Một số vấn đề về rủiro trên thị trường thế giới

Một phần của tài liệu 0061 giải pháp hạn chế rủi ro thẻ tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)

Trên thế giới hoạt động kinh doanh thẻ không ngừng phát triển, thẻ đã trở thành công cụ thanh toán ngày càng phổ biến. Tuy nhiên tình hình sử dụng thẻ giả mạo,gian lận, trộm thông tin thẻ cũng gia tăng theo gây tổn thất to lớn cho các ngân hàng, các tổ chức thẻ và chủ thẻ. Doanh số thẻ thanh toán bị lợi dụng gian lận trên thế giới cũng ở mức báo động. Theo báo cáo của tổ chức thẻ Visa , doanh số thanh toán thẻ Visa giả mạo trên thế giới gây thiệt hại hon 200 triệu đô la mỗi năm. Bên cạnh việc lợi dụng ăn cắp thông tin khách hàng làm thẻ ATM bọn tội phạm chủ yếu nhắm vào đối tượng thẻ tín dụng quốc tế. Điển hình trên thế giới có những tổ chức tội phạm thường cấu kết với nhân viên tại ĐVCNT để lấy thông tin của khách hàng khi thanh toán. Bọn chúng dùng một thiết bị có khả năng đọc và ghi thông tin chứa trên dải từ của thẻ nhất là thẻ của du khách nước ngoài.

Trên thế giới đã có loại tội phạm đặt ATM giả để ăn cắp dữ liệu. Với ngân hàng việc lắp đặt thêm máy ATM là rất phức tạp nhưng với bọn tội phạm chỉ đơn giản đặt một ATM có bề ngoài giống hệt máy của ngân hàng nhưng bên trong không có khoang đựng tiền mà chỉ có thiết bị đọc dữ liệu trên băng từ của thẻ. Vậy nên khi khách hàng đưa thẻ vào khe thì toàn bộ dữ liệu của khách hàng được ghi lại.

Mặt khác, ngày nay cùng với sự phát triển rất nhanh của công nghệ thông tin, các tội phạm tin học ( hacker) cũng ngày càng gia tăng. Chúng có thể xâm nhập làm tắc nghẽn đường truyền dữ liệu, đánh cắp thông tin tài khoản khách hàng. Thực tế đã xảy ra ngày 19/6/2005, hệ thống an ninh tại

một trong những văn phòng của công ty CardSystem Solution - công ty xử lý và bảo vệ dữ liệu thẻ tín dụng của Mastercard và Visacard có trụ sở tại bang Arizona (Mỹ) đã bị hacker đột nhập và ăn cắp thông tin của khách hàng (như tên, địa chỉ, số thẻ, mật mã phía sau thẻ và một số thông tin nhạy cảm khác...). Theo thống kê của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế, hiện có tới 40 triệu khách hàng trên thế giới bị ăn cắp các thông tin thẻ tín dụng, trong đó Visacard là 25 triệu thẻ, Mastercard có 13,9 triệu thẻ và một vài loại thẻ khác.

Sự việc này không chỉ diễn ra trong nội tại nước Mỹ mà đang lây lan ra nhiều nước trên thế giới. Ngày 22/6/2005, chỉ sau vài ngày Mastercard đưa ra thông báo trên, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Kinh tế Nhật Bản cho biết đã có khoảng 80.000 thẻ tín dụng ở nước này (46.000 thẻ Visacard, 21.000 thẻ Mastercard và nhiều thẻ tín dụng của các tập đoàn kinh tế lớn như JCB Corp, Nippon Shinpan...) đã bị rò rỉ thông tin và mức thiệt hại đã lên tới 37 triệu Yên. Tại Australia, cũng đã có ít nhất 50.000 thẻ Mastercard và Visacard bị đánh cắp số liệu. New Zealand cũng xác nhận đã có 12.000 thẻ Visacard và 1.000 thẻ Mastercard bị đánh cắp dữ liệu.

