Có thể nói môi trường kinh doanh thẻ tại VN có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho tội phạm thẻ bởi thị trường thẻ đang trong giai doạn phát triển mạnh, công nghệ hỗ trợ chưa đồng bộ, đây cũng là lĩnh vực mới với cơ quan luật pháp và cơ quan quản lý nhà nước. Về mặt thanh toán thẻ, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang được các tổ chức tội phạm thẻ trong khu vực nhắm tới như một thị trường điểm đến, nơi thẻ giả mạo làm từ các nước khác được tội phạm đưa vào sử dụng tại thị trường Việt Nam. Cùng với sự cảnh báo kịp thời từ các Tổ chức thẻ quốc tế, NHTMCP Ngoại Thương VN đã tăng cường công tác giám sát hoạt động của các ĐVCNT, kết quả là đã phối hợp được với công an bắt được một số tội phạm giả mạo thẻ tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.
2.3.2.1 Tình hình giả mạo trong lĩnh vực thanh toán thẻ tại NHTMCP Ngoại Thương VN
Bảng 2.7: Giá trị giả mạo trong lĩnh vực thanh toán của NHTMCP Ngoại Thương VN
Giá trị giả mạo thanh
toán thẻ tại VCB 764.145 969.825 812.879 916.484 Tỷ lệ giả mạo thanh
toán thẻ tại VCB/ tổng
giá trị thanh toán VCB 0,24% 0,26% 0,16% 0,14%
VCB ( 317 triệu USD) và chiếm tới 36.38% giá trị rủi ro thanh toán thẻ tín dụng trong hệ thống NHVN. Sang năm 2009, giá trị rủi ro thanh toán thẻ tín dụng quốc
tế của VCB là 969.825 USD , chiếm 0.26%/ tổng doanh số thanh toán thẻ tín dụng
quốc tế của VCB ( 375.3 triệu USD) và chiếm tới 41% giá trị rủi ro thanh toán thẻ
tín dụng trong hệ thống NHVN. Sang năm 2010, nhờ áp dụng hàng loạt các biện
pháp tích cực hạn chế và phòng ngừa rủi ro: tập huấn nhận biết thẻ, quy trình thanh toán thẻ cho các ĐVCNT, cán bộ thẻ các Chi nhánh, xiết chặt các quy định trong thanh toán thẻ cũng như cung cấp các thiết bị chuyên dụng như máy thanh toán thẻ tự động, kính lúp nhằm phát hiện các giao dịch thanh toán thẻ thẻ giả mạo. Do vậy, tình hình giả mạo trong thanh toán thẻ năm 2010 giảm xuống chỉ còn 812.879USD, chiếm 0.16 % / tổng doanh số thanh toán thẻ
tín dụng quốc tế của VCB ( 493.2 triệu USD), và chiếm 21% / tổng giá trị rủi ro
thanh toán thẻ tín dụng trong hệ thống NHVN và tỷ lệ này năm 2011 tiếp tục giữ
vững là 0.14% / tổng doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của VCB và 23.7% / tổng giá trị rủi ro thanh toán thẻ tín dụng trong hệ thống NHVN.
Do NHTMCP Ngoại Thương VN là ngân hàng có thị phần lớn nhất với hệ thống các ĐVCNT rải đều khắp các tỉnh thành phố lớn, chủ yếu là tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nang, Huế, Nha Trang... nên tình hình thẻ giả mạo được sử dụng qua hệ thống thanh toán thẻ của NHTM CP Ngoại Thương VN những năm qua cũng diễn biến rất phức tạp, gây rất nhiều khó khăn cũng như thiệt hại.
