Tăng cường công tác thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu 0082 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 96)

Thực tế trong các năm qua, tại NHCTNĐ mặc dù công tác thẩm định tín dụng được sự quan tâm, trú trọng song đôi lúc, có những cán bộ còn chưa quan tâm đến công tác thẩm định tín dụng. Nhiều trường hợp thẩm định khách hàng còn chưa kỹ nên đã dẫn đến những rủi ro, mất vốn. Một số cán bộ tín dụng do không được đào tạo chính quy, không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, không có kinh nghiệm trong thẩm định tín dụng nên kết quả thẩm định bị lệch lạc, không trung thực, dẫn đến những khoản nợ đó đã bị quá hạn chuyển sang nhóm 2, nhóm 3. Vì vậy, theo tôi tăng cường công tác thẩm định khách hàng là một trong các biện pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro tín dụng. Việc thẩm định khách hàng nên tập trung vào một số điểm chủ yếu sau:

3.2.2.1 Thẩm định tư cách khách hàng

Tư cách khách hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Việc thẩm định tư cách khách hàng phải chú trọng thường xuyên, trong đó tư cách của người lãnh đạo giữ vai trò quan trọng. Thực tế, nếu không thẩm định kỹ tư cách khách hàng, tư cách người lãnh đạo điều hành sẽ dễ dẫn đến rủi ro. Vì nếu những khách hàng có tiền sử lừa đảo hoặc tư cách, đạo đức không tốt thì việc hợp tác sẽ rất khó khăn, đặc biệt trong quá trình xử lý các tình huống thu hồi nợ vay.

Thẩm định tư cách khách hàng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ và chuyên môn nhất định, muốn vậy đối với NHCTNĐ nên bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm để làm công tác tín dụng. Bên cạnh đó, phải có sự phối hợp của nhiều phòng ban trong quá trình thu thập và xử lý thông tin tín dụng.

3.2.2.2 Thẩm định tính pháp lý

Thẩm định tính pháp lý phải nên trú trọng đến cả hai phương diện: năng lực dân sự của khách hàng và tính pháp lý của phương án/ dự án. Thẩm định tính pháp lý để đảm bảo sự đầu tư đúng hướng, đúng pháp luật, tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Muốn vậy, cán bộ ngân hàng phải thu thập đầy đủ hồ sơ pháp lý trước khi cấp tín dụng cho khách hàng như: giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc; các văn bản ủy quyền cần thiết.v.v..từ đó đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành. Đối với các phương án/dự án quan trọng phải thu thập các tài liệu liên quan như: Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị đồng ý đầu tư phương án/dự án; các văn bản ủy quyền cho giám đốc hoặc tổng giám đốc được ký các văn bản như hợp đồng đảm bảo, hợp đồng vay vốn.v.v..

3.2.2.3 Thẩm định về thị trường

Thẩm định thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thực tế dự án/phương án có hiệu quả hay không phải bắt nguồn từ việc nghiên cứu thị trường. Thẩm định thị trường đầu ra, thị trường đầu vào từ đó xác định đối tượng khách hàng phù hợp. Thực tế, nếu thẩm định thị trường không kỹ thì các chỉ tiêu tài chính như: doanh thu, chi phí.v.v..không có ý nghĩa xác thực, như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn để trả nợ vay ngân hàng. Các chỉ tiêu tài chính chỉ có ý nghĩa chính xác khi khách hàng xác định đúng thị trường đầu ra đầu vào để từ đó tạo ra doanh thu, như vậy thẩm định về mặt thị trường theo tôi có ý nghĩa quan trọng nhất.

Trong năm 2009 trước những diễn biến hết sức phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, Chính Phủ đã có một loạt các biện pháp để kích cầu, NHCTNĐ phải chủ động bám sát chỉ đạo của NHTMCPCT Việt Nam, từng thời kỳ, từng giai đoạn có chiến lược đầu tư đúng đắn, đảm bảo kết quả kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả cao nhất. Trong năm 2010 mặc dù nền kinh tế đã dần

đi vào ổn định nhưng những rủi ro tiềm ẩn vẫn còn có thế tác động xấu đến nền kinh tế và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Vì vậy, ngay từ giai đoạn đầu năm này chi nhánh phải chủ động đôn đốc cán bộ bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, phối hợp với khách hàng trong việc thu thập các thông tin như: báo cáo tài chính và các văn bản pháp lý khác từ đó có hướng trình Hội đồng tín dụng chi nhánh hoặc trình NHTMCPCT Việt Nam (đối với các khách hàng không đủ điều kiện cho cho vay ở chi nhánh phải trình để NHTMCPCT Việt Nam phê duyệt ) để phê duyệt giới hạn tín dụng cho khách hàng năm 2010.

