* Mô hình quản lý rủi ro tại Citibank
Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy mô mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thương trường nhờ chính sách quản lý rủi ro của tập đoàn.
Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đang áp dụng mô hình quản lý rủi ro dạng kết hợp 1 - đo lường định lượng kết hợp với định tính, tổ chức quản lý rủi ro tập trung và kiếm soát rủi ro kép.
- Đo lường định lượng kết hợp với định tính: Hệ thống tính điểm tín dụng cung cấp một ngôn ngữ tạo điều kiện để mô tả và so sánh dư nợ tín dụng của Citibank không phụ thuộc vào bản chất, phương thức, hình thức cấp tín dụng... Hệ thống này giúp ngân hàng đánh giá nhanh, chính xác khách hàng được cấp tín dụng. Thang tính điểm tín dụng được tính từ 1 đến 10. Một khách hàng ở hạng 1 (tương đương với mức AAA theo S&P) là không có rủi ro. Hạng 1 - 4 được coi là để đầu tư. Hàng 5 - 10 là không nên đầu tư. Hạng 10 được coi là khách hàng lỗ hoặc bị nghi ngờ.
- Tổ chức quản lý rủi ro tập trung: Ngân hàng xây dựng mô hình tổ chức quản lý rủi ro theo mô hình tập trung. Hoạt động quản lý rủi ro được tập trung ở hội sở chính và được chia thành 03 bộ phận:
(i) Bộ phận tác nghiệp: thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng; đánh giá sơ bộ khoản vay;
(ii)Bộ phận quản lý rủi ro: đánh giá khách hàng; xét duyệt, thông qua khoản vay; xây dựng mức rủi ro có thể chấp nhận đuợc
(iii) Bô phận quản lý nợ: theo dõi việc thanh toán liên quan đến khoản vay; kiểm tra đánh giá lại các khoản thế chấp; xác định tình trạng nợ.
- Kiểm soát rủi ro kép: hệ thống này có sự tham gia của Fed; bộ phận kiểm soát và kiểm toán nội bộ của Citibank; các cơ quan xếp hạng tín dụng và sự kiểm soát chặt chẽ của thị truờng.
* Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại ANZ
ANZ áp dụng mô hình dạng kết hợp 1 - sự kết hợp của cách thức quản lý rủi ro tập trung trên nền tảng phuơng pháp đo luờng định luợng và mô hình kiểm soát kép.
- Đo luờng rủi ro định luợng: ANZ áp dụng mô hình đo luờng tín dụng nội bộ và mô hình Raroc. Đối với mô hình đo luờng tín dụng nội bộ, ANZ áp dụng theo quy trình của Basel II và coi tiêu chí xác suất không trả đuợc nợ là tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của nguời vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Đối với mô hình Raroc (tính hiệu quả khoản vay), nếu RAROC của khoản vay cao hơn ROE thì khoản vay sẽ đuợc thông qua, nguợc lại sẽ bị từ chối.
- Tổ chức quản lý rủi ro tập trung: quyết định về chiến luợc quản trị rủi ro tập trung ở Hội đồng quản trị. Ngân hàng chia làm 3 bộ phận: Quan hệ khách hàng; Quản lý rủi ro và quản lý nợ. Đối với khoản vay lớn, quyền quyết định thuộc về Ủy ban quản lý rủi ro.
- Kiểm soát rủi ro tín dụng kép: Ngoài vai trò của các cơ quan giám sát bên ngoài và sự kiểm soát của môi truờng, ANZ còn chú trọng xây dựng hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó có hệ thống cảnh báo các
dấu hiệu bất thuờng; hoạt động của kiểm toán nội bộ và phuơng thức kiểm tra bất ngờ.
Qua đó cho thấy: hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều kết hợp chặt chẽ cách thức đo luờng, quản lý, kiểm soát tạo thành một chỉnh thể trong hoạt động quản lý rủi ro. Hoạt động đo luờng định luợng tạo ra những thông tin chính xác và tập trung thông tin về một đầu mối giúp cho việc quản lý tập trung của các ngân hàng. Trên nền tảng đó, bộ phận kiểm tra nội bộ mới có thể kiểm soát tốt hoạt động tín dụng của ngân hàng.