1. Tính cấp thiết của đề tài
3.2.8. Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm
tra, kiểm soát trong hoạt động ngân hàng.
Khi thực hiện giao dịch một cửa, khách hàng đến giao dịch đông, lượng giao dịch một ngày tại chi nhánh là rất lớn với giá trị tiền tệ lớn, trong khi đội ngũ cán bộ nhân viên còn thiếu. Những nhầm lẫn, sai sót trong việc ghi nhận giao dịch, tính toán, phân loại, báo cáo, lưu trữ chứng từ...là điều khó tránh khỏi. Để thông tin cung cấp cho nhà quản lý ngân hàng được chính xác và kịp thời thì chi nhánh cần tăng cường hiệu quả công tác kế toán, quán triệt tới từng nhân viên về tính tuân thủ, kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm trong việc thực hiện những quy định, quy trình nghiệp vụ đối với công việc được phân. Ví dụ, với giao dịch viên cần thực hiện đầy đủ thao tác, các bước công việc, quy trình chế độ thanh toán, hạch toán kế toán, chế độ chứng từ, thực hiện đúng quy trình thu - chi, giao nhận - bảo quản tiền mặt và giấy tờ có giá , hạn mức tồn quỹ tiền mặt...
3.2.8. Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm tra,kiểm kiểm
soát, kiểm toán nội bộ
Bộ phận KTNB được lập ra để thực hiện chức năng của quản lý, nó được coi như một cánh tay đắc lực của Ban lãnh đạo trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của NHTM. Tuy nhiên việc đánh giá chưa đúng tầm cỡ của bộ phận này, coi nó như một bộ phận chuyên đi soi mói lỗi lầm, “vạch áo
103
hình thức, hoạt động nhẹ nhàng và không đem lại những kết quả thực sự giúp ích cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại... Tất cả những điều đó cần phải được chấn chỉnh để xây dựng một bộ máy kiểm toán nội bộ mạnh mẽ với đúng vị trí của nó trong các NHTM nhằm thực hiện đầy đủ các chức năng của nó.
KTNB có chức năng giám sát độc lập trong ngân hàng, thực hiện nhiệm vụ đánh giá một cách độc lập và khách quan tính hiệu lực, tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống KSNB. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của KSNB tại ngân hàng, bộ phận kiểm toán cần được tổ chức độc lập, có phương pháp làm việc hiệu quả và được tạo mọi điều kiện thuận lợi để có thể hoạt động tốt và phát huy vai trò của mình.
Hệ thống phương pháp kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng đã được xây dựng khá đầy đủ. Đã có rất nhiều phương pháp khác nhau mang các đặc trưng riêng và mỗi phương pháp đem lại một hiệu quả nhất định. Tuỳ theo từng mục đích và nội dung kiểm toán khác nhau mà các kiểm toán viên lựa chọn các phương pháp khác nhau. Với thực tế của hoạt động kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh thì việc áp dụng các phương pháp kiểm toán còn chưa linh hoạt và nhiều khi là cứng nhắc. Vì vậy hoàn thiện phương pháp kiểm toán ở đây chính là việc sử dụng linh hoạt các phương pháp kiểm toán theo từng mục đích kiểm toán với từng đối tượng kiểm toán, có như vậy mới góp phần nâng cao được hiệu quả công tác kiểm toán.
KTNB phải có một vị trí phù hợp trong nội bộ Chi nhánh, thực thi nhiệm vụ của mình một cách độc lập và khách quan. Bộ phận này có quyền báo cáo kết quả kiểm toán trực tiếp cho Ban kiểm toán cấp trên mà không cần sự chấp thuận của Giám đốc Chi nhánh. Đây thực sự là một quyền hạn của KTNB mà bấy lâu nay ít được dùng đến vì lý do tế nhị.
104
Tóm lại, KSNB là chìa khóa đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hiệu quả trong điều kiện ứng dụng mô hình giao dịch một cửa. Những giải pháp trên nhằm giúp ngân hàng khắc phục được những hạn chế và phát huy được những ưu điểm để hoàn thiện hoạt động KSNB hiện nay, đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra. Trong số những giải pháp trên thì giải pháp về con người và giải pháp về công nghệ là những giải pháp xuyên suốt và quan trọng mà Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô cần chú ý quan tâm. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả và hoàn thiện KSNB tại chi nhánh rất cần thiết phải có sự hỗ trợ từ chính phủ, NHNN và từ NHNo&PTNT Việt Nam. Vì vậy, việc đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam là cần thiết để giúp Chi nhánh có điều kiện thuận lợi để thực hiện các giải pháp hoàn thiện KSNB tại đơn vị mình.
3.3. Kiến nghị