M Tỉ lệ trích lập dự phòng
3.2.2. Bám sát khách hàng, tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng gặp khó
khó
khăn, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh
Bất kỳ một khoản vay được phát ra, Ngân hàng phải luôn theo dõi đến doanh nghiệp sử dụng khoản vay đó, không chỉ xem doanh nghiệp sử dụng nó có mục đích hay không mà còn xem xét hiệu quả của khoản vay đó. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn như trong việc xâm nhập thị trường, chuyển giao công nghệ, điều hành sản xuất.... hay bế tắc về các vấn đề thủ tục pháp lý hành chính, Ngân hàng luôn ở bên cạnh để tư vấn giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tiếp tục sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời hạn chế được việc khách hàng của Ngân hàng bị lừa đảo trong kinh doanh dẫn đến thua lỗ. Ngân hàng cần quan niệm rằng, rủi ro của doanh nghiệp chính là nguồn gốc rủi ro tín dụng của ngân hàng. Vì vậy để tránh cho khách hàng rơi vào khó khăn thua lỗ, gặp các rủi ro không trả được nợ, Ngân hàng cần theo sát khách hàng, nắm bắt thông tin và tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, các chủ đầu tư là mối quan hệ đôi bên cùng tương hỗ cho nhau. Mối quan hệ này được củng cố sẽ giúp cho đôi bên cùng có lợi, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Một khách hàng có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng thì khi khách hàng đó cần vay vốn cho những dự án đầu tư của mình sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Vì nếu khách hàng đã vay vốn ở ngân hàng, thì ngân hàng đã có những ghi chép đầy đủ về việc kinh doanh, việc thanh toán tiền vay vì vậy mà hiểu biết về khách hàng cũng nhiều hơn, đặc biệt ngân hàng đã có những phương thức giám sát khoản vay do vậy mà các chi phí giám sát khách hàng lâu dài thường thấp hơn chi phí đối với những khách hàng mới. Do vậy, ngân hàng sẽ luôn dành cho người vay những ưu tiên nhất định như: lãi suất thấp hơn, thời
gian sử dụng vốn dài hơn.. .những ưu tiên này sẽ giúp cho dự án tiết kiệm được chi phí, nguồn vốn ổn định hơn nên nguy cơ rủi ro cũng ít đi.
Ngoài ra, mối quan hệ lâu dài cũng giúp cho ngân hàng hạn chế được những bất ngờ ngoài mong muốn mà không thể lường trước được. Bởi một khách hàng đã có mối quan hệ tốt với ngân hàng thì luôn mong muốn giữ gìn mối quan hệ đó để có thể gián tiếp được hưởng những ưu tiên trong tương lai.
Để có mối quan hệ tốt đẹp này, ngân hàng cần có những khóa huấn luyện với các chuyên gia để tập huấn cho nhân viên ngân hàng về phong cách phục vụ, kỹ năng giao tiếp, nâng cao khả năng xử lý tình huống, quán triệt chủ trương khách hàng là người tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng. Một công cụ rất tốt nữa giúp ngân hàng có thể có được những mối quan hệ bền vững với khách hàng của mình đó là ưu tiên chính sách cho vay của ngân hàng đối với khách hàng, đó có thể là lãi suất, phí dịch vụ, tài sản bảo đảm hay thời hạn cho vay.
Đặc biệt, ngân hàng cần phải cung cấp dịch vụ tư vấn khách hàng. Ngân hàng là một trung gian tài chính, có quan hệ với rất nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế khác nhau, vì vậy mà có rất nhiều kinh nghiệm, nhiều thông tin mà khách hàng khó tiếp cận được. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các lời khuyên cho các dự án về bạn hàng, về lĩnh vực mà khách hàng đang đầu tư có hiểu quả, về công nghệ, các các văn bản pháp luật có liên quan để khách hàng có định hướng đúng đắn cho việc kinh doanh của mình, giảm thiểu rủi ro cho dự án và cũng là giảm thiểu rui ro cho ngân hàng. Hơn nữa sự tư vấn này càng cần có trong thời gian khách hàng sử dụng vốn. Điều này vừa giúp cho ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh lại vừa hỗ trợ cho khách hàng của mình một cách tối ưu, hạn chế sự lãng phí vốn và việc sử dụng vốn không đúng mục đích. Khi khách hàng nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng thì khách hàng càng tin tưởng vào ngân hàng và tiếp tục sử dụng ngân
hàng vào các hoạt động kinh doanh sau này.