Từ năm 2006 trở lại đây, tại Việt nam, đã xuất hiện hiện tượng các đối tượng tội phạm có hành vi cấu kết với công dân Việt Nam, lập các ĐVCNT mới yêu cầu lắp đặt máy POS để thực hiện giao dịch giả mạo, không nhằm mục đích thanh toán hàng hoá, dịch vụ mà để sử dụng thẻ nhằm rút tiền chia nhau. Đồng thời khá nhiều ĐVCNT gian lận, thông đồng với tội phạm, vi phạm quy định chấp nhận thẻ gây rủi ro cho VCB.Trong 6 tháng đầu năm 2011 đã phát sinh 2870 giao dịch giả mạo tại các ĐVCNT với tổng số tiền hơn 550.000 USD. Các vụ việc gian lận xảy ra không chỉ xảy ra tại các địa
bàn lớn như TP Hà Nội, HCM mà còn xảy ra ở nhiều tỉnh thành khác nhau tại một số chi nhánh như Hải Dương, Hạ Long, Thăng long...Một số trường hợp cụ thể về hoạt động giả mạo:
* Trường hợp 1: Đơn vị POS tại chi nhánh Thăng Long. ĐVCNT có
đăng ký kinh doanh bán đồ điện tử và tự tìm đến VCB xin lắp đặt máy POS. Cán bộ chi nhánh đến kiểm tra thực tế thấy cơ sở là nhà thuê trong ngõ nhỏ, không có hàng hoá bày bán nhưng vẫn chấp nhận đơn vị. Sau khi lắp đặt máy đã phát sinh hàng loạt giao dịch cà thẻ liên tục trong thời gian ngắn với số tiền lớn gần 500 triệu đồng, với rất nhiều thẻ khác nhau, nhiều giao dịch bị từ chối với lý do pickup, restrict . Kiểm tra và xác minh giao dịch cho thâý đơn vị hoàn toàn không bán hàng, mà thông đồng với một số đối tượng Trung Quốc cố tình cà thẻ để lấy tiền. Sau đó ĐVCNT cũng biến mất và hoàn toàn không liên hệ được. Vụ việc trên đã được Trung tâm thẻ và Chi nhánh phát hiện, xử lý kịp thời nên đơn vị không kịp rút tiền từ tài khoản.
* Trường hợp 2: đơn vị POS tại CN Hải Dương . ĐVCNT có đăng ký
hoạt động du lịch, bán đồ lưu niệm và cũng tự đến CN yêu cầu lắp đặt máy POS. Cán bộ CN đến kiểm tra đơn vị thấy không có hàng hóa bày bán. Chủ đơn vị yêu cầu lắp máy tại phòng làm việc và cho biết có cửa hàng ở Quảng Ninh, khách sau khi xem hàng ở Quảng Ninh sẽ về văn phòng ở Hải Dươn g thanh toán. Với thông tin như vậy CN vẫn ký kết hợp đồng với chủ đơn vị. Sau khi lắp máy POS, đã phát sinh hàng loạt giao dịch thẻ liên tiếp nhau, nhiều thẻ bị từ chối với lý do restricted card, thẻ bị đánh cắp. Tổng số tiền giao dịch thành công hơn 540 triệu đồng. Qua kiểm tra giao dịch, trung tâm thẻ thấy đây là giao dịch bất thường và gửi cảnh báo cho CN, tuy nhiên CN trả lời đây là đơn vị lớn, CN đã kiểm tra đơn vị và có phát sinh bán hàng. Đơn vị cà thẻ nhiều là do nhân viên thanh toán mới, chưa thành thạo. Tuy nhiên sau đó NHPH đã tra soát toàn bộ các giao dịch là giả mạo. Toàn bộ số tiền
giao dịch 540triệu đồng VCB đã bị nước ngoài ghi nợ và do vậy CN phải tiếp tục làm việc với đơn vị để đòi tiền cho VCB.
* Trường hợp 3: Đơn vị chấp nhận thẻ tại CN Hạ Long
ĐVCNT là cửa hàng bán đồ lưu niệm, là đơn vị mới ký hợp đồng. Doanh số thanh toán của cửa hàng tăng đột biến với hàng trăm giao dịch của hàng chục thẻ với tổng số tiền giao dịch lên tới 800 triệu đồng, trong đó giao dịch thành công là hơn 400triệu đồng. Kiểm tra thực tế cho thấy hàng hoá tại cửa hàng là ví da, thắt lưng da bình thường nhưng các chứng từ giao dịch thể hiện đơn vị bán hàng toàn hàng hiệu và đơn vị nói đã bán hết hàng. Đơn vị cũng chuẩn bị sẵn đầy đủ chứng từ để cung cấp cho Ngân hàng. Tuy nhiên NHPH đã xác nhận toàn bộ giao dịch là giả mạo. Việc này cho thấy đơn vị đã tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện giao dịch thẻ giả mạo.Sai phạm của CN ở đây là đã không sử dụng hợp đồng chuẩn đã được phê duyệt của VCB, mà tự ý sửa đổi nhiều điều khoản so với hợp đồng chuẩn, không đúng quy định và gây bất lợi cho VCB dẫn đến VCB không đòi được tiền từ ĐVCNT. Cụ thể hợp đồng chỉnh sửa có nội dung “ ĐVCNT không chịu trách nhiệm trong trường hợp thẻ thanh toán là giả mạo hoặc bị lỗi nhưng bằng mắt thường không thể phân biệt được” trong khi hợp đồng chuẩn quy định rõ ĐVCNT phải hoàn trả lại tiền cho ngân hàng trong trường hợp thẻ liên quan đến giả mạo. Như vậy các NHPH sẽ yêu cầu VCB phải hoàn trả số tiền giao dịch giả mạo trong khi khả năng VCN thu hồi từ ĐVCNT thẻ là rất khó.
