai thực hiện sản phẩm tín dụng mới kết hợp với Bưu điện thành phố Nam Định : cho vay mua máy tính trả góp thì phòng quản lý rủi ro phải phối hợp với các phòng ban khác đánh giá về mức độ rủi ro tín dụng hay những tiện ích khác của sản phẩm đề có thể tham mưu, góp ý với Ban giám đốc về sản phẩm tín dụng đó sao cho những rủi ro có thể xảy ra của sản phẩm mới nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Có như vậy công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh mới thực sự đem lại hiệu quả.

* Hoạt động quá trình cấp tín dụng lành mạnh

Hàng năm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đều đưa ra những công văn, quy định mới.... về nghiệp vụ tín dụng nhằm hoàn thiện các quy trình cấp tín dụng như quyết định 208 về giới hạn tín dụng của khách hàng, quyết định số 222 về cho vay đối với các tổ chức tín dụng...Trên cơ sở đó các phòng khách hàng, phòng giao dịch tại chi nhánh nghiên cứu và thực hiện xác định giới hạn tín dụng hàng năm của khách hàng trình hội đồng tín dụng cơ sở và hội sở chính phê duyệt. Tuy nhiên số lượng công văn nhiều và còn nhiều quy định

chồng chéo nhau khiến các phòng ban nghiệp vụ khi thực hiện còn nhiều vướng mắc, bất cập.. gây nhiều ảnh hưởng tới quá trình cấp tín dụng cho khách hàng hoặc hơn nữa có thể gây ra các rủi ro tín dụng cho chi nhánh do chưa thực hiện đúng các quy định về cho vay, bảo đảm tiền vay.. theo quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Phòng quản lý rủi ro cần phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ trong việc thực hiện xem xét, nghiên cứu nội dung các văn bản hiện hành, đảm bảo tính thống nhất trong toàn chi nhánh khi thực hiện nội dung các văn do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành : cách xác định giới hạn tín dụng cho khách hàng như thế nào, nội dung phân tích tình hình tài chính khách hàng gồm những nội dung gì, quy định về bảo đảm tiền vay phải phù hợp với các quy định về luật khác tại địa phương....tránh việc mỗi phòng ban khi thực hiện cấp tín dụng cho cùng một đối tượng khách hàng lại thực hiện quy trình khác nhau do mức độ hiểu biết của các phòng ban về quy chế hiện hành khác nhau. Bên cạnh đó đối với các trường hợp phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập, phòng quản lý rủi ro phải thực sự phát huy vai trò của mình trong việc thẩm định rủi ro của khách hàng về các yếu tố : pháp lý, năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm tiền vay. đảm bảo mỗi một khách hàng khi được chi nhánh cấp tín dụng phải nằm trong tầm kiểm soát rủi ro của chi nhánh, đây sẽ là yếu tố quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCTNĐ. Ngoài ra phòng cũng nên phối hợp với các lãnh đạo của các phòng ban thực hiện nghiệp vụ tín dụng để tổ chức các buổi học về cơ chế tín dụng, pháp luật. cho các cán bộ làm tín dụng, mục tiêu là giúp cho các cán bộ tín dụng trang bị cho mình một kiến thức cơ bản nhất trong hoạt động tín dụng, tránh việc những cán bộ tín dụng khi làm nghiệp vụ không nắm vững quy chế làm sai quy trình nghiệp vụ có thể gây ra thất thoát vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh.

* Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp Là bộ phận quản lý rủi ro tại chi nhánh, phòng quản lý rủi ro nhất thiết phải xây dựng một chương trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế hoạt động tại chi nhánh Nam Định.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng

Hiện nay thông tin về khách hàng có thể có từ nhiều nguồn : sách báo, internet, ngân hàng khác, CIC...Do vậy việc tiếp nhận và đưa ra các phương pháp xử lý thông tin về khách hàng là việc rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng. Một thông tin chính xác về khách hàng có thể giúp chúng ta có thêm một khách hàng tốt hoặc có kế hoạch phòng ngừa từ xa đối với các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, ngược lại một thông tin không chính xác và quá trình xử lý thông tin không chính xác có thể gây ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng, phòng quản lý rủi ro phải phối hợp với các phòng khách hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng đó để có thể đưa ra biện pháp xử lý tín dụng kịp thời. Đến thời điểm này tại chi nhánh vẫn chưa thể lấy thông tin từ CIC để phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng. Phòng quản lý rủi ro phải kiến nghị, đề xuất với ban giám đốc làm việc với Ngân hàng Nhà nước để phối hợp với CIC trong việc thu thập thông tin

Một phần của tài liệu 0082 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w