Kiến nghị với các cơ quan hữu trách

Một phần của tài liệu 0061 giải pháp hạn chế rủi ro thẻ tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104)

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ

Thứ nhất: Hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động thanh tóan thẻ

động thanh toán thẻ ổn định, an toàn và phát triển. Bởi vì luật pháp là yếu tố phức tạp, tác động đến tất cả các mối quan hệ thuộc mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.Vì vậy việc xây dựng hành lang pháp lý vững chắc tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng phát triển an toàn và bền vững là hết sức cần thiết.

Chính phủ cần nhanh chóng ban hành các văn bản mang tính pháp lý cao, mang tính tương đối chi tiết, cụ thể về mặt nghiệp vụ nhằm đảm bảo một hành lang pháp luật cao hơn, khả thi hơn, thống nhất hơn, góp phần tạo điều kiện cho thị trường thẻ hướng đến sự năng động và hiệu quả hơn. Cụ thể:

■Sớm ban hành văn bản pháp luật về việc quy định các giao dịch nào cần được thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

■ Ban hành các quy định về quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ có tính thực tiễn cao, phù hợp với Luật pháp quốc tế để tránh những tranh chấp quốc tế có thể xảy ra mà không mâu thuẫn với hệ thống pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, xây dựng những chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh thẻ

Chính phủ khuyến khích các ngân hàng đầu tư dịch vụ thẻ thông qua chính sách giảm thuế. Đối với thanh toán thẻ hiện nay Chính phủ đánh thuế GTGT 10%. Mức thuế này dường như là không hợp lý, bởi đây là một dịch vụ mới, chi phí cho hoạt động tốn kém, vì thế giá thành dịch vụ này cũng đã rất cao. Nếu Chính phủ tiếp tục giữ mức thuế cao như hiện nay thì khó có thể khuyến khích được người dân trong nước sử dụng loại hình dịch vụ này. Vì thế, Chính phủ nên có chính sách thuế thoả đáng hơn đối với mặt hàng thẻ, nên điều chỉnh hạ mức thuế xuống còn khoảng 5%, điều này sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng thực hiện việc giảm giá thành dịch vụ thẻ, đẩy nhanh tốc độ phát triển thẻ ngân hàng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chính phủ có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị nguyên vật liệu cho hoạt động kinh doanh thẻ mà trong nước chưa sản xuất được.

Ngoài ra, Chính phủ cần có những biện pháp tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ cập các kiến thức và sự hiểu biết đến mọi tầng lớp dân cư trong việc sử dụng thẻ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau để người dân thấy rõ những ưu việt, thuận lợi, tác dụng và các lợi ích của việc sử dụng thẻ trong thanh toán hàng hoá dịch vụ.

Thứ ba, phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán điện tử nói chung và hoạt động thanh toán thẻ nói riêng

Có thể nhận thấy rằng, việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật đáp ứng quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng không phải là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà là một vấn đề mang tính chiến lược của quốc gia. Vì vậy, cần thiết Nhà nước chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa Việt Nam theo kịp tốc độ phát triển công nghệ ngân hàng của các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong xu thế hội nhập ngày nay.Thanh toán điện tử nói chung và thanh toán thẻ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của công nghệ viễn thông của quốc gia. Do đó, Chính phủ chỉ đạo bộ Bưu chính viễn thông cần có chiến lược đầu tư thích hợp vào cơ sở hạ tầng viễn thông để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thanh toán điện tử cũng như hoạt động thẻ theo hướng nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Trong xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng, đòi hỏi ngành ngân hàng phải tích cực chủ động hơn nữa trong ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp thông lệ quốc tế, hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẻ nói riêng. Thời

gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Hiện nay, để thực thi có hiệu quả chiến lược và kế hoạch hội nhập quốc tế cho ngành ngân hàng, tạo ra một hệ thống ngân hàng hiện đại, an toàn và hiệu quả, đạt chuẩn mực quốc tế và khu vực. Bên cạnh sự nỗ lực và chủ động hội nhập của mình, các ngân hàng thương mại rất cần sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước trong việc nhanh chóng hơn nữa về rà soát và ban hành các văn bản pháp quy cho hoạt động thẻ, tạo một hành lang pháp lý cho các ngân hàng thương mại an tâm hoạt động và phát triển kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước nên xem xét một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung cho thị trường thẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung. Mặc khác, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và các ngân hàng thương mại trong việc hoạch định chiến lược khai thác thị trường, thúc đẩy hoạt động dịch vụ thẻ ngân hàng, định hướng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thẻ đã, đang và sẽ được áp dụng trên thế giới và trong khu vực.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ: Mặc dù đến nay dịch vụ thẻ phát triển với nhiều sản phẩm dịch vụ mới, song các văn bản pháp quy liên quan chưa được cập nhật để tạo điều kiện cho các ngân hàng ph át triển dịch vụ, như là các vấn đề an ninh, bảo mật thẻ, những quy định về việc hình thành tổ chức liên minh và liên minh với tổ chức thẻ nước ngoài, nhất là các quy định và hướng dẫn việc xử lý các tranh chấp, rủi ro, vi phạm trong thanh toán thẻ. Do đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ thẻ, trong đó cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động phát hành

và thanh toán thẻ, đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro, để làm cơ sở xử lý khi xảy ra.

Thứ ba, có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những ngân hàng có biểu hiện vi phạm quy chế hoạt động kinh doanh thẻ nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.

