Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu 0091 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 120 - 123)

- Các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư đúng mức xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, tổ chức hệ thống thông tin tài chính trung thực, khách quan và minh bạch. Đồng thời hợp tác cung cấp thông tin đầy đủ và

chính xác cho ngân hàng, tạo điều kiện để đôi bên cùng phát triển.

- Các doanh nghiệp cần tăng cường nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường sử dụng các dịch vụ tư vấn, đặc biệt là tư vấn của ngân hàng trong việc nghiên cứu xây dựng các dự án, các phương án sản xuất - kinh doanh. Các dự án và phương án sản xuất - kinh doanh có tính khả thi và tính hiệu quả là cơ sở quan trọng cho việc quyết định vay vốn của ngân hàng; đồng thời, sự tư vấn của ngân hàng là cơ hội nâng cao khả năng làm chủ các dự án kinh doanh và qua đó, tạo cơ hội cho các ngân hàng tìm hiểu các nguồn thông tin thực tế của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tập trung vào xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng; công cụ quản lý rủi ro tín dụng, xử lý nợ, đội ngũ cán bộ ngân hàng,...góp phần giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng. Đồng thời cũng kiến nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng nhà nước; Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản lý rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững.

KẾT LUẬN

Trước những thay đổi đang diễn ra của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động của NHTM đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của ngân hàng nói chung, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói riêng đảm bảo an toàn - hiệu quả sẽ tạo dòng mạch lưu thông chu chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh của cả nền kinh tế.

Vietcombank đang trong quá trình chuyển đổi, hướng tới mô hình một ngân hàng thương mại đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và vững mạnh. Muốn vậy, yêu cầu kiểm soát tốt rủi ro phải được đặt lên hàng đầu, trong đó, tất nhiên bao gồm loại rủi ro tín dụng.

Trong thời gian vừa qua, Vietcombank đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, đặc biệt là việc áp dụng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng mới. Song quản lý rủi ro tín dụng là một hoạt động phức tạp, hoạt

động này vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về sau và cần được hoàn thiện hơn nữa. Luận văn này mới chỉ tập trung nghiên cứu những khía cạnh cơ bản nhất của công tác quản lý rủi ro tín dụng và đề ra một số giải pháp đối với nội bộ Sở giao dịch Vietcombank. Tuy nhiên để rủi ro tín dụng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan, vi mô và vĩ mô. Do vậy cần phải có những giải pháp tổng thể của cả bộ máy nhà nước, các cơ quan chức năng, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Hi vọng những đóng góp của luận văn sẽ góp phần nhỏ hạn chế rủi ro tín dụng và tăng hiệu quả trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Vietcombank.

Song, do thời gian nghiên cứu có hạn, Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đánh giá của các thầy, cô và các bạn. Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Huyền Diệu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để hoàn thiện Luận văn này./.

mại, Nhà xuất bản Thống Kê;

2. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Tín dụng Ngân hàng, Học viện Ngân hàng;

3. David Cox (1997), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại,, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Frederik S.Mishkin (1999), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Nguyễn Ninh Kiều (2006), Tiền tệ - ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. PGS.TS Lê Văn Tề (2006), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Peter S.Rose (2001), Kiểm soát Ngân hàng Thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

8. TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Kiểm soát rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. Ngân hàng nhà nước; 2014; Thông tư 09/2014/TT-NHNN; 10.Ngân hàng Nhà nước; 2013; Thông tư 02/2013/TT-NHNN;

11.Luật các Tổ chức tín dụng 2010;Chính phủ (2006), Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

12.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11

ngày 17/06/2003, Hà Nội.

13.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều

xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 47/2011/QH12 ngày 16/06/2011, Hà Nội. 15.Báo cáo tài chính và các tài liệu khác do ngân hàng cung cấp.

Một phần của tài liệu 0091 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w