Ổ một số quốc gia sự phát tiển quá nhanh của hoạt động kinh doanh thẻ cũng tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ khi nền kinh tế gặp phải suy thoái. Trong năm 2007, nhiều ngân hàng Tại Hồng Kông đã công bố những khoản lỗ lớn đô những khoản nợ thẻ tín dụng không có khả năng thu hồi.Dẫn dầu danh sách là Bank of East Asia với tổng số nợ phải xoá lên đến 45.5 triệu đô la Mỹ con số này tương đương với việc 19% chủ thẻ của ngân hàng này không trả được nợ.Những tổn thất trên thị trường thẻ Hồng Kông là do Chính phủ thả lỏng thị trường thẻ ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ. Tuy nhiên do thiếu vắng dự điều tiết của Ngân hàng trung ương mà các ngân hàng có thể chạy theo lợi nhuận, mở rộng tín dụng qúa mức làm tăng rủi ro cho hoạt động hệ thống ngân hàng.

* Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt nam

Sự ra đời và phát triển của thị trường thẻ phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và khả năng đáp ứng của công nghệ ngân hàng. Thẻ ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của hệ thống công nghệ. Ngày nay khi hệ thống công nghệ tin học càng phát triển thì tội phạm công nghệ càng sử dụng nhiều thiết bị tinh xảo hơn để ăn cắp thông tin, tài khoản của các chủ thẻ. Do đó các ngân hàng TMVN trong đó có NHTMCP Ngoại thương VN cần đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ và đầu tư hệ thống quản lý thẻ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để hạn chế tối đa rủi ro phát sinh trong qúa trình kinh doanh thẻ.

Kết luận: Qua việc nghiên cứu chương 1, chúng ta hiểu được lịch sử ra

đời của thẻ tín dụng cũng như các nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại, các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ. Qua đó, nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh thẻ và các loại rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, xác định được những đối tượng sẽ gây ra những rủi ro cho ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành, những nhân tố bên ngoài tác động tới rủi ro thẻ tín dụng để có cơ sở phân tích nguyên nhân cũng như thực trạng rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO THẺ TÍN DỤNG TRONG LĨNH Vực KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Vài nét về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây nay là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam được thành lập từ 1 tháng 4 năm 1963 mà tiền thân là Cục ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 2/6/2008. Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Vietcombank hiện có 12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore.. Bên cạnh đó Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thẻ(POS) trên toàn quốc. Hoạt động của ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1300 đại lý. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam duy trì vị trí hàng đầu về tài trợ thương mại với tỷ trọng thanh toán quốc tế chiếm gần 30% tổng kim ngạch thanh toán quốc tế của cả nước. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng dẫn đầu thị trường về các nghiệp vụ kinh

2 4 3 8

doanh ngoại tệ, các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như thẻ, Auto-banking, VCB-Money, Internet-Banking...

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được Nhà nước xếp vào một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Qua nhiều năm đổi mới và tự hoàn thiện, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế dành cho những thành tựu mà Ngân hàng đã đạt được và những đóng góp cho ngành ngân hàng trong hơn 40 năm hoạt động. Năm năm liên tục Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được Tạp chí The Banker (Anh) bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Danh hiệu trên cũng đã được Tạp chí Euromoney và Global Financial (Mỹ) trao tặng cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Năm 2008, Vietcombank nhận giải thưởng Ngân hàng trong nước tốt nhất tại Việt Nam do tạp chí Aseanmoney xếp hạng, đồng thời Vietcombank nhận giải thưởng “ Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất tại Việt Nam năm 2008” do các Doanh nghiệp bình chọn thông qua tạp chí Aseanmoney. Năm 2011 Vietcombank vinh dự được trao biểu trưng Topten” Thương hiệu mạnh Việt Nam. Đây là năm thứ 9 Vietcombank nhận giải thưởng này.

Năm 2011 vừa qua tiếp tục đánh dấu một năm hoạt động thành công của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đến 31/12/2011, tổng tài sản của Ngân hàng đạt gần 366.722 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu và các quĩ đạt trên 28.639 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng là ngân hàng có mức lợi nhuận cao nhất - đạt hơn 5.697 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (khoảng 4217 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế).

Xác định được những khó khăn trước mắt cũng như tương lai, nhằm hội nhập với bên ngoài, áp dụng các chuẩn mực ngân hàng quốc tế trong khu vực cũng như trên thế giới, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển đến 2015 với những định hướng lớn và toàn diện theo tiêu chí “ Đổi mới- Chuẩn mực - An toàn- Hiệu quả ”bảo đảm cho ngân hàng phát triển lành mạnh mang lại hiệu quả thiết thực cho khách hàng, bạn hàng cũng như cho ngân hàng.

