M Tỉ lệ trích lập dự phòng
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các khoản tín dụng
dụng
Cán bộ tín dụng của SHB Tây Nam Hà Nội phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Trong quá trình luân chuyển của đồng vốn sẽ có rất nhiều yếu tố tác động gây ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của chi nhánh. Nó bao hàm các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. Vì vậy, để SHB Tây Nam Hà Nội có biện pháp xử lý kịp thời khi gặp những nhân tố bất lợi đối với hoạt động tín dụng thì công việc kiểm tra, giám sát khách hàng cần tập trung vào những yếu tố sau:
- Hồ sơ vay vốn và kế hoạch trả nợ của khách hàng.
- Tìm hiểu các thông tin về khách hàng để từ đó đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng.
- Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Mức độ chiếm lĩnh sản phẩm của khách hàng trên thị trường. - Khả năng quản trị kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Để kiểm tra, giám sát các khoản vay đạt kết quả cao thì tuỳ thuộc vào đặc thù sản xuất kinh doanh, mức độ quan hệ, sự tín nhiệm của khách hàng với SHB Tây Nam Hà Nội mà có thể áp dụng các hình thức kiểm tra, giám sát khác nhau. Đặc điểm riêng của SHB Tây Nam Hà Nội là số lượng khách hàng vay vốn chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh những mặt hàng phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng hàng ngày.Vì vậy, cần phải kiểm tra, giám sát thường xuyên tiền vay theo từng mặt hàng cũng như sự biến động của thị trường đối với những mặt hàng đó. Đây là biện pháp quan trọng giúp cho cán bộ tín dụng nắm bắt được thông tin về các đối tác liên quan, tính thực tế của sản phẩm, xác định thời gian phát tiền vay, thời hạn cho vay, mức tiền cho vay đối với sản phẩm, khả năng thu hồi vốn để trả nợ cho SHB của từng mặt hàng. Đặc
biệt phát hiện ra những khoản vay vốn của Ngân hàng mà khách hàng sử dụng lãng phí hoặc không đúng mục đích từ đó đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.
Nợ quá hạn, nợ khó đòi là một vấn đề bức xúc đối với một ngân hàng, đặc biệt là đối với kinh tế ngoài quốc doanh.Nó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng dù bắt nguồn từ bất cứ nguyên nhân nào thì vấn đề quan trọng là tìm mọi cách thu hồi và xử lí nó.
Với khoản nợ có vấn đề mới phát sinh: Ngân hàng cần phải xem xét nguyên nhân,nếu có sai lệch về chu kì kinh doanh hoặc về vấn đề các khoản phải thu chưa thu thì ngân hàng cần có các biện pháp nhã nhặn nhắc nhở khách hàng nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng cần đánh giá chính xác nguyên nhân từ phía khách hàng hay từ phía các đối tượng khác để có biện pháp xử lí thích hợp.Trong trường hợp khách hàng chỉ rơi vào tình trạng khó khăn tạm thời thì nên gia hạn cho khách hàng để tìm cách khắc phục, không nên quá nguyên tắc trong trường hợp này.
Với những khoản nợ đã gia hạn mà vẫn tiếp tục nợ quá hạn, trở thành nợ khó đòi thì ngân hàng nên tiến hành thu hồi tạm thời những khoản thanh toán có thể của khách hàng, đồng thời xem xét tình hình thực tế của khách hàng để đưa ra quyết định xiết nợ kịp thời trước khi khách hàng hoàn toàn không có khả năng hoàn trả.Trong tình huống xấu, ngân hàng cần kien quyết xử lí, không để khách hàng lợi dụng sự quen biết làm ảnh hưởng.Trong trường hợp cần thiết, nên kết hợp với cơ quan pháp luật để xử lí tién hành thuận lợi hơn.
Trong trường hợp nguồn thu nợ thứ nhất không đủ để trả nợ, ngân hàng buộc phải sử dụng đến nguồn thu nợ thứ hai, đó là tài sản bảo đảm tiền vay. Tài sản bảo đảm tiền vay phải dược xử lí trên cơ sở giá tri thị trường của nó.