Trên đây chỉ là 3 trong số hàng nghìn giao dịch giả mạo điển hình tại NHTMCP Ngoại Thương VN. Điều này cho thấy tội phạm thẻ tại Việt Nam đã trở nên có tổ chức, ngày càng trở nên tinh vi và khó kiểm soát. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng, TCTQT và các cơ quan chức năng mới ngăn chặn hữu hiệu sự phát triển của chúng, tạo môi trường kinh thẻ trong sạch, hiệu quả.
Nhìn vào những con số tuyệt đối thì tình hình giả mạo trong thanh toán của NHTMCP Ngoại Thương VN cũng ở mức đáng lo ngại. Nhưng nếu xét tỷ lệ giả mạo so với tổng giá trị thanh toán thẻ quốc tế của NHTMCP Ngoại Thương VN qua từng năm thì mới thấy được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng là rất khả quan.
Bảng 2.8: Giá trị giả mạo trong lĩnh vực thanh toán thẻ tại NHNTVN xét theo loại thẻ.
0 2 8 7
Giả mạo thẻ Amex 232
3 11.141 41.367 48.619 ∑Gia mạo thẻ VCB 764.14 5 969.82 5 812.87 9 916.48 4
thẻ của VCB, tiếp theo là Master và cuối cùng là American Express. Thẻ American Express có tỷ lệ giả mạo thấp do nơi chi tiêu của chủ thẻ này thường là những khách sạn nơi, những đơn vị có uy tín nên tình trạng gian lận thẻ, skimming, thanh toán hoá đơn nhiều lần cho một giao dịch hầu như ít xảy ra. Giá trị giả mạo thẻ Visa chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại thẻ là do doanh số thanh toán thẻ Visa cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số thanh toán thẻ của NHTMCP Ngoại Thương VN. Trong năm 2009 có thể thấy rõ ràng giá trị giả mạo tăng lên đột biến ở thẻ Master, từ 202.000
USD năm 2008 lên 356.332 USD năm 2009, tăng 76.4% so với năm 2008 thậm chí vượt cả thẻ Visa, tăng 7.59% so với năm 2008. Đây cũng chính hậu quả phát sinh từ số lượng thẻ Master mà ngân hàng City bank phát hành bị thất lạc trong quá trình chuyển giao cho chủ thẻ. Tỷ lệ giả mạo thẻ Visa, Master, Amex / tổng doanh số thanh toán thẻ tại NHTMCP Ngoại Thương thấp hơn nhiều khi đem so sánh với tình hình giả mạo của các ngân hàng thương mại khác trên thị thường thanh toán thẻ Việt Nam. Điều đó càng khẳng định vị thế dẫn đầu của NHNT VN trong hoạt động thanh toán thẻ tại thị trường Việt Nam.
2.3.2.2 Các giao dịch giả mạo thực hiện qua hệ thống ATM
Hệ thống ATM của NHTMCP Ngoại Thương đang là một trong những hệ thống ATM lớn nhất Việt Nam với 1700 ATM phục vụ trên cả nước, có thể chấp nhận thanh toán đối với tất cả các loại thẻ tín dụng quốc tế thông dụng trên thị trường. Mạng lưới ATM cung cấp nhiều dịch vụ thanh toán hoá đơn qua ATM đa dạng nhất với tất cả các nhà phân phối dịch vụ như : Thanh toán tiền điện, tiền điện thoại, bảo hiểm, internet, thẻ chơi game online ... mỗi ngày trung bình có khoảng hơn 80.000 giao dịch được thực hiện, trong đó chiếm hơn 80% là các giao dịch rút tiền mặt (khoảng 74.000 giao dịch). Chính những ưu thế vượt trội của mạng lưới ATM đã đem lại cho ngân hàng doanh số thanh toán rất lớn từ thẻ tín dụng quốc tế cũng như thẻ ghi nợ của khách hàng.
