Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0086 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 34)

a. Phân loại nợ: Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn...

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Tỷ lệ nợ quá hạn trên

tổng dư nợ

Nợ quá hạn

x 100% Tổng dư nợ

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

+ Các khoản nợ quá hạn từ 90-180 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

+ Các khoản nợ quá hạn từ 180-360 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90-180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. + Các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý.

+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

b. Các chỉ tiêu đo lường

Một số các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng:

- Chỉ tiêu xác suất rủi ro

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn/Tổng dư nợ

- Chỉ tiêu kết cấu nợ

- Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo

- Chỉ tiêu về dự phòng rủi ro tín dụng

- Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

- Tỷ lệ tổng lãi treo phát sinh so với thu nhập từ cho vay

- Tỷ lệ miễn, giảm lãi so với thu nhập từ cho vay ...

Cách tính một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng thường được các Ngân hàng sử dụng:

tổng dư nợ

x 100% Tỷ lệ nợ quá hạn không

có khả năng thu hồi trên = tổng dư nợ quá hạn

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

= ọ ____________x 100%

Tổng dư nợ quá hạn

Tổng giá trị lãi treo phát sinh Tỷ trọng lãi treo

=

= Tổng thu nhập từ hoạt động x 100% tín dụng

quản trị ngân hàng xác định được mức rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát.

Từ tháng 6/2004, theo đề xuất của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định các biến số hoạt động sau:

PD - Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ.

LGD - Loss Given Default: tỷ trọng tổn thất ước tính.

EAD - Exposure at Default: tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.

EL - Expected Loss: tổn thất có thể ước tính.

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính EL được tính toán dựa trên công thức sau:

EL = PD x EAD x LGD

Nếu ngân hàng tính chính xác được tổn thất ước tính của khoản cho vay thì ngân hàng không những xác định được hệ số an toàn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có và rủi ro tín dụng mà còn được áp dụng trong nhiều trường hợp khác.

Một phần của tài liệu 0086 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w