2.2. Các hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam Việt Nam

2.2.1 Hoạt động phát hành

Hoạt động phát hành thẻ tín dụng quốc tế

Nắm bắt được thời cơ phát triển trong công cuộc đổi mới kinh tế, NHTMCP Ngoại Thương VN đã đón đầu xu hướng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ngân hàng và đã cho ra đời dịch vụ kinh doanh thẻ từ năm 1996, giúp cho NHTMCP Ngoại Thương VN trở thành ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Việt Nam. Sau những năm khó khăn cho dịch vụ thẻ phát triển, từ năm 2008 trở lại đây, số thẻ phát hành của NHTMCP NTVN đã có dấu hiệu tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng về phát hành là rất cao.

Bảng 2.1: Số lượng thẻ tín dụng của NHTMCP Ngoại Thương VN phát hành giai đoạn 2008-2011

Tổng SL thẻ PH năm 72.44 8 94.97 6 118.49 9 197.89 8

1 2 3 8

phát triển mạng lưới ATM, quảng bá hình ảnh rầm rộ cho các sản phẩm dịch vụ của mình. Cũng trong giai đoạn này sức ép cạnh tranh mà NHTMCP Ngoại Thương VN phải đối mặt từ các ngân hàng khác là rất gay gắt nhưng do công tác định hướng sản phẩm tốt, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng, công tác phát hành thẻ của NHTMCP Ngoại Thương VN vẫn đạt được những kết quả hết sức khả quan. Tổng số thẻ tín dụng quốc tế phát hành năm 2010 đã là 118.499 thẻ, đạt mức tăng trưởng 27.45 % so với năm 2009. Trong đó thẻ MasterCard đạt tỷ lệ tăng trưởng 15.16% và thẻ Visa là 21.18%. Thẻ Amex có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 16.937 thẻ, tăng 79.72% so với năm 2009. Với đặc tính ưa thích dùng thẻ ghi nợ của thị trường Việt Nam, việc phát triển chủ thẻ tín dụng quốc tế của NHTMCP Ngoại Thương VN đã gặp phải những khó khăn, thách thức không nhỏ. Để giải quyết những khó khăn trên, NHTMCP Ngoại Thương VN đã tăng cường hợp tác với tổ chức thẻ quốc tế: NHTMCP Ngoại Thương VN đã ký Thoả ước phát triển thị trường với Tổ chức thẻ Quốc Tế: MasterCard, Visa Card. Có thể nói Thoả ước này là nền móng cho một loạt những chương trình hợp tác giữa NHTMCP Ngoại Thương VN và các tổ chức thẻ Quốc tế: chương trình NH đại lý thành viên phụ, phát triển thẻ Visacard,MasterCard Cội Nguồn, MasterCard Unembossed. Sự tăng cường hợp tác này giúp cho doanh số phát hành thẻ tín dụng của NHTMCP Ngoại Thương VN tăng dần qua các năm. Năm 2011,Thẻ Visa đạt doanh số 92.218 thẻ, tăng 50.65% so với 2010, thẻ Mastercard đạt doanh số 80.652 thẻ, tăng 99.8%so với năm 2010 chính là thành quả của chương trình hợp tác giữa VisaCard, Mastercard và NHTMCP Ngoại Thương VN. Thẻ MasterCard có mức tăng trưởng cao như vậy là do từ 2006 NHTMCP Ngoại Thương VN đã phối hợp với tổ chức thẻ quốc tế MasterCard tung ra thị trường loại thẻ Vietcombank MTV MasterCard. Năm 2007, NHTMCP Ngoại Thương VN phát hành thêm thương hiệu thẻ ghi nợ

quốc tế thứ hai là thẻ Visa debit. Đây là sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế, cho phép chủ thẻ chi tiêu và rút tiền từ tài khoản tiền gửi cá nhân tại các máy ATM và EDC có biểu tượng MasterCard,Visacard. Số lượng thẻ ghi nợ Vietcombank MTV MasterCard phát hành trong năm có số lượng khá cao. Con số này cho thấy khả năng phát triển mạnh mẽ của thẻ ghi nợ quốc tế trong thời gian tới.

