1. Tính cấp thiết của đề tài
3.2.6. Nâng cao năng lực đánh giá và quản lý rủi ro trong giao dịch một
một
cửa qua kiểm soát nội bộ
Hoạt động kinh doanh ngân hàng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi ứng dụng mô hình giao dịch một cửa, những nguy cơ rủi ro lại tăng lên đối với chi nhánh Thủ Đô. Vì vậy, chi nhánh cần phải nâng cao năng lực đánh giá và quản lý rủi ro của mình để tăng cường hiệu quả kiểm soát, tăng cường hoạt động đào tạo cán bộ kiểm soát nhằm nâng cao năng lực của cán bộ kiểm soát đặc biệt là khả năng dự báo, nhận dạng rủi ro, phân tích và đánh giá rủi ro.
Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đã có những quan tâm nhất định đến công tác đào tạo cán bộ nói chung trong đơn vị. Nhưng gần như chưa có sự quan tâm thực sự nào đến công tác đào tạo cán bộ kiểm soát. Sự thiếu hụt trong đào tạo về KSNB đã làm hạn chế khả năng dự báo, khả năng đưa ra các
101
kiến nghị cũng như khả năng nhận dạng rủi ro, phân tích và đánh giá rủi ro của cán bộ kiểm soát trong chi nhánh. Gần như hoạt động kiểm soát nội bộ được tiến hành một cách thụ động và luôn đi theo một lối cũ. Điều này để thấy được rằng kiểm soát nội bộ trong mô hình giao dịch một cửa tại chi nhánh là chưa thực sự hữu hiệu.
Trước thực tế đó, công tác đào tạo cán bộ kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ trong mô hình giao dịch một cửa nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Chi nhánh nên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và độ nhanh nhạy trong kiểm soát cho các kiểm soát viên như:
Tổ chức đi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động kiểm soát nội bộ trong mô hình giao dịch một cửa tại các ngân hàng bạn trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần có phần mềm kế toán giao dịch hiện đại trong cùng địa bàn như Sacombank, Techcombank, Maritime Bank, Eximbank, Ngân hàng TMCP Quân Đội...
Tổ chức các buổi chuyên đề dành riêng cho hoạt động kiểm soát nội bộ trong mô hình giao dịch một cửa để nâng cao trình độ của các cán bộ kiểm soát trong hoạt động giao dịch.
Chi nhánh phải đảm bảo hệ thống thông tin ghi nhận và giám sát các loại rủi ro trong hoạt động giao dịch, cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo ngân hàng.
Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng mô hình lượng hóa rủi ro phù hợp để xác định khả năng kiểm soát hoặc có biện pháp đối phó. Đối với những rủi ro có thể kiểm soát được, ngân hàng cần đánh giá xem liệu có chấp nhận những rủi ro này hay mở rộng để giảm nhẹ chúng thông qua các thủ tục kiểm soát. Đối với những rủi ro không thể kiểm soát, ngân hàng phải quyết định chấp nhận hay rút lui hoặc giảm mức độ hoạt động kinh doanh.
102