Kinh nghiệm của Mỹ

Một phần của tài liệu 0086 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 41)

Có thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính Mỹ trong năm 2008 đã cho chúng ta cái nhìn đa chiều về quản lý rủi ro tín dụng tại một đất nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất, cũng như có ngành ngân hàng đứng đầu thế giới về mức độ chuyên nghiệp cùng tài sản rất lớn. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng tại Mỹ đã gây ra không ít những hậu quả nghiêm trọng của kinh tế thế giới. Các khoản nợ cầm cố dưới chuẩn, hợp đồng hoán đổi khả năng vỡ tín dụng, tình trạng nợ nần chồng chất là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ vào năm 2008.

Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ một chính sách tín dụng lỏng lẻo, hệ thống pháp luật không theo kịp yêu cầu của nền kinh tế, các ngân hàng đánh giá tài sản cầm cố theo giá trị hiện tại nhưng không lường trước được sự đi xuống nhanh chóng của giá trị tài sản. Các nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra:

- Cho vay dưới chuẩn

Các ngân hàng đầu tư Mỹ đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản (MBS, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường. Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín

dụng càng tăng. Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.

- Mua bán khống:

Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng trọn. Thậm chí, họ còn áp dụng cách thức mua bán khống đến hai lần (naked short sale), tức là không thèm vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán theo kiểu “đánh xuống” vì lợi dụng khe hở, mua bán ba ngày sau mới giao cổ phiếu.

- Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ:

Có tiền, các công ty cứ thoải mái cho người vay bằng tiền của các ngân hàng đầu tư cung cấp thông qua mua lại danh mục cho vay của các công ty này. Các ngân hàng này trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại sẽ phát hành CK để vay tiền. Danh mục cho vay được chia ra, ít rủi ro, rủi ro cao, tùy định mức tín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn theo sự mạo hiểm của mình. Có loại CK không cần định mức tín nhiệm, có thể thu lãi cao nhưng rủi ro cũng lớn.

Như vậy, rủi ro trong cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tài chính sang NH đầu tư. Nhà đầu tư lắm tiền trên thế giới đã đổ tiền mua CK này, nhờ vậy đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường BĐS ở Mỹ tăng nóng.

Một phần của tài liệu 0086 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w