3.2.2.4 Thẩm định kỹ thuật

Thẩm định về mặt kỹ thuật thường khá phức tạp, do hầu hết các cán bộ thẩm định đều không am hiểu nhiều về mặt kỹ thuật. Vì vậy, đối với các dự án phức tạp, nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài ngân hàng nên mời các chuyên gia tư vấn và thẩm định riêng. Các chuyên gia này sẽ thẩm định về mặt kỹ thuật chính xác hơn, hạn chế rủi ro khi mua các thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu và không đồng bộ.v.v..Tuy nhiên đi kèm với việc thuê chuyên gia tư vấn sẽ liên quan đến các vấn đề về phí tư vấn, do vậy chi nhánh phải chủ động thương lượng với khách hàng để khách hàng trả phí tư vấn.

Đối với NHCTNĐ, phần lớn các khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án xin vay vốn với quy mô chưa lớn. Vì vậy, thẩm định trên phương diện kỹ thuận phần lớn đều do cán bộ tín dụng thực hiện, do đó chi nhánh nên có chính sách bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ tín dụng tinh thông về nhiều nghiệp vụ để đảm bảo quá trình thẩm định khách hàng ngày càng chính xác.

3.2.2.5 Thẩm định tài chính

Thẩm định tài chính chỉ chính xác khi thẩm định trên phương diện thị trường và thẩm định kỹ thuật chính xác. Thực vậy, nếu không có thị trường đầu

ra thì sẽ không thể có doanh thu, ngược lại thị trường đầu vào không hợp lý dẫn đến chi phí cao, dự án có thể thua lỗ; hoặc nếu máy móc không đồng bộ, không phát huy đúng công suất như thiết kế cũng ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và nguồn trả nợ ngân hàng.

Theo tôi thẩm định tài chính của dự án nên chú trọng vào các vấn đề như: nguồn vốn của chủ sở hữu tham gia, cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động của dự án, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các chỉ tiêu NPV, IRR, phân tích độ nhạy của dự án.v.v..

3.2.2.6. Thẩm định tài sản bảo đảm

Đảm bảo tiền vay có vai trò rất quan trọng, đó là nguồn trả nợ thứ 2 cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Việc áp dụng quy tắc chặt chẽ trong việc đảm bảo tiền vay sẽ đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi khoản nợ diễn biến theo chiều hướng xấu.

Tùy vào từng loại khách hàng với mối quan hệ khác nhau đối với ngân hàng mà sẽ bị yêu cầu những phương thức bảo đảm tiền vay khác nhau như:

+ Thế chấp, cầm cố tài sản... + Bảo lãnh của người thứ ba...

+ Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay...

+ Hoặc cho vay không có tài sản bảo đảm: đây là hình thức cho vay rủi ro nhất, thường chỉ áp dụng khi cho vay theo chỉ định của Chính phủ.

Khi xem xét đến TSĐB thì ngân hàng và khách hàng cần phải có thỏa thuận về định giá TSĐB, quyền định đoạt TSĐB khi có sự vi phạm về nghĩa vụ trả nợ...việc thỏa thuận này càng chi tiết thì càng tránh được những tranh chấp phát sinh sau này.

Nói chung hiện nay chi nhánh chủ yếu nhận tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, nhà ở, quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải... Việc thế chấp

bằng máy móc thiết bị thường chỉ áp dụng với những công ty có quan hệ truyền thống với chi nhánh do khó khăn về việc xác định giấy tờ sở hữu. Vì thế trong việc xem xét TSĐB, một mặt chi nhánh phải tính đến những khả năng rủi ro của khoản vay, nhưng mặt khác cũng cần phải có sự linh động đối với khách hàng và cố gắng làm ảnh hưởng ít nhất tới quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Thẩm định về tài sản bảo đảm có ý nghĩa rất quan trọng, trong trường hợp khách hàng không trả được nợ vay, ngân hàng sẽ tiến hành xử tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Do vậy, khi thẩm định về tài sản bảo đảm chi nhánh phải chú trọng vấn đề về tính thanh khoản của tài sản, đồng thời có căn cứ định giá chính xác, đảm bảo khi xử lý tài sản có thể thu hồi nợ gốc, lãi và các chi phí khác nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu 0082 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 96)