thương Việt Nam
Từ những kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam:
Các ngân hàng thương mại thường linh hoạt lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với điều kiện và nội lực của bản thân ngân hàng. Nếu xác định mô hình không phù hợp với điều kiện của mình sẽ lãng phí tài nguyên và không đem lại hiệu quả thiết thực.
Hầu hết các ngân hàng đều kết hợp chặt chẽ 03 cách thức đo lường, quản lý, kiểm soát tạo thành một chỉnh thể trong hoạt động quản lý rủi ro. Hoạt động đo lường định lượng tạo ra các thông tin chính xác và tập trung các thông tin về một đầu mối, trên cơ sở đó ngân hàng có thể quản lý tập trung. Từ đó, bộ phận kiểm tra nội bộ mới có thể kiểm soát tốt mọi hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Để việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện tốt, các quy định của thị trường phải được quy định một cách rõ ràng như luật pháp công khai ổn định, các chuẩn mực kế toán về hoạt động tín dụng, dự phòng rủi ro, cơ chế quản lý nợ,... phải được kiện toàn, các doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chình đầy đủ, rõ ràng để hạn chế sự mất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay.
Ngoài ra, các ngân hàng cần phải có nền tảng công nghệ vững chắc. Đây là cơ sở để các hoạt động ngân hàng áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín
dụng. Hệ thống thông tin của ngân hàng phải được xử lý tập trung để ngân hàng đánh giá khách hàng vay tốt hơn, có các phần mềm phân loại nợ để từ đó đưa ra các báo cáo cho các cấp quản lý khác nhau và các biện pháp quản lý rủi ro tương ứng.
Thêm vào đó, đội ngũ nhân sự của ngân hàng cần được nâng cao vì đây là bộ phận trực tiếp thực hiện các công việc khác nhau của hoạt động tín dụng từ thẩm định hồ sơ tín dụng đến theo dõi, giám sát các khoản nợ sau khi giải ngân và thu hồi nợ. Ngân hàng cần bổ sung thêm nhiều chuyên gia về quản lý rủi ro, bộ phận kiểm soát nội bộ phải là những người có bề dày kinh nghiệm, am hiểu hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, cần sự tham khảo, tư vấn, hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia kiểm toán và tư vấn bên ngoài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản của rủi ro tín dụng: khái niệm về rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại. Đồng thời, luận văn cũng đề cập đến kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số trên ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho việc hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM