Rủi ro trong mô hình giao dịch một cửa của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0041 giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong mô hình giao dịch một cửa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thủ đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 46)

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.2.3. Rủi ro trong mô hình giao dịch một cửa của Ngân hàng

1.2.3.1. Các rủi ro tiềm tàng của mô hình giao dịch một cửa

Giao dịch một cửa là kết quả của những nỗ lực ứng dụng và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng, đơn giản hoá thủ tục hành chính và đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng. Với những ưu điểm trên, ngân hàng ứng dụng mô hình giao dịch một cửa là tất yếu để có thể đáp ứng được mục tiêu phát triển ngân hàng bán lẻ của mình. Đồng thời, việc này sẽ càng quan trọng với các ngân hàng Việt Nam bởi nó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức tín dụng trong giai đoạn chiếm lĩnh và phân chia thị trường đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Tuy nhiên, ngân hàng không thể không quan tâm khi phải đối mặt với các rủi ro tiềm tàng của mô hình.

• Trong mô hình giao dịch một cửa, với các giao dịch trong hạn mức và thẩm quyền của GDV thì giao dịch viên vừa làm nhiệm vụ kế toán vừa làm

thủ quỹ, thực hiện thu - chi tiền trong một nghiệp vụ. Mô hình này đã vi phạm nguyên tắc phân công, phân nhiệm (một cá nhân hay bộ phận không

được thực hiện một nghiệp vụ từ khâu đầu tới khâu cuối cùng). Do đó,

các sai

sót rất khó phát hiện và các gian lận dễ xảy ra hơn vì không có sự phân chia

công việc và trách nhiệm cho nhiều người nên khó cho việc kiểm tra,

thúc đẩy

lẫn nhau trong công việc. Hoạt động kiểm soát nội bộ khó phát huy hiệu quả

và dẫn đến rủi ro xảy ra đối với ngân hàng.

31

sự kiểm tra giám sát khó có thể mà chặt chẽ được dẫn đến nguy cơ rủi ro thất thoát tài sản.

• Cán bộ ngân hàng trong giao dịch một cửa được giao một hạn mức thu - chi tiền, hạn mức xử lý nghiệp vụ, hạn mức tồn quỹ phù hợp với trình độ,

kinh nghiệm làm việc của họ đồng thời gắn với khả năng kiểm soát của tổ

chức tín dụng để đảm bảo an toàn tài sản.

Vấn đề quan trọng là hạn mức đó bao nhiêu thì phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của cán bộ nhân viên? Hạn mức bao nhiêu để không vượt quá khả năng xử lý của giao dịch viên dẫn đến những sai sót? Hạn mức bao nhiêu để không hạn chế khả năng giải quyết của nhân viên? Để có thể phát huy được hết năng lực, trình độ của nhân viên? Hạn mức đối với từng nhân viên thế nào để ngân hàng luôn kiểm soát được?

Vì thế việc xác định được hạn mức phù hợp với từng người là không đơn giản và có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng nếu xác định hạn mức giao cho nhân viên không phù hợp.

• Khi ứng dụng mô hình giao dịch một cửa, ngân hàng phải đảm bảo các phương tiện thiết bị kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật thì mới đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chính xác, xử lý tự

động một cách đồng bộ và khách quan đối với toàn bộ các nghiệp vụ liên

quan đến giao dịch thực hiện.

Do đó, nếu điều kiện về trí lực và vật lực không đáp ứng được thì ngân hàng sẽ gánh chịu những tổn thất khi rủi ro xảy ra.

32

chất tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Những thiệt hại về vật chất dễ nhận thấy là:

- Mất mát tài sản của ngân hàng, khách hàng, nhiều trường hợp không thể thu hồi.

- Neu là ngân hàng TMCP thì giá cổ phiếu ít nhiều bị ảnh hưởng trên thị trường.

- Đối tác của ngân hàng có thể thay đổi chính sách hợp tác cũng như rút vốn đầu tư.

Bên cạnh đó những thiệt hại phi vật chất cũng có tác động rất lớn.

Trước hết, rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng. Ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm, rất dễ thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Khi xảy ra một vụ việc làm mất mát tài sản của khách hàng hoặc ngân hàng, tin tức liên quan đến nó sẽ lan đi rất nhanh qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng internet. Việc truyền tin sẽ không tránh được có những thông tin sai lệch, gây hiểu lầm cho khách hàng, làm mất khách hàng và hệ lụy là giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác. Nguy hiểm hơn gây ra làn sóng rút tiền ồ ạt và mất khả năng cạnh tranh so với ngân hàng khác.

Thứ hai là gây ra tâm lý không tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Một khi thông tin về việc nhân viên ngân hàng biển thủ hoặc chiếm đoạt tài sản của khách hàng gửi tại ngân hàng lan rộng ra ngoài thì không ít khách hàng bị xáo trộn tâm lý, họ sẽ cân nhắc trước khi quyết định có tiếp tục lựa chọn ngân hàng nữa hay không. Mất đi sự tin tưởng của khách hàng là một tổn thất phi vật chất quá lớn mà ngân hàng rất khó củng cố và khắc phục được.

33

1.2.3.3. Nguyên nhân của rủi ro

a. Rủi ro phát sinh từ cơ sở vật chất

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ

Việc tổ chức giao dịch một cửa thành công có sự đóng góp lớn của yếu tố cơ sở vật chất. Trước hết là việc bố trí quầy giao dịch từ vị trí, cách thức đến tiện ích quầy. Cho dù bố trí theo cách nào thì các quầy giao dịch của ngân hàng đều phải tạo được tính liên hoàn, an toàn tài sản của ngân hàng và tạo được không gian làm việc bảo mật cho các thành viên tham gia. Ngoài bàn quầy, các thiết bị hỗ trợ không thể thiếu là tủ két, máy đếm tiền, máy soi tiền, thiết bị báo động, thiết bị giám sát. Những rủi ro phát sinh do yếu tố này có thể kể ra là: Bố trí bàn quầy trong diện tích quá hẹp dẫn đến việc KSV và GDV có thể để ý, lấy cắp được password và mã truy cập chương trình của nhau để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Thiết bị báo động, thiết bị giám sát không đầy đủ hoặc không hiệu quả dẫn đến việc các quầy giao dịch bị đột nhập, lấy cắp tài sản mà lực lượng bảo vệ b ên ngoài không biết để kịp thời ứng phó.

* Công nghệ ngân hàng

Hoạt động ngân hàng hầu hết được xử lý bằng máy vi tính. Vì vậy, bất kỳ rủi ro nào xảy ra cho hệ thống máy tính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động như: Sự cố về kỹ thuật làm cho các giao dịch kế toán bị ngưng trệ, thời gian xử lý một giao dịch mất nhiều thời gian hơn do đường truyền bị chậm.

b. Rủi ro do con người

* Rủi ro đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức nghề nghiệp là một phẩm chất luôn được đề cao trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào. Có thể hiểu đơn

giản đạo

đức nghề nghiệp là quy phạm qui định hành vi mà một người nên tuân theo

34

của người đó yêu cầu. Trong các giao dịch liên quan đến tiền mặt và thanh toán, nếu mỗi cá nhân liên quan không chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy trình tác

nghiệp của đon vị thì khả năng xảy ra rủi ro là không hề nhỏ.

* Rủi ro từ trình độ không đảm bảo: Tham gia quy trình giao dịch một cửa đòi hỏi bản thân người cán bộ phải trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng co bản để có thế xử lý khối lượng lớn công việc một cách chuyên nghiệp. Muốn làm được điều này, người cán bộ phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Nếu điều kiện này không đảm bảo thì việc bố trí cán bộ không đủ trình độ, năng lực thực hiện công việc sẽ dẫn đến một số rủi ro như sau: do trình độ nhận thức hạn chế nên người cán bộ không nắm vững được những quy định trong quy trình, dẫn đến thao tác sai, xử lý công việc chậm chạp, khó tránh khỏi sai sót, nhầm lẫn, tạo điều kiện cho người khác lợi dụng để trục lợi.

Ngoài ra, do trình độ không đáp ứng được yêu cầu của công việc dẫn đến năng suất lao động thấp, khách hàng phải chờ đợi, dồn ứ, ảnh hưởng đến uy tín, thưong hiệu và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dẫn đến những sai sót không đáng có trong khi thao tác nghiệp vụ (nhập sai số liệu, thu nhầm tiền giả, chi sai đối tượng,...)

c. Rủi ro do quy trình

Bất kể hoạt động nào cũng cần có những quy định, hướng dẫn để giúp mọi người thực hiện việc đó theo một trình tự thống nhất, mà ta hay gọi là quy trình. Nếu quy trình tác nghiệp đưa ra những quy định quá cứng nhắc thì khi triển khai trong thực tế sẽ gây khó khăn cho người thực hiện chúng. Ngược lại, nếu quy trình lỏng lẻo, không quy định rõ ràng thì người thực hiện có thể lợi dụng những kẽ hở để mưu lợi cho bản thân dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Giao dịch một cửa đòi hỏi sự chuyên nghiệp hóa cao, do đó quy trình tác nghiệp phải quy định rõ ràng trách nhiệm của mỗi thành viên tham gia,

35

việc bảo quản và vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, việc giao nhận nội bộ... Một nguyên nhân nữa gây rủi ro do quy trình đó là sự không đồng bộ của hệ thống văn bản, việc hướng dẫn thực hiện không rõ ràng và hiệu quả thực thi, tuân thủ của nội bộ và bên ngoài kém. Ngoài ra, nếu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng quá phức tạp dễ dẫn đến các nhầm lẫn cho người sử dụng hoặc hiểu không đúng về tính năng của sản phẩm.

d. Rủi ro do các yếu tố bên ngoài

Mặc dù mô hình giao dịch một cửa là hoạt động thuộc về nội bộ của ngân hàng nhưng khó tránh khỏi những rủi ro do các yếu tố bên ngoài gây ra. Có thể kể ra là các thế lực tội phạm. Khối tài sản khổng lồ do các ngân hàng quản lý luôn là một mục tiêu nhòm ngó, là động cơ tiến hành các hành vi phạm tội. Những vụ cướp ngân hàng đã xảy ra là mối lo ngại của bất kỳ ngân hàng nào. Yếu tố bên ngoài thứ hai gây ra rủi ro cho hoạt động ngân hàng không trừ lĩnh vực nào đó là những thảm họa từ thiên nhiên như động đất, núi lửa, lũ lụt, sóng thần,... Một khi thảm họa xảy ra, rủi ro đối với ngân hàng là khó tránh khỏi.

Cơ sở hạ tầng yếu kém cũng có thể gây ra rủi ro. Ví dụ: hệ thống đường sá xuống cấp, thông tin liên lạc không ổn định dẫn đến kéo dài thời gian luân chuyển tài sản, chứng từ, những trục trặc trên đường vận chuyển dẫn đến mất mát tài sản,... hệ thống mạng không đáp ứng được nhu cầu xử lý công việc dẫn đến lỗi mạng, nghẽn mạng, tạo điều kiện cho các hành vi trục lợi,....

e. Rủi ro do sự yếu kém của hệ thống KSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất là sự tích hợp một loạt các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong ngân hàng để đảm bảo ngân hàng đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý.

36

Một phần của tài liệu 0041 giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong mô hình giao dịch một cửa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thủ đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w