Bảng 2.2: Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của NHTMCP Ngoại Thương VN

Tổng 778,

8 1112.6

1328.

không ngừng của NHTMCP Ngoại Thương VN trong việc nâng cao chất lượng sử dụng thẻ. Doanh số sử dụng thẻ năm 2009 đạt 1112.6 tỷ đồng tăng 42.86% so với năm 2008, trong đó doanh số sử dụng thẻ Visa tăng 32.3%, doanh số sử dụng thẻ MasterCard tăng 48.6%. Năm 2011,tất cả các sản phẩm thẻ quốc tế của NH TMCP Ngoại Thương VN đều có doanh số sử dụng đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2010, tổng doanh số sử dụng thẻ cũng đạt con số rất cao 2112.3 tỷ đồng, tăng 59.03% so với năm 2010 trong đó doanh số sử dụng thẻ Visa chỉ tăng 37.9% nhưng chi tiêu của chủ thẻ Visa vẫn đạt doanh số tuyệt đối cao nhất 954.8 tỷ đồng, chiếm 45.2 % tổng doanh số sử dụng thẻ

quốc tế của NHTMCP Ngoại Thương VN, tiếp đó doanh số sử dụng thẻ Mastercard tăng 50.96%. Doanh số sử dụng thẻ American Express đã đạt mức tăng trưởng cao hơn gấp 2 lần so với năm 2010 đạt 518.6 tỷ đồng. Đây là mức sử dụng cao so với mức sử dụng trung bình của thẻ Visa, MasterCard. Doanh số chi tiêu của chủ thẻ NHTMCP Ngoại Thương VN đạt mức tăng trưởng cao trong điều kiện nền kinh tế trên thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động đã cho thấy nỗ lực phấn dấu cũng như định hướng phát triển đúng đắn của Ban lãnh đạo ngân hàng đồng thời cho thấy thói quen chi tiêu bằng thẻ đang dần hình thành trong tập quán tiêu dùng của khách hàng

■ Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ

Năm 2002, NHTMCP Ngoại Thương VN là ngân hàng đầu tiên tại VN phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang thương hiệu Connect24. Thẻ Connect 24 là một hướng đi mới của NHTMCP Ngoại Thương VN, là một phần trong chiến lược tổng thể VCB Vision 2015 của Ban lãnh đạo. Đây được đánh giá là một bước đột phá thị trường thẻ, phù hợp xu thế thế giới cũng như đáp ứng nhu cầu thực sự của đông đảo người dân Việt Nam hiện nay. Kể từ khi được phát hành, tổng số thẻ Connect 24 liên tục duy trì tốc độ và mức tăng trưởng cao qua các năm. Năm 2009 đạt 3.014.000 thẻ, tăng 29.57 % so với năm 2008 đạt 2.326.000 thẻ. Năm 2010 đạt 3.907.000 thẻ tăng 29.62% so với năm 2009. Năm 2011 sản phẩm thẻ Connect24 vẫn tiếp tục duy trì tốc độ và mức tăng trưởng cao, 4.868.000 thẻ Connect24 được phát hành trên toàn hệ thống.

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tong Visa 16 7 196. 8 229. 5 305 898. 3 MasterCard 9 7 104. 5 171. 9 231. 8 605. 2 American Express 4 5 65. 4 82,4 98,1 290. 9 JCB 4. 2 4. 7 5.8 6.2 20.9 Diners Club 3. 8 3. 9 3.6 3.8 15.1 Tổng 31 7 375. 3 493. 2 644. 9 1830.4 Biểu 2.1: Số thẻ Connect 24 NHTMCP NTVN

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ NHNT VNcác năm 2008-2011)

Sự thành công to lớn của NHTMCP Ngoại Thương VN trong loại hình dịch vụ thẻ này trở thành động lực và là mục tiêu của tát cả các ngân khác trên thị trường. Đến nay, mặc dù tình hình cạnh tranh rất gay gắt do các ngân hàng đua nhau phát hành thẻ ghi nợ nội địa với nhiều chính sách linh hoạt, ưu đãi nhưng sản phẩm thẻ Connect24 của NHTMCP Ngoại Thương VN vẫn giữ

Một phần của tài liệu 0061 giải pháp hạn chế rủi ro thẻ tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w