Biểu 2.4: Giả mạo thanh toán qua hệ thống ATM NHTMCP Ngoại Thương VN 2009- 2010-2011
Đơn vị: USD
□ Giả mạo thanh toán qua ATM trên toàn hệ thống NHVN
□ Giả mạo thanh toán qua ATM của VCB /NHVN
(Báo cáo giả mạo của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN2009-2011)
Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy giá trị giao dịch giả mạo tại ATM NHTMCP Ngoại Thương VN so với tổng số giao dịch giả mạo qua ATM VN là tương đối thấp. Mặc dù ATM của VCB là hệ thống duy nhất chấp nhận giao dịch với 5 loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, MasterCard, JCB, Diner Club, American Express, là các loại thẻ tín dụng thông dụng nhất hiện nay. Các ATM của các ngân hàng khác hoặc chỉ chấp nhận thẻ Visa hoặc thẻ MasterCard và ít ngân hàng chấp nhận cả 2 loại thẻ trên. Bên cạnh đó, mạng lưới ATM của NHTMCP Ngoại Thương với bề dày phát triển luôn đặt tại những vị trí rất thuận lợi cho giao dịch tại trung tâm các thành phố lớn, khu du lịch và trung tâm giải trí, mua sắm... nên các ATM của NHTMCP Ngoại Thương VN thực hiện giao dịch tới hơn 60% trên tổng số giao dịch thẻ tín dụng quốc tế qua ATM tại Việt Nam. Năm 2009 giá trị giao dịch thẻ tín dụng quốc tế giả mạo qua ATM của NHTMCP Ngoại Thương VN là 59.825USD chiếm tỷ lệ 16.68% / tổng giá trị giả mạo qua ATM tại hệ thống NH Việt Nam
( 358.542 USD). Mắc dù tỷ lệ giả mạo qua hệ thống ATM của VCB là không cao nhưng chủ yếu các giao dịch giả mạo qua ATM là của 2 loại thẻ Visa và Mastercard. Điều này cho thấy rằng tội phạm thẻ tập trung lợi dụng hệ thống ATM để thực hiện các giao dịch giả mạo để kiếm lợi. Trong những tháng đầu năm 2010, tỷ lệ giả mạo thẻ tại VN cao hơn so với tỷ lệ trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Gian lận phát sinh chủ yếu liên quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, tiếp sau là các loại hình khác như thẻ mất cắp, thất lạc. Điều này được lý giải như sau: cùng với số lượng chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá dịch vụ thương mại điện tử tăng lên không ngừng thì tỷ lệ các giao dịch gian lận liên quan đến loại hình này cũng có xu hướng tăng lên nhanh chóng do ngày càng có nhiều nhóm tội phạm thực hiện đánh cắp thẻ, thẻ giả để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp. Đặc biệt cuối năm 2010, thị trường xuất hiện rủi ro mới cực kỳ nguy hiểm đó là hiện tượng kẻ xấu đập phá ATM để lấy tiền. Có 12 vụ đã xảy ra trong đó có 5 vụ kẻ gian đã lấy tiền thành công. Đây là loại hình rủi ro hết sức nguy hiểm với tổn thất lớn về tiền và tài sản. Mặc dù các NH và các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa nhưng đến nay vẫn chưa bắt được vụ nào.
Trong năm 2011, tại VCB trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12/2011 đã xảy ra các vụ gắn thiết bị đánh cắp dữ liệu thẻ tại các ATM thuộc địa bàn Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh. Tổng số thẻ bị làm giả là 152 thẻ và kẻ gian đã thực hiện việc rút tiền giả mạo gây thiệt hại cho VCB là 750 triệu. Năm 2011, giá trị giả mạo qua ATM của VCB ở mức 17% mặc dù tổng giá trị giả mạo ATM của VN vẫn tăng qua các năm. Sở dĩ đạt được kết quả trên là do NHTMCP Ngoại Thương VN nhận thức đúng đắn được những rủi ro do hệ thống ATM có thể đem lại, NHTMCP Ngoại Thương VN đã triển khai xong hệ thống Camera theo dõi hoạt động của hệ thống ATM 24/24. Tại các máy ATM đều trang bị thiết bị anti-skimming. Qua đó, mọi giao dịch qua ATM
đều được ghi lại và hàng ngày tại phòng quản lý thẻ có thể theo dõi và phân tích hình ảnh nếu bộ phận quản lý rủi ro nghi ngờ có giao dịch giả mạo qua chương trình quét giao dịch hàng ngày tại trung tâm thẻ. Cũng qua hệ thống Camera, NHTMCP Ngoại Thương VN đã giải quyết được rất nhiều tranh chấp, khiếu nại từ phía chủ thẻ, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra từ hệ thống ATM.
2.4 Đánh giá công tác hạn chế rủi ro thẻ tín dụng trong hoạt động kinhdoanh thẻ tại NHTMCP Ngoại ThươngVN