3.3.3 Kiến nghị với Hiệp hội thẻ của các ngân hàng phát hành và thanhtoán thẻ Việt Nam toán thẻ Việt Nam

Hiệp hội thẻ cần phát huy triệt để vai trò trung tâm trong việc tiếp nhận thông tin của ngân hàng thành viên và tổ chức thẻ quốc tế, phân tích và lập báo cáo tổng hợp giúp cho các bên có liên quan có được một cái nhìn toàn cảnh về tình hình tội phạm trong khu vực và quốc tế. Thông qua các phân tích đánh giá của hiệp hội thẻ và các ngân hàng thành viên, tư vấn cho các nhà làm luật đưa ra những quy định, điều luật hữu dụng để ngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn. Thúc đẩy hoạt động bảo mật, quản lý rủi ro tuân thủ theo đúng các qui định của hiệp hội thẻ thông qua sự phối hợp của tất cả các ngân hàng thành viên. Cụ thể:

Cần phát huy vai trò là cầu nối giữa các ngân hàng thành viên trong việc phối hợp trao đổi thông tin, biện pháp quản lý rủi ro thẻ tín dụng. Có như vậy, tội phạm thẻ khi bị phát hiện tại một ngân hàng thành viên sẽ không còn cơ hội lợi dụng tại ngân hàng khác. Qua đó, tạo lập được bức rào bảo vệ một cách thống nhất tại các ngân hàng thành viên khỏi sự phá hoại, lợi dụng của các tổ chức tội phạm thẻ. Bên cạnh đó, hiệp hội thẻ cần phát huy vai trò như người trọng tài trong việc đưa ra những quyết định mang tính phán xét đối với những ngân hàng thành viên có những chính sách kinh doanh thẻ mang tính

rủi ro, mạo hiểm cao, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh chung của thị trường. Tạo lập một môi trường kinh doanh thẻ cạnh tranh lành mạnh, công bằng.

Ngoài ra, cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với TCTQT, các tổ chức tín dụng xây dựng các chương trình đào tạo ở cả trong nước và quốc tế nhằm nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ thành viên trong công tác phòng chống và hạn chế rủi ro thẻ tín dụng, giảm thiểu những nguy cơ có thể xảy ra và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong hoạt động kinh doanh thẻ, rủi ro thẻ tín dụng có nguy cơ dễ dàng xảy ra tại bất cứ khâu nào và bất cứ lúc nào trong quá trình kinh doanh thẻ. Thậm chí mỗi chủ thể tham gia thị trường thẻ cũng có thể là nơi bắt nguồn rủi ro. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng không thể loại bỏ được rủi ro khỏi hoạt động kinh doanh của mình mà chỉ có thể hạn chế nó. Khi rủi ro xảy ra, nó không chỉ gây tổn thất cho ngân hàng, mà còn ảnh hưởng đến uy tín, kết quả kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, nhận thức được rủi ro, có hiểu biết sâu sắc về rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải có vai trò quan trọng trong việc hạn chế, phòng ngừa, quản lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN nói riêng.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã làm được các công việc sau:

Hệ thống hoá khái niệm về thẻ và khái quát hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại. Đây là những kiến thức cơ bản, rất cần thiết đối với các ngân hàng kinh doanh thẻ.

> Đưa ra các loại rủi ro mà ngân hàng kinh doanh thẻ có thể gặp phải trong quá trình hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng.

> Phân tích, đánh giá có hệ thống thực trạng kinh doanh, thực trạng rủi ro thẻ tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN, kết quả đạt được cũng như tồn tại, nguyên nhân tồn tại trong hoạt động quản lý rủi ro thẻ tín dụng của ngân hàng.

> Đưa ra các giải pháp , kiến nghị có tính thực tiễn nhằm hạn chế rủi ro thẻ tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTMCP Ngoại Thương VN

> Qua luận văn này, tôi mong muốn những giải pháp được đưa ra sẽ phát huy tác dụng thực tế, khắc phục được các mặt tồn tại, góp phần hạn chế rủi ro thẻ tín dụng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại NHTMCP Ngoại Thương VN, thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thẻ của NHTMCP Ngoại Thương VN nói riêng cũng như thị trường thẻ Việt Nam trên chặng đường hội nhập thị trường ngân hàng - tài chính khu vực và thế giới.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đào Minh Tú, lãnh đạo NHTMCP Ngoại Thương VN, Phòng Quản lý Thẻ, các thầy cô giáo và các đồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ban hành, Hà Nội.s

2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2004), Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ban hành, Hà Nội.

3. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ , báo cáo giả mạo trong hoạt động phá hành và thanh toán thẻ ngân hàng Ngoại thương các năm, 2008, 2009, 2010,2011,

4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo giả mạo trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương và khu vực các năm 2008, 2009, 2010, 2011.

5. Nguyễn Danh Lương (2003), “Bàn về rủi ro trong nghiệp vụ thẻ ”, Tạp chí Ngân hàng, tháng 6/2003, Hà Nội.

6. Quản trị rủi ro trông kinh doanh NH - Nguyễn Văn Tiến.

7. Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống NHTM Vn đến 2010 - Trần Hồng Hạnh.

Tiếng Anh

8. MasterCard University (1996), The Business of Risk Management. 9. MasterCard International Incorporated (1997), AnOverview of the

Bankcard Industry, New York.

8. Visa Business School (2005), The Business of Risk Management. 10 Visa Business School (2005), The Business of Risk Management.

Một phần của tài liệu 0061 giải pháp hạn chế rủi ro thẻ tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w